Trong kinh doanh, quản trị Marketing giữ vai trò quyết định sự thành bại, giúp doanh nghiệp có được những kết quả tốt. Vậy bạn hiểu sao về quản trị Marketing, quản trị Marketing bao gồm các công việc nào, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết nhé.
Mục lục
1. Quản trị Marketing là gì?
Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm quản trị Marketing là gì?
Quản trị Marketing chính là lập kế hoạch, phân tích, đánh giá và triển khai chiến lược Marketing. Mục đích của nó là trao đổi có lợi với thị trường tiềm năng để hoàn tất kế hoạch ban đầu đã vạch ra.
- Một số hoạt động cơ bản của quản trị Marketing như sau:
- Tìm hiểu môi trường và cơ hội Marketing.
- Phân khúc thị trường, chọn lọc thị trường tiềm năng.
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược Marketing.
- Theo dõi, đánh giá mọi giai đoạn của Marketing.
Xem thêm: Các cấp bậc quản trị trong một tổ chức hiện nay
2. Quản trị Marketing bao gồm các công việc nào?
Như đã nói, quản trị Marketing là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chiến dịch kinh doanh. Vậy quản trị Marketing bao gồm các công việc nào? Tham khảo ngay qua nội dung dưới đây:
2.1 Hoạch định
- Xây dựng kế hoạch để nghiên cứu thị trường tiềm năng.
- Đưa ra các hoạch định chiến lược Marketing.
- Lên danh sách các sản phẩm và chương trình phát triển của sản phẩm.
- Chọn kênh phân phối sản phẩm đó.
- Nghiên cứu và chạy chương trình quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên Marketing.
2.2 Tổ chức
- Giúp cơ cấu lại bộ phận
- Marketing, phân chia nhiệm vụ cho từng bộ phận.
- Tổ chức các mạng lưới bán hàng, điểm bán hàng ở thị trường tiềm năng.
- Xây dựng các mối quan hệ với công chúng, đơn vị truyền thông.
- Chiêu mộ thêm nhân viên Marketing và đào tạo nhân viên mới.
- Tổ chức hội nghị khách hàng, triển lãm, hội chợ.
- Giúp cải thiện hơn về sản phẩm, thay đổi linh hoạt giá sản phẩm và chính sách bán hàng.
2.3 Lãnh đạo
- Chịu trách nhiệm đàm phán với cơ quan truyền thông và công chúng.
- Tạo thêm động lực cho nhân viên bán hàng.
2.4 Kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra thêm ngân sách Marketing và chi phí cần so sánh.
- Đánh giá được mức độ đạt hiệu quả, chấm theo thang điểm với chương trình khuyến mãi.
- Đánh giá thay đổi của chính sách giá cả.
- Kiểm tra, kiểm soát hệ thống bán hàng và phân phối hàng hóa.
3. Vai trò của quản trị Marketing
Quản trị Marketing có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
3.1 Kết nối thị trường, doanh nghiệp
Để làm được quản trị Marketing hiệu quả thì người thực hiện cần thấu hiểu thị trường, thông qua một loại nghiên cứu, phân tích. Từ đó bạn có thể đưa ra được chiến dịch và hoạt động triển khai, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, dễ dàng kết nối thị trường. Cũng từ những chuỗi hoạt động đó sẽ giúp cho tổng thể chiến dịch đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2 Kết nối phòng ban trong cùng doanh nghiệp
Mọi hoạt động của quản trị Marketing sẽ tập trung nhiều vào phân tích, nghiên cứu và đánh giá giám sát kế hoạch. Cũng chính vì thế mà cần phải kết nối các phòng ban với nhau để thúc đẩy sự tiến bộ của dự án.
3.3 Thúc đẩy hiệu suất công việc
Trong quá trình quản trị Marketing thì việc thúc đẩy và giám sát hoạt động Marketing luôn được mọi người đề cao. Đặc biệt nó cũng là trách nhiệm của nhà quản trị. Nó giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, đúng tiến độ công việc. Từ đó hoạt động này giúp tăng năng suất làm việc của từng cá nhân và bộ phận.
4. Đặc điểm của quản trị Marketing
Có thể bạn chưa biết, quản trị Marketing sẽ có những đặc điểm riêng biệt của quản trị kết hợp cùng các yếu tố Marketing. Nó bao gồm những khía cạnh cơ bản như:
- Xây dựng quy trình các bước triển khai hoạt động Marketing hiệu quả.
- Xác định và đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch Marketing.
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược Marketing để tập trung hơn với khách hàng.
- Đánh giá hoạt động của Marketing qua số liệu thu được trong một khoảng thời gian xác định.
- Giám sát quá trình triển khai kế hoạch, đảm bảo đúng lộ trình.
- Cần áp dụng mô hình 4P trong Marketing làm nền tảng cho chiến lược, chiến dịch quản trị Marketing.
5. Quy trình quản trị Marketing hiệu quả
Quản trị Marketing là những hoạt động có tính liên quan chặt chẽ với nhau. Từ đó nó sẽ giúp cho doanh nghiệp triển khai kế hoạch tốt, đạt kết quả cao.
Nếu bạn đang tìm hiểu về quy trình thực hiện quản trị Marketing thì có thể tham khảo ở nội dung này.
5.1 Phân tích môi trường Marketing
Bạn cần phải phân tích môi trường Marketing kỹ lưỡng từ vĩ mô đến vi mô. Để làm được điều đó, cần phải thông qua điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội hay cả thách thức trong mô hình SWOT. Từ đó nhà quản trị nhìn thấy chiến lược marketing có phù hợp hay không.
5.2 Định vị, chọn lọc thị trường tiềm năng
Quá trình định vị, chọn thị trường tiềm năng (thị trường mục tiêu) là yếu tố vô cùng quan trọng, đóng góp nhiều vào thành công của chiến lược Marketing. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng dễ dàng khi đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có khá nhiều cách khác nhau để định vị được thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo địa lý, thị trường ngách, độ tuổi, hành vi, sở thích của người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia cho biết, để làm được công đoạn này cần có 3 bước đó là: Phân đoạn thị trường mục tiêu, chọn thị trường, định vị thị trường.
5.3 Xây dựng chiến lược Marketing
Trong giai đoạn này, nhà quản trị sẽ lên kế hoạch, chiến lược cho chiến dịch Marketing để bám sát thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, nhà quản trị cần phải phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị là gì? Phân biệt quản trị và quản lý
5.4 Hoạch định chương trình Marketing
Để hoạch định được chương trình Marketing trên phương tiện truyền thông thì doanh nghiệp có thể dùng mô hình 4P. Mô hình này bao gồm: Sản phẩm, giá cả, truyền thông, phân phối. Cùng lúc đó, doanh nghiệp cần sử dụng công cụ truyền thông như: Xúc tiến bán hàng, quảng cáo, PR sản phẩm sẽ làm tăng hiệu quả hơn.
5.5 Triển khai, đánh giá hiệu quả Marketing
Việc triển khai kế hoạch Marketing cần đảm bảo thời gian, tiến độ, hiệu quả đúng như mục tiêu đề ra. Và nhà quản trị Marketing sẽ phải lên kế hoạch đánh giá mức độ hiệu quả, để từ đó có sự thay đổi phù hợp. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, tương lai ngành digital marketing đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới, yêu cầu các nhà quản trị Marketing phải luôn cập nhật và đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
>>>Tìm hiểu thêm: Ngành digital marketing học trường nào tpHCM?
Có thể dễ dàng nhận thấy được quản trị Marketing là một yếu tố quan trọng không thể thiếu với doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Quản trị Marketing bao gồm các công việc nào?” cũng như những thông tin xoay quanh..
Trong quá trình quản trị Marketing, bạn sẽ gặp phải nhiều khái niệm quan trọng, trong đó có Performance marketing là gì và nhân viên chạy quảng cáo là gì. Hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn nắm bắt được cách thức hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực Marketing, từ đó tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo và đạt được kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)