Những sai lầm cần tránh khi mới đi làm

Đánh giá post

Thông thường, khi mới đi làm chúng ta còn khá trẻ. Việc mắc phải những sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đừng để những sai lầm này làm ảnh hưởng tới việc tạo dựng các mối quan hệ và mở ra cơ hội phát triển sau này. Để trở thành một người chuyên nghiệp, bạn nên tránh mắc phải những sai lầm sau đây nhé. 

1. Giả vờ hiểu mọi thứ ngay lập tức

Nếu bạn không hiểu rõ một điều gì đó, điều quan trọng bạn cần làm là phải hỏi lại. Nếu không làm như thế, rất có thể bạn sẽ gặp những rắc rối trong tương lai. Đa số mọi người tại nơi làm việc đều sẽ vui vẻ giúp đỡ bạn, đặc biệt nếu bạn là người mới. Hãy đặt mục tiêu hoàn thành công việc lên đầu, để tránh sau này chính bạn phải đi sửa chữa những sai lầm đó. 

Những sai lầm cần tranhs khi mới đi làm

Hơn nữa, việc tỏ ra hiểu mọi thứ sẽ khiến bạn mất thời gian để tiếp thu và hoàn thành công việc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất thời gian của người khác. Đây sẽ có thể là nguyên nhân bạn bị mất điểm mà gây mất cảm tình trong mắt đồng nghiệp đấy. Vì thế, nếu không hiểu gì thì phải hỏi lại ngay nhé. 

Đọc thêm: Kỹ năng giao tiếp nơi công sở cho sinh viên mới ra trường

2. Giả vờ không hiểu gì

Nhiều người thường phạm phải sai lầm là giả vờ như mình không hiểu gì đó.  Bởi họ cho rằng làm như thế sẽ khiến người khác quan tâm tới họ nhiều hơn và công việc được giao sẽ giảm đi. 

Tuy nhiên, nếu bạn muốn nghỉ ngơi khi phải làm quá nhiều việc thì đây không phải là một giải pháp hay. Nếu bạn hoàn thành tốt công việc thì sẽ gây được ấn tượng với mọi người hơn là việc bạn không làm gì cả. Vì thế, hãy cố gắng học hỏi và hoàn thành công việc. Việc giả “ngốc” tại nơi làm việc sẽ khiến nhiều người có thành kiến với bạn đấy nhé. 

3. Không quan tâm tới đồng nghiệp 

Nếu trong công ty bạn không thích một người nào đó thì cũng không nên để cho mọi người biết được điều đó. Bởi biết đâu sau này, công việc của bạn cần đến sự trợ giúp của người đó thì sao. Vì thế việc của bạn là cố gắng hòa đồng với những đồng nghiệp xung quanh mình. Đừng xa lánh người khác và ngại ngần không dám tiếp cận họ. Họ có thể sẽ trở thành bạn, đồng minh và thậm chí là người dạy cho bạn sau này.

4. Quên phép lịch sự

Văn hóa công ty của các doanh nghiệp có thể khác nhau. Nhưng nguyên tắc làm việc chung mà bất cứ nơi làm việc nào cũng cần có đó là sự lịch sự.  Đừng bao giờ để thái độ ứng xử của mình làm ảnh hưởng tới sự nghiệp sau này của chính mình. 

Hãy cố gắng tạo ấn tượng tốt với mọi người trong công ty, Những lời cảm ơn, chào hỏi thông thường sẽ gây thiện cảm hơn đối với người khác đó. 

5. Cố gắng quá mức

Sai lầm cần tránh khi mới đi làm

Đừng để sự nhiệt tình quá mức của mình gây ảnh hưởng tới người khác bạn nhé. 

Đôi lúc sự cố gắng quá mức của bạn sẽ khiến người khác cảm thấy bị quấy rối và làm phiền. Do đó, bạn chỉ cần cư xử đúng mực, làm tốt công việc của mình là được.  

Mặt khác bạn cũng đừng cố vượt mặt người khác. Bạn có thể hoàn thành công việc tốt về mặt thời gian, nhưng đừng cố quá để thành ra ganh đua với người khác.

Đọc thêm: 7 điều cần loại bỏ để tăng năng suất làm việc

6. Không làm hết sức mình

Nếu công việc bạn đang làm không phải là việc bạn thích thì cũng không nên làm cho có lệ. Bạn nên cống hiến cho công việc. Bạn sẽ không nhận được gì nếu bạn làm việc không có trách nhiệm với công việc và với công ty. Hãy cố gắng tập trung vào công việc và rút ra kinh nghiệm khi làm việc. Bạn nên nghĩ đến có rất nhiều người mong muốn có được công việc của bạn. Và bạn cần phải có trách nhiệm với nó, đặc biệt là phát triển kỹ năng làm việc độc lập.

7. Không chủ động

Khi mới đi làm, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và không biết bắt đầu công việc từ đâu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá thụ động, chỉ làm những gì được giao. Thay vào đó, bạn nên chủ động hơn trong công việc, sẵn sàng nhận thêm công việc mới. 

8. Thiếu kiên nhẫn 

Khi mới bắt đầu làm việc, bạn không nên quá nôn nóng để chứng tỏ khả năng của mình. Tuy nhiên, bạn nên phân biệt giữa sự tích cực đóng góp ý kiến và phô trương quá mức. Việc liên tục đưa ra ý kiến mà không xem xét hiệu quả của chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho công việc sau này của bạn. Mọi người sẽ nghĩ rằng một ” lính mới” đang muốn khoa trương bản thân và đang cố tỏ ra rằng nếu không có bạn thì công ty sẽ không có ý tưởng nào mới cả.  Chắc chắn việc bạn đưa ra quá nhiều ý kiến như vậy sẽ chỉ khiến mọi người có ác cảm với bạn mà thôi. 

Những ngày đầu khi mới đi làm, bạn không nên hấp tấp trong cách tiếp cận vấn đề. Điều bạn nên làm là chú ý tới cách mọi người làm việc, cách họ đưa ra ý kiến. Một khi nắm được những điều đó, bạn có thể đưa ra ý tưởng của mình khi đã cân nhắc kỹ càng, đặc biệt là trong các cuộc họp về performance review. Performance review là gì? Đó là quá trình đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, giúp cả bạn và cấp trên hiểu rõ hơn về thành tích và những điểm cần cải thiện trong công việc.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: