Giám sát công trình là một vị trí quan trong trong xây dựng, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng thực tế. Trong bài viết này, hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu kỹ hơn về vị trí này và mọi khía cạnh liên quan tới công việc này nhé!
Mục lục
- 1. Giám Sát Công Trình Là Gì?
- 2. Quy Trình Giám Sát Thi Công Công Trình
- 2.1 Bước 1: Kiểm Tra Điều Kiện Khởi Công Của Công Trình
- 2.2 Bước 2: Xây Dựng Và Chuẩn Bị Triển Khai Kế Hoạch Giám Sát
- 2.3 Bước 3: Đánh Giá Hồ Sơ Thiết Kế Thi Công
- 2.4 Bước 4: Giám Sát Từng Hạng Mục Của Công Trình Xây Dựng
- 2.5 Bước 5: Đảm Bảo Tiến Độ Thi Công Các Hạng Mục
- 2.6 Bước 6: Quản Lý Giá Thành Trong Công Trình Xây Dựng
- 2.7 Bước 7: Lập Báo Cáo Định Kỳ Trong Quy Trình
- 2.8 Bước 8: Nghiệm Thu Từng Hạng Mục Và Tổng Thể Công Trình Xây Dựng
- 3. Mô Tả Công Việc Giám Sát Công Trình
- 4. Yêu Cầu Tuyển Dụng Giám Sát Công Trình
- 5. Kỹ Năng Cần Có Của Giám Sát Công Trình
- 6. Mức Lương Của Giám Sát Công Trình
- 7. Cơ Hội Việc Làm Của Giám Sát Công Trình
- 8. Lộ Trình Thăng Tiến Của Giám Sát Công Trình
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Tìm Việc Làm Giám Sát Công Trình Ở Đâu?
- 2. Giám Sát Công Trình Làm Việc Ở Đâu?
- 3. Giám Sát Công Trình Có Cần Bằng Cấp Gì Không?
- 4. Làm Thế Nào Để Xử Lý Các Vấn Đề Phát Sinh Tại Công Trường?
- 5. Giám Sát Công Trình Có Làm Việc Theo Giờ Hành Chính Không?
- 6. Thách Thức Lớn Nhất Trong Công Việc Giám Sát Công Trình Là Gì?
- 7. Công Cụ Nào Hỗ Trợ Giám Sát Công Trình Hiệu Quả?
1. Giám Sát Công Trình Là Gì?
Giám sát công trình còn được gọi là Giám sát thi công – một vị trí việc làm quan trọng trong xây dựng. Vị trí này phụ trách việc kiểm tra chất lượng, khối lượng của công trình thi công, đảm bảo thực hiện đúng những quy định trong xây dựng. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới vấn đề an toàn công nhân viên.
2. Quy Trình Giám Sát Thi Công Công Trình
Có thể thấy, Giám sát thi công xây dựng là cả một quá trình nghiêm ngặt và khắt khe chứ không chỉ qua một vài công việc đơn giản. Trong những nội dung dưới đây, chúng mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình Giám sát thi công xây dựng công trình với 8 bước chi tiết, đó là:
2.1 Bước 1: Kiểm Tra Điều Kiện Khởi Công Của Công Trình
Trước khi bắt đầu thi công công trình, kiểm tra điều kiện khởi công là một trong những bước quan trọng và cần thiết. Tại đây, người Giám sát cần rà soát các yếu tố như:
- Mặt bằng xây dựng có đảm bảo yêu cầu hay không?
- Giấy phép giấy dựng có hợp pháp hay không?
- Bản vẽ thiết kế đã được chủ đầu tư xác nhận hay chưa?
- Vốn có đảm bảo được tiến độ xây dựng hay không?
- Vấn đề an toàn trong quá trình xây dựng có được đảm bảo?
- Chất lượng vật liệu xây dựng có đạt yêu cầu không?
- …
Từ việc kiểm tra điều kiện khởi công, Giám sát xây dựng có thể đưa ra những đề xuất kịp thời, đảm bảo cho công trình thi công được tiến hành đúng tiến độ.
Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư công trình
2.2 Bước 2: Xây Dựng Và Chuẩn Bị Triển Khai Kế Hoạch Giám Sát
Sau đó, Giám sát viên cần lập một kế hoạch theo dõi chi tiết sau khi xem xét các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, quy định kỹ thuật… Như vậy, giúp những người có nhiệm vụ có thể nắm rõ công việc của mình để hoàn thành, không làm ảnh hưởng tới tổng thể.
2.3 Bước 3: Đánh Giá Hồ Sơ Thiết Kế Thi Công
Bước thứ 3 trong quy trình là Giám sát viên sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá, rà soát toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công. Đồng thời trong từng hạng mục công trình cũng cần phải xác định kỹ thuật thực hiện. Điều đó không chỉ góp phần thúc đẩy tiến độ công việc mà còn đảm bảo chất lượng thi công ổn định.
2.4 Bước 4: Giám Sát Từng Hạng Mục Của Công Trình Xây Dựng
Trong quá trình thi công công trình xây dựng, Giám sát viên cần phải theo dõi sát sao từng hạng mục cụ thể, có sự đối chiếu tình hình triển khai thực tế với những yêu cầu đặt ra trước đó để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý.
2.5 Bước 5: Đảm Bảo Tiến Độ Thi Công Các Hạng Mục
Đối với công trình xây dựng, tiến độ thi công là điều luôn được các chủ đầu tư quan tâm. Vậy nên, Giám sát viên cũng cần khuyến khích, đốc thúc nhân công làm việc để đạt được mục tiêu thời gian đặt ra trước đó. Thậm chí còn phải tìm ra các giải pháp giúp rút ngắn tiến độ thi công trong thực tế.
2.6 Bước 6: Quản Lý Giá Thành Trong Công Trình Xây Dựng
Trong thực tế, chi phí mua nguyên vật liệu không cố định mà có thể tăng/ giảm so với mức dự kiến. Vậy nên, Giám sát viên cần nắm chắc về giá thành vật liệu rồi báo cáo lại mức chênh lệch giữa thời điểm dự toán và thời điểm thi công. Điều đó giúp chủ đầu tư có thể cân đối, phân bổ lại ngân sách cho dự án đầu tư.
2.7 Bước 7: Lập Báo Cáo Định Kỳ Trong Quy Trình
Lập báo cáo định kỳ trong quy trình Giám sát thi công xây dựng Lập báo cáo định kỳ theo tuần, theo tháng… trong quá trình Giám sát thi công là bước khá cần thiết. Đó có thể coi là hình thức giúp Giám sát viên thông báo tình hình, tiến độ thi công tới chủ đầu tư. Ngoài ra, bản báo cáo còn giúp phát hiện sai sót và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới công trình tổng thể.
2.8 Bước 8: Nghiệm Thu Từng Hạng Mục Và Tổng Thể Công Trình Xây Dựng
Bước cuối cùng trong quy trình Giám sát thi công là nghiệm thu từng hạng mục xây dựng và cả công trình tổng thể khi hoàn thành. Như vậy để chắc chắn không còn tồn tại sai sót nào trước khi hoàn công.
Xem thêm: Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ hành nghề xây dựng
3. Mô Tả Công Việc Giám Sát Công Trình
Công việc của Giám sát công trình tương đối phức tạp. Có thể kể đến những đầu việc nổi bật như:
Nhiệm vụ chính | Công việc cụ thể |
Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính |
|
Giám sát công việc của nhà thầu phụ |
|
Phối hợp nghiệm thu công trình |
|
Công việc khác |
|
4. Yêu Cầu Tuyển Dụng Giám Sát Công Trình
Trong tuyển dụng vị trí giám sát này, các doanh nghiệp thường đặt ra một số chỉ tiêu như sau:
- Về trình độ học vấn: Đã tốt nghiệp Đại học chính quy về chuyên ngành thiết kế, kiến trúc và các ngành xây dựng có liên quan.
- Về kinh nghiệm: Có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Về kỹ năng:
- Có kỹ năng bóc tách kỹ thuật 2D, 3D, Max.
- Có kỹ năng xử lý những rủi ro phát sinh trong quá trình xây dựng..
- Có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
- Về bằng cấp: Với các lĩnh vực xây dựng, nội thất, hệ thống điện, nước thì ứng viên cần có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát.
- Về kiến thức: Có nền tảng kiến thức vững chắc về hệ thống quy trình giám sát thi công theo tiêu chuẩn.
Xem thêm: Khả năng ứng phó với sự bất định – Kỹ năng quan trọng thời đại 4.0
5. Kỹ Năng Cần Có Của Giám Sát Công Trình
Đây là một vị trí đòi hỏi ở ứng viên không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả những kỹ năng mềm khác, cụ thể như:
5.1 Kỹ Năng Quản Trị Rủi Ro
Có thể nói, xây dựng là một ngành dễ xảy ra nhiều rủi ro trong quá trình thi công thực tế. Vậy nên, nếu muốn trở thành một Giám sát tại các công trường xây dựng, bạn cần có kỹ năng quản trị rủi ro. Nó sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng trước mọi tình huống bất ngờ xảy đến và đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
5.2 Kỹ Năng Đặt Mục Tiêu
Ngoài ra, Giám sát viên cũng cần có kỹ năng đặt mục tiêu. Mục tiêu thường là những mốc quan trọng của dự án thi công. Ví dụ, bạn sẽ đặt ra cho đội ngũ công nhân viên những thời hạn cụ thể cho một công việc hay hạng mục nào đó. Sau đó, cần giám sát sự thực hiện của họ để đảm bảo hoàn thành sớm hoặc đúng mục tiêu đề ra.
5.3 Kỹ Năng Lãnh Đạo
Khi là một Giám sát công trình, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý một số lượng lớn công nhân viên. Bởi vậy, bạn cần rèn luyện khả năng lãnh đạo để phân công công việc hợp lý hay đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời… Từ đó, giúp mọi việc được tiến hành một cách quy củ, hợp lý hơn.
5.4 Kỹ Năng Giao Tiếp
Đây là vị trí cần phối hợp làm việc với rất nhiều người, chẳng hạn như kiến trúc sư, kỹ sư, công nhân… Vậy nên, kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng để giúp họ xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. Từ đó, hiệu quả của các dự án thi công công trình được nâng cao hơn.
Xem thêm: [Chia sẻ] Các kỹ năng lãnh đạo cần cho một nhà quản lý giỏi
6. Mức Lương Của Giám Sát Công Trình
Vậy, vị trí này lương bao nhiêu? Nhìn chung, mức lương của vị trí công việc này còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của từng người. Bạn có thể tham khảo mức lương của vị trí này qua bảng dưới đây:
Mức lương | Giám sát công trình |
Mức lương trung bình | 12.700.000 VNĐ/ tháng |
Khoảng lương phổ biến | 10.000.000 – 16.000.000 VNĐ/ tháng |
7. Cơ Hội Việc Làm Của Giám Sát Công Trình
Cơ hội việc làm cho vị trí Giám sát công trình rất đa dạng, phong phú, đặc biệt trong bối cảnh ngành xây dựng và bất động sản đang phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là một số cơ hội việc làm cho vị trí này:
- Công ty xây dựng: Các công ty xây dựng từ nhỏ đến lớn đều cần Giám sát công trình để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
- Bất động sản: Các doanh nghiệp bất động sản, nhất là các tập đoàn lớn, thường có các dự án xây dựng cần giám sát.
- Tư vấn xây dựng: Các công ty tư vấn xây dựng cũng cần vị trí Giám sát công trình để hỗ trợ khách hàng kiểm tra và giám sát tiến độ dự án.
- Chính phủ và các tổ chức công: Các dự án công cộng như cầu đường, cơ sở hạ tầng công cộng thường tuyển dụng Giám sát công trình để đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.
8. Lộ Trình Thăng Tiến Của Giám Sát Công Trình
Lộ trình thăng tiến của Giám sát công trình thường bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ vị trí cơ bản đến các vị trí quản lý cao cấp. Dưới đây là mô tả chi tiết về lộ trình thăng tiến của vị trí này trong ngành xây dựng:
- Giám sát công trình (Construction Supervisor): Giám sát công trình là vị trí đầu tiên trong lộ trình thăng tiến của ngành xây dựng. Người giám sát công trình chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình theo tiêu chuẩn đã đề ra.
- Trưởng nhóm giám sát (Senior Construction Supervisor/ Lead Supervisor): Trưởng nhóm giám sát là bước tiến tiếp theo. Vị trí này có trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý, giám sát nhiều công trình hoặc một công trình lớn. Họ lãnh đạo đội ngũ giám sát viên, đảm bảo tất cả các công đoạn thi công tuân thủ đúng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Quản lý dự án (Project Manager): Quản lý dự án là vị trí chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án từ giai đoạn lên kế hoạch đến khi hoàn thành. Họ lập kế hoạch thực thi, chi phí giám sát công trình, điều phối các nguồn lực, đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Trưởng phòng dự án (Project Director): Trưởng phòng dự án quản lý một hoặc nhiều dự án lớn, chịu trách nhiệm về chiến lược và hiệu quả hoạt động của bộ phận dự án. Họ phát triển, duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đối tác quan trọng, đánh giá và cải thiện quy trình làm việc để đảm bảo hiệu quả, chất lượng cao nhất.
- Giám đốc kỹ thuật (Technical Director/ Chief Technical Officer): Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh kỹ thuật của công ty. Họ giám sát và đảm bảo rằng các dự án tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình kỹ thuật. Giám đốc kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng, đảm bảo đội ngũ luôn cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới nhất.
- Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO): Giám đốc điều hành là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của công ty. Họ đưa ra các chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, đại diện cho công ty trong các mối quan hệ với đối tác và nhà đầu tư, đảm bảo công ty đạt được các mục tiêu đề ra.
Nếu bạn đang nuôi ước mơ trở thành một người Giám sát công trình thì hãy đến với trang tuyển dụng jobsgo.vn để nhận về những cơ hội việc làm hấp dẫn nhé. Chúc các bạn sẽ thành công!
Câu hỏi thường gặp
1. Tìm Việc Làm Giám Sát Công Trình Ở Đâu?
- Các trang tuyển dụng: Các trang web tuyển dụng như JobsGO luôn cập nhật liên tục các tin đăng tuyển dụng của các đơn vị có nhu cầu thuê giám sát công trình.
- Hội chợ việc làm: Tham gia các hội chợ việc làm hay sự kiện ngành xây dựng để tìm kiếm cơ hội và kết nối với nhà tuyển dụng.
- Mối quan hệ cá nhân: Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đồng nghiệp, nhà thầu, đối tác trong ngành
2. Giám Sát Công Trình Làm Việc Ở Đâu?
Giám sát công trình làm việc tại các công trường xây dựng, nơi họ phải di chuyển liên tục để theo dõi và kiểm tra tiến độ, chất lượng của các hạng mục xây dựng.
3. Giám Sát Công Trình Có Cần Bằng Cấp Gì Không?
Thông thường, Giám sát công trình cần có bằng cấp từ các ngành liên quan đến xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật dân dụng. Các chứng chỉ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn cũng rất quan trọng.
4. Làm Thế Nào Để Xử Lý Các Vấn Đề Phát Sinh Tại Công Trường?
Khi gặp vấn đề phát sinh, Giám sát công trình cần phải đánh giá tình hình nhanh chóng, tìm ra nguyên nhân, và đưa ra giải pháp phù hợp. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt cũng rất quan trọng để làm việc hiệu quả với các bên liên quan.
5. Giám Sát Công Trình Có Làm Việc Theo Giờ Hành Chính Không?
Giám sát công trình thường không làm việc theo giờ hành chính cố định. Họ có thể phải làm việc ngoài giờ, kể cả cuối tuần hay ngày lễ, để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
6. Thách Thức Lớn Nhất Trong Công Việc Giám Sát Công Trình Là Gì?
Thách thức lớn nhất là quản lý được tiến độ và chất lượng công trình trong bối cảnh có nhiều yếu tố biến động như thời tiết, nguồn lực và các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
7. Công Cụ Nào Hỗ Trợ Giám Sát Công Trình Hiệu Quả?
Các công cụ hỗ trợ bao gồm phần mềm quản lý dự án, ứng dụng di động để theo dõi tiến độ, báo cáo tình hình, và các công cụ đo lường kỹ thuật như máy đo laser, máy toàn đạc điện tử.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)