Ngành tâm lý học giáo dục là ngành nghề còn khá xa lạ với đại đa số người Việt Nam do môi trường tiếp cận hạn chế và thị trường lao động trong lĩnh vực này còn chưa phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các ngành nghề liên quan đến tâm lý đang dần thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Ngành tâm lý học giáo dục là gì? Học ngành tâm lý học giáo dục ra trường làm gì? Cùng JobsGO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Là Gì?
- 2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục
- 3. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Học Những Gì?
- 4. Ngành Tâm Lý Học Thi Khối Nào?
- 5. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
- 6. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Có Được Ưa Chuộng?
- 7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục
- 8. Học Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Ra Làm Gì?
- Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Là Gì?
Tâm lý học giáo dục là ngành học nghiên cứu về tinh thần và hành vi của con người trong môi trường giáo dục. Nói cách khác, tâm lý học giáo dục là lĩnh vực nghiên cứu về phương thức con người học và ghi nhớ kiến thức, chủ yếu trong môi trường giáo dục như tại lớp học. Nội dung ngành học bao gồm việc nghiên cứu những yếu tố về tinh thần, xã hội và nhận thức của con người dựa trên phân tích quá trình học tập.
Những khía cạnh của tâm lý học giáo dục bao gồm: Tâm lý trong dạy học, kiểm tra, đưa ra các phương pháp đánh giá và đo lường tâm lý, nghiên cứu về lớp học hoặc môi trường giáo dục, những vấn đề xã hội, hành vi có khả năng cản trở việc học.
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục
Tâm lý học giáo dục là ngành học quan trọng, có đóng góp tích cực cho đời sống xã hội. Đây không chỉ là lĩnh vực nghiên cứu mà còn là công cụ quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và phát triển con người.
Về cơ bản, chuẩn đầu ra của ngành học này đảm bảo trang bị cho sinh viên khả năng đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống giáo dục hoặc cống hiến cho sự cải tiến chương trình, phương pháp và công cụ học tập, đáp ứng nhu cầu người học hoặc giúp giải quyết các vấn đề tâm lý mà một số người gặp phải trong quá trình học tập.
3. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Học Những Gì?
Tâm lý học giáo dục là ngành học thuộc khối khoa học xã học xã hội – nhân văn với chương trình đào tạo đặc thù. Nhìn chung, sinh viên khi học ngành tâm lý học giáo dục được trang bị những phần kiến thức sau:
- Kiến thức cốt lõi về khoa học xã hội – nhân văn.
- Kiến thức về tâm lý học, tâm lý của các lĩnh vực, ngành nghề, phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học, tâm lý học với các nhóm đối tượng.
- Tham vấn và thực hành tham vấn, Thực hành tâm lý giáo dục, Tâm lý học với các nhóm đối tượng; Tâm bệnh học đại cương; Ứng dụng các kiến thức vào học phận thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên.
- Các kiến thức về tâm lý người, sự phát triển về mặt tâm lý và nhân cách; kiến thức về dạy học và giáo dục, bao gồm phương pháp dạy học, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý và khoa học Giáo dục.
- Các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản như kỹ năng giảng dạy và tổ chức các hoạt động dạy học; kỹ năng tổ chức nghiên cứu các vấn đề của Tâm lý học và Giáo dục học; vận dụng các thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học vào giải quyết các vấn đề của xã hội; kỹ năng tự học, tự hoàn thiện nhân cách.
4. Ngành Tâm Lý Học Thi Khối Nào?
Khối xét tuyển ngành tâm lý học giáo dục không quá đa dạng, các trường chủ yếu xét đầu vào khối B00 (Toán, Hoá, Sinh học). Tuy nhiên, dưới đây là một số tổ hợp mà các trường đại học xét tuyển ngành tâm lý học giáo dục:
- C00: Văn, Sử, Địa
- B03: Toán, Văn, Sinh học
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh.
- B08: Toán, Tiếng Anh, Sinh học
- D14: Tiếng Anh, Văn, Sử
5. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Tại Việt Nam, đã có một số trường đại học đào tạo ngành tâm lý học giáo dục với mức điểm chuẩn dao động từ khoảng 15 – 27 điểm. Dưới đây là bảng điểm chuẩn ngành Tâm lý học giáo dục năm 2023 mà bạn có thể tham khảo:
Trường Đại học, Cao đẳng | Điểm chuẩn năm 2023 |
Đại Học Sư Phạm TPHCM | 27,78 |
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM | 25 – 25,55 |
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Thái Nguyên | 24 |
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế | 15 – 24 |
Đại Học Đồng Tháp | 19 |
6. Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Có Được Ưa Chuộng?
Trong thời gian qua, ngành tâm lý học nói chung và ngành tâm lý học giáo dục nói riêng luôn bị gắn mác là “dễ thất nghiệp”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành tâm lý học thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm do vấn đề về tâm lý và tinh thần con người ngày càng được chú trọng.
Ngành tâm lý học giáo dục tuy chưa thật sự phổ biến ở thời điểm hiện tại nhưng hứa hẹn sẽ trở thành một ngành hot trong tương lai. Nguyên nhân là do ngành tâm lý học dù đang có xu hướng đi lên nhưng các trường chỉ tuyển một số lượng nhất định. Hơn nữa, ngành này có lượng kiến thức khá rộng và tổng quát. Lựa chọn ngành tâm lý học sẽ là hướng đi lý tưởng cho các bạn muốn theo đuổi ngành tâm lý chuyên sâu về một lĩnh vực và có khả năng ứng dụng công nghệ vào trong học tập và làm việc.
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục
Tâm lý học giáo dục là một nhánh của tâm lý học. Vì thế, đây là ngành học phù hợp với những bạn trẻ có sự kiên nhẫn và khả năng phân tích sâu sắc các hiện tượng cũng như chịu được áp lực cao trong công việc. Vì vậy, bạn cần có những tố chất dưới đây để có thể phát triển và thành công trong lĩnh vực Tâm lý học giáo dục:
7.1 Sự Kiên Nhẫn
Khả năng làm việc với nhiều đối tượng, sẵn sàng chịu đựng những thử thách là những tố chất quan trọng khi bạn quyết định theo đuổi ngành Tâm lý học giáo dục. Biết lắng nghe là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình thực hành nghề nghiệp do đặc thù của ngành nghề mang nhiều yếu tố tâm lý và tinh thần.
Do phải tiếp xúc với nhiều người và trạng thái tâm lý khác nhau, bạn cần rèn luyện sự kiên nhẫn để có thể tiếp nhận, phân tích tình trạng của họ và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho những vấn đề tâm lý mà họ gặp phải.
7.2 Thân Thiện Và Cởi Mở
Đặc thù nghề nghiệp yêu cầu bạn cần luôn giữ cho mình sự thân thiện, cởi mở đối với những người có vấn đề tâm lý và thấu hiểu cho họ. Luôn giữ cho mình cái nhìn khách quan và sẵn sàng đón nhận nhiều tình huống khác nhau sẽ giúp cho bạn tiếp cận và xử lý vấn đề tinh thần của họ hiệu quả hơn.
Cùng với đó, nếu đảm nhận vai trò là giảng viên, giáo viên, sự thân thiện và cởi mở sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn thiện cảm và mối quan hệ tốt đẹp với học sinh, đồng nghiệp, cấp trên, … Đây cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của bạn.
7.3 Kỹ Năng Đào Tạo Và Phát Triển
Bạn cần trang bị khả năng phát triển các chương trình và hoạt động giáo dục để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh và giáo viên. Khi phát triển ở vị trí nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo, bạn cần có cái nhìn tổng quan về tính khả thi và tiềm năng của dự án bạn thực hiện.
Kỹ năng đào tạo và phát triển cũng giúp bạn thực hành tốt kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, từ đó, thấu hiểu được tâm lý, hành vi của người học và người làm trong môi trường giáo dục.
8. Học Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Ra Làm Gì?
Cử nhân ngành tâm lý học giáo dục có cơ hội công tác ở nhiều vị trí khác nhau trong đa dạng lĩnh vực từ giảng dạy, nghiên cứu đến tư vấn và tham vấn tâm lý.
Dưới đây là một số vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học giáo dục:
8.1 Trong Lĩnh Vực Giảng Dạy Và Nghiên Cứu
- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng về Tâm lý học giáo dục.
- Nghiên cứu viên tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu.
- Nghiên cứu và phát triển chương trình đào tạo cho các cơ sở giáo dục.
- Giáo viên tại các trường phổ thông.
- Giáo viên, giảng viên dạy kỹ năng sống.
- Giáo viên dạy trẻ khuyết tật tại các trường chuyên biệt và trung tâm giáo dục.
8.2 Trong Lĩnh Vực Tư vấn, Tham Vấn Tâm Lý
- Chuyên viên tư vấn tâm lý học đường tại các trường phổ thông.
- Chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tư vấn, công ty về chăm sóc sức khỏe tinh thần, bệnh viện…
Tóm lại, ngành tâm lý học giáo dục dù chưa thật sự phổ biến nhưng hứa hẹn sẽ vô cùng phát triển trong tương lai. Trả lời cho câu hỏi học ngành tâm lý học giáo dục ra trường làm gì sẽ giúp cho bạn hiểu được rõ hơn lĩnh vực mà mình lựa chọn theo đuổi và phát triển trong tương lai. Hiểu về ngành tâm lý học giáo dục cũng giúp bạn lý giải những thắc mắc và hiểu lầm vốn có về ngành học này.
Câu hỏi thường gặp
1. Lương Trong Ngành Tâm Lý Học Giáo Dục Là Bao Nhiêu?
Mức lương khởi điểm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học giáo dục thường dao động từ khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Đối với cấp cao hơn như tham vấn viên và chuyên gia tâm lý giáo dục, mức lương có thể lên đến 10 – 12 triệu đồng/tháng.
2. Tâm Lý Học Giáo Dục Là Ngành Dễ Thất Nghiệp?
Thực tế, đây là ngành học đang dần có những bước phát triển tại Việt Nam. Sinh viên khi ra trường có cơ hội công tác tại nhiều vị trí khác nhau như: giảng dạy, nghiên cứu, tham vấn tâm lý, phát triển chương trình,…
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)