Account Manager Là Gì? Tố Chất, Kỹ Năng, Mức Lương Của Account Manager

Đánh giá post

Account Manager là gì chắc hẳn là băn khoăn của các bạn trẻ mới tìm hiểu về ngành Marketing. Vậy Account Manager có mức lương bao nhiêu? Công việc này yêu cầu tố chất nào? Để trở thành Account Manager bạn cần tố chất và kỹ năng gì?

1. Account Manager Là Gì?

account manager là gì
Vị trí Account Manager Là Gì?

Account là người thực hiện nhiệm vụ kết nối, duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để làm tốt việc này, họ sẽ phải trao đổi, nắm bắt nhu cầu khách hàng rồi truyền đạt lại để phía doanh nghiệp chuẩn bị phương án phù hợp. Account thường làm việc tại các Agency. Nhân sự thuộc bộ phận Account cần có kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như marketing, tài chính, kinh doanh, quản trị,…

Vậy Account Manager là gì?

Account Manager là người quản lý toàn bộ bộ phận Account trong doanh nghiệp. Trách nhiệm của họ theo đó cũng cao hơn, chủ yếu liên quan đến việc quản lý và phát triển nhóm khách hàng đặc biệt.

Tại một số đơn vị, Account Manager cũng tham gia vào quá trình hỗ trợ kinh doanh, xử lý khiếu nại, đánh giá hiệu suất của bộ phận Account nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung.

Xem thêm: Account là gì?

2. Vai Trò Của Account Manager Trong Doanh Nghiệp

Trong doanh nghiệp, Account Manager giữ những vai trò quan trọng sau:

2.1 Góp Phần Tăng Doanh Thu Cho Doanh Nghiệp

Account Manager tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, thương thảo với khách hàng. Khi họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, các hợp đồng, dự án lớn.

Để làm được điều này, Account Manager cần thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, phân công nhân sự phù hợp với năng lực cũng như nhanh nhạy trong việc tìm kiếm và nắm bắt cơ hội đến từ khách hàng.

2.2 Làm Hài Lòng Khách Hàng

Account Manager là cầu nối, là những người khách hàng tiếp xúc trực tiếp trong quá trình làm việc. Khi Account Manager làm hài lòng khách hàng, doanh nghiệp cũng sẽ được đánh giá cao và có cơ hội nhận nhiều dự án tiềm năng.

2.3 Hợp Tác Với Các Bộ Phận Khác Để Triển Khai Dự Án

Một Account Manager giỏi không bao giờ làm việc độc lập. Thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng, họ sẽ truyền đạt ý tưởng cho các bộ phận như marketing, design, creative,… để triển khai nhuần nhuyễn nhất. Trong quá trình làm việc, Account Manager cũng sẽ là cầu nối tạo nên sự gắn kết giữa các phòng ban trong công ty.

2.4 Tăng Uy Tín Cho Doanh Nghiệp

Vai trò cuối cùng của Account Manager chính là tăng uy tín cho doanh nghiệp. Họ phải biết cách làm hài lòng khách hàng trong mọi trường hợp, điều này sẽ tăng số lượng dự án thành công, mang về doanh thu và lợi nhuận tốt, cùng giá trị cho công ty.

3. Công Việc Của Account Manager Là Gì?

Account manager là làm gì? Công việc của Account Manager tại doanh nghiệp được chia thành 5 nhóm nhiệm vụ cơ bản sau:

vị trí account manager là gì
Công Việc Của Account Manager Là Gì?

3.1 Tìm Kiếm Khách Hàng Cho Doanh Nghiệp

Account Manager là một trong những cá nhân có khả năng đem về doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Công việc của họ bắt đầu từ việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thuyết phục để đi đến quyết định ký kết hợp đồng, đem lại doanh thu cho công ty.

3.2 Quản Lý Bộ Phận Account Trong Doanh Nghiệp

Đằng sau một Account Manager quyền lực là sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ nhân sự Account. Để bộ phận làm việc hiệu quả, đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp, Account Manager cần thể hiện được vai trò lãnh đạo, tầm nhìn cũng như sự thấu hiểu với nhân viên.

3.3 Kiểm Soát Các Chi Phí Phát Sinh

Không chỉ đảm bảo đem về những hợp đồng lớn, Account Manager còn phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí để tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ở nhiệm vụ này, các kỹ năng kiểm soát thu chi, lập kế hoạch, phân bổ ngân sách sẽ là chìa khóa tạo nên thành công cho dự án.

3.4 Truyền Đạt Thông Tin Cho Các Bộ Phận Liên Quan

Account Manager không trực tiếp tham gia quá trình sáng tạo đáp ứng nhu cầu khách hàng mà tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa đôi bên. Từ việc phân tích, thấu hiểu mong muốn của đối tác, Account Manager sẽ truyền đạt tới các phòng ban trong doanh nghiệp. Thông tin rõ ràng, khoa học, quá trình triển khai cũng được diễn ra nhanh chóng, hạn chế sai sót, tốn kém.

3.5 Theo Dõi, Báo Cáo Số Liệu, Chịu Trách Nhiệm Về KPI Bộ Phận Account

Để đánh giá năng suất của bộ phận Account chuẩn xác, cần có những số liệu cụ thể. Những số liệu này được Account Manager lập sau khi làm việc với cấp trên. Trong quá trình thực hiện sẽ có sự so sánh, đối chiếu, kiểm tra và báo cáo thường xuyên để đề xuất giải pháp tăng hiệu quả công việc.

4. Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Account Manager

Trở thành một Account Manager giỏi đồng nghĩa với việc bạn sở hữu những tố chất, kỹ năng sau:

4.1 Nắm rõ kiến thức Marketing

Account Manager là người lên kế hoạch, thường xuyên theo dõi để hỗ trợ đội Creative phát triển những ý tưởng sáng tạo phù hợp với yêu cầu khách hàng. Muốn đánh giá và đưa ra những nhận định chuẩn xác, Account Manager cần nắm rõ các kiến thức về Marketing từ cơ bản đến chuyên sâu.

Hiện nay, hầu hết các công ty khi tuyển dụng Account Manager đều đưa ra yêu cầu như: Tốt nghiệp khóa Marketing hoặc quản trị kinh doanh. Nhưng nếu bạn học trái ngành cũng không sao bởi bạn có thể đưa ra những góp ý theo góc nhìn mới để đội ngũ sáng tạo nắm bắt nhanh chóng hơn.

4.2 Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt, Ứng Xử Thông Minh

Account Manager là cầu nối khách hàng với đội ngũ sáng tạo. Do đó, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp thật khéo léo để cân bằng 2 bên và kết nối họ. Trong một số tình huống nhất định, giao tiếp mềm mỏng sẽ giúp Account Manager thúc đẩy đội ngũ Creative hoạt động hiệu quả hơn, hãy giữ sự cứng rắn trong đàm phán sẽ tạo sức thuyết phục tốt hơn với khách hàng,..

Account Manager sẽ là người đánh giá ưu nhược điểm của toàn bộ team khi dự án được triển khai. Sau đó bạn sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục để đảm bảo thực hiện dự án đúng với yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Tất cả quá trình này đều cần đến khả năng giao tiếp tốt của người làm Account Manager.

account management là gì
Tố Chất, Kỹ Năng Cần Có Của Account Manager

4.3 Không Ngại Thử Thách

Một Account Manager luôn dám đương đầu với những thử thách khó khăn trong công việc. Bạn cần thường xuyên cập nhật xu hướng, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng cho bản thân. Từ đó, Account Manager có thể xây dựng và triển khai nhiều chiến lược Marketing hiệu quả để đạt thành tích tốt.

Bên cạnh đó, kiến thức và kinh nghiệm mà Account Manager có sẽ là yếu tố thuyết phục khách hàng, cũng như đội ngũ triển khai dự án. Nhờ vậy mà mọi thử thách bạn đều không ngần ngại vì luôn có người đồng hành bên cạnh để phát triển dự án.

4.4 Khả Năng Quan Sát, Phân Tích Tốt

Account Manager cần có khả năng quan sát tổng thể mọi vấn đề của dự án để phân tích và đưa ra những chiến lược hiệu quả. Từ đó họ có thể đàm phán, thỏa thuận và thuyết phục khách hàng thành công.

Trước mỗi dự án, Account Manager cần phân tích các vấn đề như: Điểm mạnh của đội ngũ Account trong công ty là gì? Thị trường đang thay đổi theo xu hướng nào? Đối thủ cạnh tranh có những bước đi ra sao? Một Account Manager cần quan sát và tổng hợp mọi thông tin quan trọng sẽ giúp quá trình phân tích được chuyên sâu và chuẩn xác nhất. Từ đó sẽ hạn chế rủi ro, tìm kiếm được những cơ hội mới để phát triển mang về doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

4.5 Tư Duy Sáng Tạo

Môi trường làm việc của Account Manager yêu cầu cao về sự sáng tạo để phát triển các ý tưởng hay, độc đáo cho các nhãn hàng. Vì vậy, một Account Manager giỏi cần có tư duy sáng tạo tốt để muốn có những góc nhìn mới mẻ cho chiến dịch Marketing khác nhau.

4.6 Kỹ Năng Quản Lý, Giám Sát

Kỹ năng quản lý và giám sát sẽ giúp Account Manager có thể vận hành tốt dự án để đảm bảo chất lượng công việc và tiến độ đặt ra. Ngoài ra, phân chia công việc hợp lý, giám sát hoạt động để hỗ trợ kịp thời đảm bảo luôn làm khách hàng hài lòng.

4.7 Tạo Được Lòng Tin Với Mọi Người

Account Manager là người thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, do đó có kỹ năng tạo dựng lòng tin với mọi người sẽ hỗ trợ công việc rất nhiều. Để tạo dựng được lòng tin bạn cần khẳng định qua năng lực, chuyên môn, sự chính trực của bản thân, luôn giữ chữ tín trong công việc.

5. Mức Lương Của Account Manager

Mức lương của Account sẽ có sự khác biệt dựa trên kinh nghiệm và trình độ. Hiện nay, mức lương trung bình của vị trí Account Manager tại các thành phố lớn dao động từ 15 – 25 triệu đồng/tháng. Cố gắng trau dồi và nâng cấp bản thân, bạn có có hội trở thành Account Director với mức thu nhập không giới hạn.

6. Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Account Manager

Làm Account Manager có những cơ hội và thách thức gì, hãy cùng JobsGO tìm hiểu bạn nhé.

account manager là làm gì
Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Account Manager

6.1 Cơ Hội

  • Được mở rộng mối quan hệ, được tiếp xúc với khách hàng lớn và tiếp thu những kiến thức mới.
  • Phát triển đa dạng các kỹ năng quản lý trong quá trình tìm kiếm, thuyết phục khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao thành tích và có cơ hội thăng tiến trong công việc.

6.2 Thách Thức

  • Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp cao nên phải nỗ lực không ngừng có cơ hội tiếp cận khách hàng.
  • Áp lực về cân đối nguồn lực và thời gian đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Luôn phải cẩn trọng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và nhân sự trong doanh nghiệp.

7. Các Chỉ Số KPI Phổ Biến Cho Vị Trí Account Manager

  • Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV):

CLV = Giá trị đơn hàng trung bình * Số lần mua trung bình mỗi năm * Số năm khách hàng ở lại

Trong đó:

  • Giá trị đơn hàng trung bình là tổng doanh thu chia cho số đơn hàng trong khoảng thời gian nhất định.
  • Số lần mua hàng trung bình năm là lượng đơn được đặt trung bình trong một năm.
  • Số năm khách hàng ở lại là thời gian dự kiến khách hàng đồng hành với doanh nghiệp.
  • Thời gian phản hồi khách hàng trung bình:

Thời gian phản hồi khách hàng trung bình = Tổng thời gian phản hồi cho tất cả các yêu cầu / Số lượng yêu cầu từ khách hàng

Trong đó:

  • Tổng thời gian phản hồi trung bình là tổng số phút/giờ từ lúc nhận yêu cầu đến khi phản hồi.
  • Số lượng yêu cầu được tính bằng tổng yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Số lượng khách hàng trung bình trên một Account:

Số khách hàng/Account = Tổng số khách của tất cả Account / Tổng số Account

Trong đó:

  • Tổng số lượng khách hàng được quản lý bởi tất cả các Account Manager.
  • Số lượng Account là tổng số Account Manager hoặc tài khoản doanh nghiệp quản lý.

8. Phân Biệt Account Manager Và Sale Manager

Account Manager và Sale Manager là hai vị trí thường bị nhầm lẫn nhưng khác biệt hoàn toàn. Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo phần phân biệt dưới đây:

Tiêu chí Account Manager Sale Manager
Nhiệm vụ
  • Tiếp nhận khách hàng sử dụng dịch vụ và bắt đầu quá trình quản lý, triển khai dự án cho khách.
  • Tăng độ tin cậy giữa khách hàng và doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm khách hàng mới và lên kế hoạch chuyển đổi tệp data.
  • Tập trung gia tăng doanh số.
Tương tác với khách hàng Trực tiếp nhằm duy trì mối quan hệ. Gián tiếp thông qua quá trình chuyển đổi.
Quy trình làm việc Đàm phán, ghi nhận yêu cầu và ký kết hợp đồng. Đàm phán và thuyết phục mua hàng.
Lợi nhuận Dài hạn Ngắn hạn

Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Account Manager là gì? Account Management là gì? Đừng quên theo dõi JobsGO để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.

Câu hỏi thường gặp

1. Account Manager Học Ngành Gì?

Account Manager học ngành:

  • Marketing.
  • Quản trị kinh doanh.
  • Truyền thông.
  • Tài chính ngân hàng.

2. Cơ Hội Thăng Tiến Của Account Manager Như Thế Nào?

Trải qua 4 cấp bậc là Account Intern - Account Executive- Account Manager – Account Director.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: