Khả năng ghi nhớ là một trong những vũ khí quan trọng giúp ích cho con người trong học tập và công việc cũng như cuộc sống. Học trước quên sau, quên vị trí cất giữ đồ đạc hay thậm chí không nhớ nổi tên một người bạn mới, tất cả những tình huống đó khiến bạn vô cùng mệt mỏi và thất vọng với bản thân. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cải thiện điều đó nếu hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục.
Ghi nhớ thông tin là một chức năng tuyệt vời của não bộ. Theo các nhà thần kinh học, quá trình ghi nhớ hay trí nhớ phụ thuộc phần lớn vào cấu tạo não bộ của mỗi người. Vì vậy nên có người nhớ nhanh và lâu, có người hay quên, có người nhớ nhanh nhưng quên nhanh,… Nguyên nhân chính là vì mỗi người có mật độ chất xám khác nhau nên quá trình ghi nhớ cũng khác nhau, từ đó khả năng ghi nhớ cũng không giống nhau.
Bên cạnh yếu tố cấu tạo não bộ là chủ chốt thì còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình ghi nhớ như sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng, sự tập trung, nội dung của vấn đề cần ghi nhớ. Để tăng khả năng ghi nhớ cho não bộ, JobsGO sẽ gợi ý cho bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
Mục lục
1. Ngủ đủ giấc:
Tạo ra giấc ngủ REM – hay là một chu kỳ ngủ tích cực và xuất hiện giấc mơ. Giấc ngủ này đảm bảo cho bạn ghi nhớ những gì đã trải nghiệm trước đó và có thể làm việc hiệu quả trong những ngày tiếp theo. Thời gian dành cho giấc ngủ này trung bình từ 6 đến 8 tiếng đối với người trưởng thành.
2. Đảm bảo lượng nước cho cơ thể
Hơn 70% khối lượng cơ thể chúng ta là nước, nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất do đó uống nhiều nước là một trong những phương pháp giúp não bộ tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.
>>> Xem thêm: Bài tập nhỏ giúp cải thiện sức khỏe cho người ngồi nhiều trước máy tính
3. Giảm đường, bổ sung chất muối
Khoa học đã chứng minh muối là một trong những chất giúp não bộ sản sinh ra những vùng ghi nhớ mới, thiếu muối sẽ làm giảm khả năng ghi nhớ ngắn hạn. Trong khi đường lại ảnh hưởng đến một phần não trước (hồi hải mã) nơi lưu trữ các thông tin dài hạn. Do đó điều chỉnh lượng đường và muối vừa phải trong chế độ dinh dưỡng là cách giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ.
4. Tập thể dục điều độ, tránh stress và các chất kích thích
Các hoạt động thể dục hàng ngày có vai trò rất tích cực đối với não bộ. Nó không những giúp chúng ta có giấc ngủ sâu hơn mà còn góp phần sản sinh tế bào máu mới trong não. Bên cạnh đó tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và lạm dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. Do đó duy trì một lối sống lành mạnh là điều cần thiết nếu bạn muốn tăng khả năng tập trung và ghi nhớ của não bộ
>>> Xem thêm: Làm thế nào để giảm stress sau chuỗi ngày dài mệt mỏi?
5. Cải thiện EQ
6. Luyện tập não bộ thường xuyên
Mỗi trải nghiệm mà con người trải qua sẽ tạo ra một kết nối giữa các tế bào não, bước đầu của sự ghi nhớ. Sau đó, trải nghiệm được lặp lại nhiều lần thì kết nối sẽ được củng cố. Trải nghiệm không được lặp lại thì kết nối lâu ngày sẽ bị mất. Nói đơn giản đó là, muốn nhớ lâu bạn một điều bạn cần lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần.
>>> Xem thêm: EQ là gì? Làm thế nào để trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)