Nắm rõ thuật ngữ chuyên ngành marketing là điều quan trọng mà mỗi bạn làm trong lĩnh vực này cần biết. Nó hỗ trợ trực tiếp cho bạn trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bài viết sau đây JobsGO sẽ giúp bạn tổng hợp thuật ngữ cơ bản nhất trong marketing.
Mục lục
- Thuật ngữ chuyên ngành marketing là gì? Tầm quan trọng của nó
- Những thuật ngữ chuyên ngành marketing cơ bản nhất
- Tiếp thị kỹ thuật số – Digital marketing
- Định vị thương hiệu – Brand Positioning
- Nhận diện thương hiệu – Brand Awareness
- Tạo nhu cầu – Demand Generation
- Quản lý hiệu suất của doanh thu – Revenue Performance Management
- Nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng – Lead Nurturing
- Flywheel
- Chân dung khách hàng – Buyer Persona
- Hỗ trợ bán hàng – Sales Enablement
Thuật ngữ chuyên ngành marketing là gì? Tầm quan trọng của nó
Thuật ngữ chuyên ngành marketing được hiểu là những từ ngữ riêng biệt sử dụng trong ngành marketing. Nó được dùng để thể hiện các khái niệm chuyên ngành bằng ngôn ngữ kỹ thuật riêng.
Giá trị của thuật ngữ chuyên ngành marketing nằm ở chỗ nó hàm chứa trong đó một dung lượng thông tin nhất định. Hay bạn cũng có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, nó là một cách viết tắt, cách để đạt được chiều sâu chính xác trong một câu nói. Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhân viên trong phòng marketing, giúp họ giao tiếp hiệu quả và nhanh chóng với nhau về các khái niệm và chiến lược.
Các thuật ngữ ngành marketing có vai trò vô cùng quan trọng đối với những ai làm ở lĩnh vực này nói chung. Nó giúp cho bạn hiểu được đối phương đang nói về vấn đề gì? Không chỉ có vậy, khi thông thạo các thuật ngữ này còn thể hiện bạn là người có chuyên môn, hiểu biết sâu về marketing bởi để đọc hiểu được thì họ cần am hiểu nhất định.
Những thuật ngữ chuyên ngành marketing cơ bản nhất
Tiếp thị kỹ thuật số – Digital marketing
Digital marketing được hiểu là toàn bộ hình thức truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng thông qua thiết bị kỹ thuật số. Điều này nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.
👉 Xem thêm: Digital Marketing là gì? Những kiến thức về Digital Marketing bạn cần biết!
Định vị thương hiệu – Brand Positioning
Định vị thương hiệu hay còn gọi là Brand Positioning, nó là cách để làm nổi thương hiệu của doanh nghiệp hơn so với đối thủ. Định vị thương hiệu cũng là cách khách hàng xác định, kết nối với tên tuổi của bạn.
Các doanh nghiệp hiện nay đều phải thực hiện mọi cách để làm nổi bật thương hiệu của mình, đặc biệt là những đơn vị buôn bán, cung cấp sản phẩm dịch vụ. Bởi chỉ có làm như vậy, họ mới thu về con số lợi nhuận khổng lồ và có được nguồn khách hàng trung thành.
Nhận diện thương hiệu – Brand Awareness
Nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm rất nhiều thành tố khác nhau như: Giá trị, đặc điểm nổi bật. Các doanh nghiệp cũng sẽ định vị thương hiệu của mình theo cách riêng phù hợp như: Truyền nhanh, mạng xã hội, thiết kế trực quan,…
Nhận diện thương hiệu vô cùng quan trọng với các công ty. Bởi nó thể hiện mức độ người dùng nhớ đến, nhận ra thương hiệu của bạn. Trong đó bao gồm 2 yếu tố chính đó là:
- Nhớ lại thương hiệu: Mức độ liên quan của thương hiệu và sản phẩm. Ví dụ: khi nhắc đến Toyota là người ta nghĩ đến ô tô.
- Nhận ra thương hiệu: Khách hàng có thể nhận ra một thương hiệu nào đó khi nhìn thấy logo, màu sắc của thương hiệu đó. Ví dụ như: Khi nhìn thấy logo ngôi sao và mặt cười ở giữa người ta sẽ biết đó là thương hiệu trà sữa TocoToco.
👉 Xem thêm: Thương hiệu cá nhân là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân?
Tạo nhu cầu – Demand Generation
Tạo ra nhu cầu hay Demand Generation chính là cách kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào đó mà bạn đang cung cấp. Việc tạo ra nhu cầu sẽ dựa trên những dữ liệu có được từ chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, từ đó sẽ tạo ra nhận thức và sự quan tâm đến sản phẩm của khách hàng.
Quản lý hiệu suất của doanh thu – Revenue Performance Management
Thuật ngữ quản lý hiệu suất doanh thu được hiểu là việc duy trì hành động của khách hàng mua lại, mua thêm sản phẩm để tối đa lợi nhuận thu về.
Mục tiêu của hoạt động này là tập hợp thành toàn bộ dữ liệu dùng chung, quy trình thống nhất, ngôn ngữ dùng chung cho toàn bộ nhóm trong doanh nghiệp.
>>>Đọc thêm: Khác nhau giữa Metric vs KPI?
Nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng – Lead Nurturing
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là một quá trình khó khăn, gian nan nhất của doanh nghiệp. Bởi đây là việc xây dựng, củng cố niềm tin của khách hàng tiềm năng và biến họ thành nguồn khách thật sự trung thành.
Mục tiêu cuối cùng của quá trình này là giúp khách hàng có những trải nghiệm thú vị, quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn và tạo ra sự chuyển đổi.
👉 Xem thêm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng – Cách tạo tệp khách hàng lâu dài
Flywheel
Trong chuyên ngành marketing, thuật ngữ Flywheel lần đầu được giới thiệu vào năm 2018. Flywheel chính là sự thay đổi mà các marketer thực hiện và tạo ra thành công to lớn trong tiếp thị B2B.
Với mô hình Flywheel này sẽ đưa khách hàng ở vị trí trung tâm nhất của công ty, làm nổi bật tiềm năng bán hàng thông qua việc xây dựng các mối quan hệ thân thiết, cam kết với khách hàng. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện cách doanh nghiệp níu giữ được khách hàng để họ sử dụng sản phẩm.
Chân dung khách hàng – Buyer Persona
Thuật ngữ chân dung khách hàng cũng là bản phác thảo lại đặc điểm khách hàng lý tưởng nhưng có phần hư cấu. Chân dung khách hàng sẽ bao gồm một số yếu tố như: Nhân khẩu học, tâm lý, hành vi,… Đây là những yếu tố mà người làm marketing cần nắm rõ để phác họa rõ nhất.
Hỗ trợ bán hàng – Sales Enablement
Hỗ trợ bán hàng là một sự hết hợp hoàn hảo giữa việc huấn luyện công cụ, nội dung để hỗ trợ đội ngũ bán hàng hoạt động được hiệu quả hơn. Bộ phận sale, bán hàng cần được đào tạo thường xuyên, định kỳ, kịp thời cập nhật thông tin để có chiến lược tư vấn bán hàng phù hợp. Không chỉ có vậy, doanh nghiệp cần dạy họ cách giao tiếp với khách hàng theo từng hoàn cảnh khác nhau.
👉 Xem thêm: Chăm sóc khách hàng làm những gì? Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Bên cạnh các thuật ngữ chuyên ngành marketing trên đây thì còn rất nhiều thuật ngữ liên quan khác nữa. Để trở thành một Marketer giỏi, bạn cần nắm vững những điều cơ bản. Rất hy vọng rằng với những chia sẻ của JobsGO trong bài này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình làm việc và tìm việc khi ngành Marketing tuyển dụng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)