5 cách giúp bạn xử lý khủng hoảng khi thực tập

Đánh giá post

Thực tập là một hành trình dạy cho bạn rất nhiều điều nhưng đó cũng có thể là một con đường đầy thử thách. Những thử thách như vậy giúp bạn phát triển cả về chuyên môn và những yếu tố cá nhân khác. Trong bài viết này, hãy cùng JobsGO khám phá 5 cách giúp bạn xử lý khủng hoảng khi thực tập nhé.

Thực tập là gì?

Thực tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tiễn, là giai đoạn vừa học vừa làm của các bạn sinh viên. Quá trình thực tập sẽ giúp họ có nhiều trải nghiệm về công việc và môi trường làm việc sớm hơn. Đã là sinh viên thì ai cũng sẽ phải trải qua quãng thời gian thực tập này thì mới đủ điều kiện tốt nghiệp và ra trường. Thế nhưng, trong thực tế kỳ thực tập được chia làm hai loại: phải đi làm thực tập và không phải đi thực tập. Đối với kiểu thứ hai, sinh viên chỉ cần hoàn thành luận văn tốt nghiệp vào cuối kỳ học. Điều này tùy thuộc vào ngành nghề và trường đại học của bạn.

Thực tập là quãng thời gian không thể thiếu trong đời sinh viên
Thực tập là quãng thời gian không thể thiếu trong đời sinh viên

Khoảng thời gian thực tập có thể sẽ có rất nhiều căng thẳng và áp lực, nhất là khi đây là lần đầu tiên bạn thực tập và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Bạn sẽ cảm thấy bản thân cần phải gây ấn tượng với tất cả những người mới mà bạn gặp, thực hiện nhiều dự án để học hỏi nhiều nhất có thể, và áp lực điên cuồng để vượt qua những kỳ vọng quá lớn mà bạn tự đặt ra cho chính mình. Vậy phải làm thế nào để xử lý khủng hoảng khi thực tập?

Mẹo xử lý khủng hoảng khi thực tập

Chuẩn bị trước khi đi thực tập

Chuỗi ngày thực tập chắc chắn sẽ khác hẳn với những ngày đi học của bạn. Bạn sẽ không có thầy cô cầm tay chỉ việc bạn từ điều nhỏ nhất. Bên cạnh đó, khối lượng công việc cũng sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần so với khi bạn đi học. Vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị trước, bạn sẽ không thể nào bắt kịp được công việc và bị deadline dí là điều không tránh khỏi. Bạn hãy nhớ lập kế hoạch trước và làm việc trước nhé. Việc trì hoãn chỉ gây cho bạn những căng thẳng không cần thiết mà thôi.

Việc chuẩn bị ở đây không chỉ là chuẩn bị về thiết bị, về kiến thức, mà bên cạnh đó còn về mặt tinh thần nữa. Bạn hãy coi đây là một cơ hội để bản học hỏi, đừng tự đè lên vai những áp lực vô hình nữa nhé.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm căng thẳng
Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm căng thẳng

Lối sống lành mạnh bao gồm ăn, ngủ và tập thể dục. Những yếu tố này có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn nếu bạn không kiểm soát chúng đấy. Điều quan trọng là bạn đừng bỏ bữa. Việc bỏ bữa không chỉ khiến cho năng suất của bạn đi xuống mà còn khiến tính khí của bạn trở nên cáu kỉnh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sắp xếp thời gian để đi ngủ sớm, đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bạn. 

Và cuối cùng, đừng quên tập thể dục bạn nhé. Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym, chỉ cần dành chút thời gian đi bộ, hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao nội bộ của công ty là quá tốt rồi. Khi tinh thần bạn ổn định, bạn sẽ dần xử lý được những khủng hoảng khi thực tập.

Tránh xa những thị phi chốn công sở

Dù đây là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để trở nên thân thiết hơn với đồng nghiệp mới của mình nhưng bạn hãy cố gắng tránh xa những lời đàm tiếu này nhé. Một môi trường làm việc độc hại có thể dẫn đến căng thẳng. Vậy nên, bạn hãy cố tránh xa những thị phi chốn công sở. Nếu cần giải tỏa, bạn chỉ nên trút bầu tâm sự với một người hoàn toàn không liên quan đến môi trường làm việc của mình. Và bạn nên chú ý đừng nên để câu chuyện ấy đi quá xa nhé.

Đừng so sánh bản thân với những người khác

Cuối cùng thì bản thân bạn mới chính là rào cản lớn nhất của mình. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn sẽ chỉ nhìn thấy thành công của họ mà không nhận ra họ cũng có những lần vấp ngã. Bạn có thể tìm thấy cảm hứng từ những người khác, nhưng hãy bước đi trên chính con đường của mình nhé. Làm được điều này, bạn đã có thể thành công trong việc xử lý khủng hoảng khi thực tập rồi đấy.

Đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ

Đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ
Đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ

Khi mới làm quen với môi trường chuyên nghiệp, bạn bắt đầu căng thẳng và cố gắng tự mình tìm cách giải quyết công việc để người khác không biết rằng bạn đang gặp rắc rối. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, trong lần đầu tiên đi thực tập, bạn giống như một tờ giấy trắng vậy. Bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ ngay từ lần đầu tiên. Những người khác mà bạn có thể nhờ giúp đỡ ở đây có thể là đồng nghiệp, là những anh chị khóa trên, thậm chí là thầy cô giáo hay sếp của bạn. Họ cũng đã từng giống như bạn mà thôi. Vậy nên bạn đừng ngại xin lời khuyên hay xin phản hồi của họ về công việc bạn đang làm. Điều này không chỉ giúp ích cho công việc của bạn, mà còn có thể cải thiện mối quan hệ của bạn với những đồng nghiệp xung quanh.

Sau khi trải qua kì thực tập, bạn sẽ cảm thấy bản thân trưởng thành và có trách nhiệm hơn rất nhiều. Qua bài viết này, JobsGO hy vọng đã cung cấp cho bạn những cách để xử lý khủng hoảng khi thực tập hiệu quả.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: