Ngành Quản Lý Văn Hoá Là Gì? Cẩm Nang Nghề Nghiệp Cho Sinh Viên Yêu Thích Văn Hoá

Đánh giá post

Các ngành học trong lĩnh vực nghệ thuật – sáng tạo luôn chiếm được tình cảm của rất nhiều bạn trẻ. Bên cạnh những ngành thiên về năng khiếu như đạo diễn, múa, diễn kịch,… bạn cũng có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình bằng cách lựa chọn ngành quản lý văn hoá. Trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp văn hoá đang có những bước tiến đáng kể, mở ra muôn vàn cơ hội việc làm cho sinh viên. Cùng JobsGO tìm hiểu xem ngành Quản lý văn hoá là gì, ra làm nghề gì thông qua bài viết dưới đây.

1.Ngành Quản Lý Văn Hoá Là Gì?

Ngành Quản lý Văn hóa là một ngành khoa học xã hội & nhân văn, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong xã hội hiện đại. Ngành học này cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về văn hóa học, cùng với các kỹ năng quản lý cần thiết để vận hành hiệu quả các tổ chức và dự án văn hóa.

ngành quản lý văn hóa là gì
Ngành Quản Lý Văn Hoá Là Gì?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Quản lý văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Sự phát triển của ngành học này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với các chuyên gia có khả năng kết nối giữa di sản văn hóa và đổi mới sáng tạo, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Quản Lý Văn Hoá

Ngành Quản lý văn hóa đặt ra những mục tiêu đào tạo toàn diện, nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.

  • Về mặt kiến thức: Chương trình đào tạo hướng đến việc cung cấp cho sinh viên một nền tảng lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Quản lý văn hóa. Chương trình học chú trọng đến việc cung cấp kiến thức chuyên ngành như quản lý văn hóa nghệ thuật, quản lý nhà nước về văn hóa, chính sách văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa. Sinh viên cũng sẽ được học về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức văn hóa, marketing văn hóa và các đặc trưng của các loại hình nghệ thuật.
  • Về kỹ năng: Chương trình đào tạo tập trung vào việc phát triển cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng bổ trợ. Trong lĩnh vực chuyên môn, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính sách văn hóa, tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật, marketing văn hóa, quản lý dự án văn hóa và tổ chức sự kiện. Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng phát triển các kỹ năng bổ trợ quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian.
  • Về thái độ: Trong lĩnh vực hành nghề, sinh viên được đào tạo để phát triển tinh thần vì cộng đồng, thân thiện với môi trường, bồi dưỡng sự biết ơn, trân quý các giá trị văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt, chương trình nhấn mạnh việc hình thành tình yêu nghề, sự say mê với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tinh thần trách nhiệm và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp.

3. Ngành Quản Lý Văn Hoá Học Những Gì?

Chương trình học của ngành Quản lý văn hóa được thiết kế toàn diện, nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng chuyên môn cần thiết.

tìm hiểu về ngành quản lý văn hóa
Ngành Quản Lý Văn Hoá Học Những Gì?
  • Khối kiến thức đại cương: Khối kiến thức đại cương đóng vai trò nền tảng, cung cấp cho sinh viên hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng và văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học các môn về khoa học xã hội & nhân văn, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về văn hóa, nhà nước và pháp luật.
  • Khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành: Các môn học trong phần này tập trung vào lĩnh vực quản lý văn hóa nghệ thuật, bao gồm khoa học quản lý, quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật, quản lý dự án văn hóa, chính sách văn hóa, công nghiệp văn hóa và di sản văn hóa. Sinh viên cũng được học về quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức văn hóa nghệ thuật, marketing, quản lý các thiết chế văn hóa, gây quỹ và tìm nguồn tài trợ. Đặc biệt, chương trình học còn giúp sinh viên hiểu được đặc trưng của các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, sân khấu, múa, mỹ thuật, tạo nền tảng vững chắc cho công tác quản lý trong lĩnh vực này.
  • Kiến thức và kỹ năng chuyên ngành: Đặc điểm nổi bật của chương trình là việc cung cấp nhiều hướng chuyên ngành để sinh viên lựa chọn, phù hợp với sở thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Chương trình học của các trường thường gồm có một số chuyên ngành chính, bao gồm: Chính sách văn hoá, Tổ chức sự kiện văn hoá, Biểu diễn nghệ thuật, Quản lý nhà nước về gia đình, Quản lý di sản văn hoá,…

>> Xem thêm: Ngành Việt Nam học là gì? Tổng hợp thông tin bạn cần biết

4. Ngành Quản Lý Văn Hoá Thi Khối Gì?

Bên cạnh các tổ hợp môn văn hoá, ngành Quản lý văn hoá còn xét tuyển một số môn năng khiếu:

  • N00 (Ngữ văn, Năng khiếu âm nhạc 1, Năng khiếu âm nhạc 2)
  • H00 (Ngữ Văn, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2)
  • R00 (Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí)
  • A00 (Toán, Vật lý, Hoá)
  • A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn)
  • C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý)
  • C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử)
  • C20 (Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân)
  • D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Tiếng Anh, Lịch sử)
  • D15 (Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Tiếng Anh, Khoa học xã hội)
  • D96 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội)

5. Ngành Quản Lý Văn Hoá Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?

Ngành Quản lý văn hoá mới chỉ được quan tâm nhiều trong một vài năm trở lại đây, vì thế những thắc mắc ngành Quản lý văn hoá học trường nào, điểm chuẩn bao nhiêu vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều học sinh khi đăng ký nguyện vọng.

Ngành học này thường được đào tạo bởi các trường Đại học mạnh về lĩnh vực khoa học xã hội & nhân văn như trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học Văn hoá TPHCM,…hay một trường nghệ thuật tiêu biểu như Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.

Điểm chuẩn của ngành ở mức khá trở lên và có xu hướng tăng qua từng năm. Dưới đây là bảng điểm chuẩn gần nhất mà bạn có thể tham khảo:

Trường Đại học Điểm chuẩn năm 2023
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 18 – 30
Đại học Văn hóa Hà Nội 21.54 – 27,3
Đại học Văn hoá TP.HCM 17 – 24,5
Học viện Hành chính Quốc gia 21,25
Đại Học Vinh 18 – 21
Đại học Đồng Tháp 15 – 19
Đại học Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 15 – 16,5
Đại học Hạ Long 15
Đại học Đông Á 15
Đại học Tân Trào 15

>> Xem thêm: Ngành Quản lý công nghiệp ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

6. Ngành Quản Lý Văn Hoá Có Được Ưa Chuộng?

Ngành Quản lý văn hóa đang ngày càng được ưa chuộng và thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ có đam mê với văn hóa & nghệ thuật. Đây ngành học kết hợp đa dạng lĩnh vực, từ chuyên môn về văn hóa, các kỹ năng quản lý đến tổ chức sự kiện và truyền thông. Nhiều bạn trẻ lựa chọn ngành học này để theo đuổi niềm đam mê với các giá trị văn hóa, nghệ thuật đồng thời phát triển các kỹ năng thực tế như lãnh đạo hay sản xuất sản phẩm truyền thông văn hoá, tổ chức sự kiện văn hoá.

vì sao bạn nên chọn ngành quản lý văn hóa
Ngành Quản Lý Văn Hoá Có Được Ưa Chuộng?

Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nhu cầu về nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực này ngày càng cao. Nhiều trường đại học đã mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản lý văn hoá, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cập nhật nhất.

7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Quản Lý Văn Hoá

Ngành Quản lý văn hoá là ngành học kết hợp đa dạng các lĩnh vực, vì thế, bạn cần có một số tố chất và kỹ năng nhất định để thành công trong sự nghiệp.

những thông tin cần thiết về ngành quản lý văn hóa
Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Quản Lý Văn Hoá

7.1 Đam Mê Văn Hoá – Nghệ Thuật

Niềm đam mê với văn hóa – nghệ thuật sẽ là nền tảng, tạo động lực thúc đẩy bạn không ngừng tìm hiểu, khám phá và trân trọng những giá trị văn hóa. Những người có tình yêu sâu sắc với nghệ thuật thường dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu, suy ngẫm về các tác phẩm, từ đó phát triển góc nhìn độc đáo, sâu sắc về thế giới văn hóa phong phú xung quanh và áp dụng vào công việc trong ngành quản lý văn hoá.

7.2 Sự Nhạy Cảm Văn Hoá

Sự nhạy cảm về văn hóa đóng vai trò then chốt trong việc nắm bắt và thấu hiểu những sắc thái tinh tế trong các biểu hiện văn hóa khác nhau. Nhờ đó, bạn sẽ có khả năng nhận biết những khác biệt văn hóa, hiểu được ngữ cảnh cũng như ý nghĩa sâu xa đằng sau mỗi hình thức nghệ thuật. Sự nhạy cảm văn hoá cũng giúp bạn dễ dàng thích nghi, tôn trọng đa dạng văn hóa, điều này rất cần thiết trong môi trường hội nhập và giao lưu văn hoá ngày nay.

7.3 Khả Năng Cảm Thụ Nghệ Thuật

Để có thể khai thác tốt các giá trị văn hoá, bạn cần phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận xét sâu sắc về các hình thức nghệ thuật khác nhau, từ hội họa, âm nhạc đến văn học, điện ảnh. Khả năng cảm thụ là yếu tố cốt lõi giúp bạn cảm nhận được ý đồ của nghệ sĩ và giá trị thẩm mỹ ẩn chứa trong tác phẩm, sản phẩm văn hoá. Từ đó, hình thành những hướng đi rõ ràng và chuyên nghiệp trong ngành quản lý văn hoá.

7.4 Sáng Tạo

Lĩnh vực văn hóa luôn biến đổi và đòi hỏi những ý tưởng mới mẻ. Vì thế, sự sáng tạo là yếu tố then chốt giúp bạn có cái nhìn độc đáo về các vấn đề văn hóa, đề xuất những giải pháp độc đáo, cách tiếp cận mới và đưa ra những ý tưởng đột phá trong việc tổ chức sự kiện, phát triển sản phẩm hoặc đề xuất các chính sách văn hóa.

7.5 Kỹ Năng Giao Tiếp

Ngành Quản lý văn hóa thường đòi hỏi làm việc với nhiều đối tác khác nhau, từ nghệ sĩ, nhà quản lý đến công chúng. Người giỏi giao tiếp sẽ có khả năng thích nghi tốt với môi trường học tập đa dạng, tham gia tích cực vào các dự án nhóm và phát triển kỹ năng trình bày, đàm phán. Khả năng giao tiếp tốt cũng sẽ cho bạn cơ hội xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đối tác, điều phối các dự án văn hóa phức tạp và truyền đạt thông tin hiệu quả trong tổ chức.

8. Học Ngành Quản Lý Văn Hoá Ra Làm Gì?

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sáng tạo và du lịch văn hóa, cử nhân ngành Quản lý văn hoá cũng có thể tìm thấy cơ hội trong rất nhiều vị trí ở đa dạng lĩnh vực. Bên cạnh việc công tác tại các Sở, Trung tâm văn hoá,… bạn cũng có thể thử sức ở các vị trí mới mẻ như quản lý nghệ sĩ, phát triển sản phẩm văn hóa hay tư vấn du lịch văn hóa.

8.1 Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hoá

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố, hoặc các phòng Văn hóa – Thông tin cấp quận, huyện. Tại đây, các nhà quản lý văn hoá thường đảm nhận vai trò là chuyên viên hoạch định chính sách văn hóa, quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hay tham gia vào việc xây dựng và triển khai các chương trình, dự án phát triển văn hóa.

8.2 Nhân Viên, Quản Lý Bảo Tàng, Thư Viện, Nhà Hát, Trung Tâm Văn Hoá

Một hướng đi khác dành cho bạn là làm việc tại các đơn vị sự nghiệp văn hóa như bảo tàng, thư viện, nhà hát, trung tâm văn hóa. Khi công tác tại những đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hoá như trên, cử nhân ngành Quản lý văn hoá thường chịu trách nhiệm quản lý các bộ sưu tập, tổ chức triển lãm, quản lý các chương trình biểu diễn nghệ thuật hay điều hành các hoạt động văn hóa cộng đồng. Công việc này đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn về quản lý văn hóa mà còn cần kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng tổ chức sự kiện và hiểu biết sâu sắc về các loại hình nghệ thuật. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người yêu thích môi trường làm việc sáng tạo, muốn gắn bó trực tiếp với các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

8.3 Nhân Viên Quảng Cáo, Tổ Chức Sự Kiện Văn Hoá

Ngoài ra, nếu đam mê truyền thông – sự kiện bạn cũng có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện, công ty quảng cáo hay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Đây là hướng đi rất tiềm năng với một số vị trí như quản lý dự án văn hóa, chuyên viên tổ chức sự kiện, quản lý marketing cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Mức lương trong lĩnh vực này đặc biệt hấp dẫn, dao động từ 7-15 triệu đồng/tháng đối với vị trí mới ra trường và có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/tháng đối với các vị trí quản lý cấp cao trong các công ty lớn.

8.4 Nghiên Cứu, Giảng Dạy Văn Hoá

Ngoài ra, cử nhân ngành Quản lý văn hóa còn có thể theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, làm việc tại các viện nghiên cứu văn hóa, trường đại học, hay trung tâm đào tạo. Bạn có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên tham gia vào các dự án nghiên cứu về văn hóa, giảng dạy các môn học liên quan đến quản lý văn hóa hay tham gia vào việc phát triển chương trình đào tạo. Đây là công việc này đòi hỏi khả năng nghiên cứu độc lập, tư duy phản biện và kỹ năng truyền đạt kiến thức. Nghiên cứu, giảng dạy văn hoá chính là hướng đi lý tưởng cho những người có đam mê học thuật, mong muốn đóng góp vào việc phát triển lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý văn hóa.

>> Xem thêm: [Góc review] Đông phương học là gì? Cơ hội việc làm ngành Đông phương học

Khi làm việc trong ngành Quản lý văn hoá, bạn sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình bảo tồn di sản hay tạo nên sản phẩm văn hoá, phát huy những giá trị văn hoá đẹp đẽ. Đây có thể coi là ngành học vô cùng lý tưởng cho những người đam mê nghệ thuật và sáng tạo. Hy vọng bài viết vừa rồi của JobsGO đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành Quản lý văn hoá là gì, ra trường làm gì, để bạn có thể tự tin theo đuổi ngành học này.

Câu hỏi thường gặp

1. Không Có Năng Khiếu Nghệ Thuật Có Học Được Ngành Quản Lý Văn Hoá Không?

Bạn vẫn có thể học ngành Quản lý văn hóa mà không cần có năng khiếu đặc biệt về nghệ thuật. Thực chất, ngành học này tập trung nhiều hơn vào kỹ năng quản lý và hiểu biết về văn hóa hơn là tài năng nghệ thuật.

2. Học Phí Ngành Quản Lý Văn Hoá Là Bao Nhiêu?

Mức học phí ngành Quản lý văn hoá có sự khác nhau tùy cơ sở đào tạo, mức trung bình có thể rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/1 năm học.

3. Học Ngành Quản Lý Văn Hoá Có Làm Tổ Chức Sự Kiện Được Không?

Bạn có thể trở thành nhân viên, cộng tác viên tổ chức sự kiện sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý văn hoá. Thực tế, Tổ chức sự kiện văn hoá là một chuyên ngành trong Quản lý văn hoá rất được ưa chuộng và có triển vọng phát triển rất mạnh mẽ trong tương lai.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: