Kỷ luật và động lực trong doanh nghiệp, yếu tố nào quan trọng?

Đánh giá post

Để có thể tạo nên một môi trường chuyên nghiệp, nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả, bên cạnh các nội quy, kỷ luật bắt buộc, các công ty còn tạo thêm động lực, nâng cao sự tự giác cho nhân viên. Vậy giữa kỷ luật và động lực, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng hơn?

Hiểu đúng về kỷ luật và động lực trong doanh nghiệp

Trước khi đánh giá được kỷ luật hay động lực quan trọng hơn đối với doanh nghiệp, bạn sẽ cần hiểu rõ về khái niệm của chúng.

Kỷ luật là những điều được tạo ra nhằm hướng đến sự ổn định toàn diện về các quy chế, cách ứng xử chung trong môi trường công sở. Điều này góp phần tạo nên những giá trị thực, là phần cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Tất nhiên, yếu tố kỷ luật sẽ được hoàn thiện qua từng giai đoạn, dựa trên cơ sở pháp lý sẵn có.

Hiểu đúng về kỷ luật và động lực trong doanh nghiệp
Hiểu đúng về kỷ luật và động lực trong doanh nghiệp

Còn động lực được hiểu là một yếu tố cần thiết mà tất cả các tổ chức đều nên quan tâm, thực hiện. Khi càng được tạo nhiều động lực, nhân viên sẽ có thể thể hiện bản thân, phát triển và cống hiến cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là cơ hội để họ khám phá được điểm mạnh của mình. Bởi đơn giản, có động lực, nhân viên sẽ được kích thích khả năng học hỏi. Đó là mấu chốt quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần tự giác của nhân viên, tạo nên hiệu quả tốt trong công việc.

Vậy giữa động lực và kỷ luật, yếu tố nào là cần thiết và quan trọng hơn? Câu trả lời sẽ được JobsGO giải đáp ở phần tiếp theo.

👉 Xem thêm: Động lực làm việc là gì? Cách tạo động lực để làm việc hiệu quả nhất

Kỷ luật và động lực, yếu tố nào quan trọng?

Thực tế chỉ ra rằng, động lực rất dễ bị thay đổi, còn kỷ luật thì cần thời gian dài để rèn luyện, phát triển. Việc so sánh giữa 2 yếu tố này có phần khá khập khiễng, vì về bản chất, chúng khác nhau và cả 2 đều không thể thiếu trong các doanh nghiệp.

Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu một môi trường chỉ tồn tại những kỷ luật khắt khe, không tạo động lực cho nhân viên thì có thể hoạt động mạnh, phát triển được hay không? Hoặc ngược lại, nếu chỉ có động lực, không đặt ra những quy định, kỷ luật thì nhân viên có làm việc theo quy trình, đúng với kế hoạch mà công ty yêu cầu không?

Kỷ luật và động lực, yếu tố nào quan trọng?
Kỷ luật và động lực, yếu tố nào quan trọng?

Vậy nên, thay vì phải lựa chọn động lực hay kỷ luật quan trọng hơn, tại sao các doanh nghiệp không đưa ra giải pháp để kết hợp chúng? Và để biết cách kết hợp như thế nào cho hiệu quả, tham khảo ngay bí quyết từ JobsGO bạn nhé.

👉 Xem thêm: Hành vi tổ chức là gì? Vai trò của hành vi tổ chức trong doanh nghiệp

Kết hợp kỷ luật và động lực, giải pháp thúc đẩy sự tự giác của nhân viên

Có rất nhiều phương pháp kết hợp giữa động lực và kỷ luật mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Dưới đây là 6 cách mà JobsGO tổng hợp được, cùng đọc và lựa chọn điều tốt nhất cho doanh nghiệp của mình bạn nhé!

Áp dụng chính sách “3 cơ hội”

Với chính sách này, doanh nghiệp cần phải xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn sao cho công bằng, hợp lý và truyền đạt rõ ràng, cụ thể với nhân viên. Các nhà lãnh đạo cần làm sao để nhân viên thấy được nguyên nhân, kết quả cho mỗi hành vi họ thực hiện. Sau đó, nhân viên có thể được phép áp dụng chính sách 3 lần mắc sai lầm và 1 lần cơ hội được sửa chữa. Đây là một cách khá hay mà các doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện.

Cảnh báo nâng cao

Cảnh báo nâng cao
Cảnh báo nâng cao với nhân viên

Trong trường hợp có nhân viên vi phạm nghiêm trọng, ở mức độ cao hơn thì doanh nghiệp cần có biện pháp nhắc nhở, cảnh báo trước khi cho họ cơ hội để sửa chữa. Nhà lãnh đạo nên để nhân viên giải thích về hành vi của mình, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng và sẽ áp dụng những hình phạt nặng hơn nếu còn tái phạm.

Chịu trách nhiệm liên đới

Điều này có nghĩa là việc nhân viên cấp dưới vi phạm, quản lý cấp trên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Như vậy, bản thân các nhà quản lý sẽ thực hiện các biện pháp theo dõi sát sao, chặt chẽ hơn với nhân viên của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế có ít nhà quản lý làm điều này một cách cứng nhắc. Họ sẽ có thể nới lỏng một số quy tắc để tạo sự thoải mái, vẫn có hình phạt nhất định nếu nhân viên không đạt được mục tiêu nhằm thúc đẩy sự cố gắng của họ.

Quản lý hiệu suất thay vì con người

Rất nhiều nhà quản lý phải tận mắt chứng kiến nhân viên làm việc thì mới yên tâm. Thế nhưng, cách này lại khiến cho nhân viên cảm thấy không thoải mái, khó nảy ra những ý tưởng hay trong công việc. Ngược lại, phương pháp quản lý về hiệu suất thay vì con người được đánh giá là phù hợp và hiệu quả hơn.

👉 Xem thêm: Động lực bên trong và động lực bên ngoài: Điều gì tốt hơn với nhân viên?

Nhấn mạnh vào mục tiêu chính

Nhấn mạnh vào mục tiêu chính
Nhấn mạnh vào mục tiêu chính

Đặt ra mục tiêu là một trong những việc vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện đầu tiên. Nhà quản lý, lãnh đạo phải có các mục tiêu chung, mục tiêu nhỏ để nhân viên hoàn thiện theo từng mốc thời gian. Điều quan trọng là hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn nắm rõ được mục tiêu đó, biết họ cần làm gì để đạt được.

Thưởng/phạt  khi cần thiết

Có kỷ luật nhưng doanh nghiệp cũng cần tạo động lực cho nhân viên cố gắng bằng việc khen thưởng khi họ làm tốt. Bên cạnh đó, với những ai không hoàn thành, việc đưa ra hình thức phạt cũng cần thiết. Cách kết hợp giữa kỷ luật với động lực này sẽ góp phần tạo nên sự tự giác ở nhân viên.

Doanh nghiệp của bạn có đang áp dụng phương pháp kết hợp kỷ luật và động lực không? Nếu chưa thì hãy thử thay đổi, bạn sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ đó nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: