Ngành Việt Nam học là gì? Học ngành này ra làm gì?

Đánh giá post

Trong thời gian gần đây, những câu hỏi được quan tâm khá nhiều đó là “Ngành Việt Nam học là gì?”, “mức lương ngành Việt Nam học?” hay “Việt Nam học ra làm công việc gì?”,… Để có câu trả lời, bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau của JobsGO nhé.

1. Ngành Việt Nam học là gì?

ngành việt nam học
Ngành Việt Nam học là gì?

Có rất nhiều người chưa biết, Việt Nam học là một ngành vô cùng đặc biệt, có ỹ nghĩa với chúng ta.

Việt Nam học là ngành chuyên nghiên cứu về con người Việt Nam bao gồm như: Văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn học, ngôn ngữ, đời sống,… và để hình thành nên nét văn hóa riêng độc đáo.

Ngành Việt Nam học là ngành mới nhưng đã có nhiều thành công, đặt biệt là khi nước ta đang hội nhập với thế giới. Mục tiêu của ngành là đào tạo sinh viên hiểu và nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về mảng công tác văn hóa du lịch. Không những vậy, sinh viên còn phải có kiến thức về văn hóa, lịch sử, con người Việt cùng kiến thức nghiệp vụ riêng.

Xem thêm: Ngành Đông Nam Á học ra trường làm gì?

2. Việt Nam học trường nào?

Nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành này thì có rất nhiều trường đại học cho bạn lựa chọn. Điển hình như:

Trường ở khu vực miền Bắc:

  • Trường đại học Khoa học Xã hội Nhân văn
  • Trường đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường đại học Sao đỏ
  • Trường đại học Thăng Long

Trường ở khu vực miền Trung:

  • Trường đại học Vinh
  • Trường đại học Duy Tân
  • Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế)
  • Trường đại học Quy Nhơn
  • Trường đại học Phan Châu Trinh

Trường ở khu vực miền Nam:

  • Trường đại học Sư phạm thành phố HCM
  • Trường đại học Cần Thơ
  • Trường đại học An Giang
  • Trường đại học quốc tế Hồng Bàng
  • Trường đại học Tôn Đức Thắng

3. Ngành Việt Nam học học gì?

ngành việt nam học là gì
Ngành Việt Nam học học gì?

Bên cạnh trường học, bạn cũng cần biết ngành Việt Nam học học những môn gì?

Trên thực tế, tùy thuộc vào chương trình đào tạo của mỗi trường mà lượng kiến thức có thể khác nhau. Thế nhưng kiến thức chung và chuyên ngành thì vẫn phải đảm bảo theo chương trình của Bộ giáo dục Đào tạo.

Một số môn điển hình của ngành Việt Nam học như: Lịch sử văn minh thế giới, nhập môn khu vực học, nhân học văn hóa, cơ sở văn hóa Việt Nam, văn học dân gian Việt Nam, Hán Nôm, tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam,…

Nhìn chung, các môn học đều xoay quanh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Vì thế mà những bạn có niềm đam mê, yêu thích vấn đề này thì sẽ cảm thấy rất hứng thú.

Xem thêm: Quốc tế học ra làm gì? Triển vọng hay không trong năm 2022?

4. Việt Nam học thi khối nào?

Việc đăng ký thi tuyển ngành Việt Nam học, các bạn học sinh có thể lựa chọn một trong số khối sau:

  • Khối A00: Toán – Lý – Hóa
  • Khối A01: Toán – Lý – Anh
  • Khối C00: Văn – Sử – Địa
  • Khối C03: Văn – Toán – Sử
  • Khối C04: Văn – Toán – Địa
  • Khối C19: Văn – Sử – GDCD
  • Khối D01: Văn – Toán – Anh
  • Khối D02: Văn – Toán – Tiếng Nga
  • Khối D04: Văn – Toán – Tiếng Trung
  • Khối D78: Văn – KHXH – Anh
  • Khối D05: Văn – Toán – Tiếng Đức
  • Khối D06: Văn – Toán – Tiếng Nhật
  • Khối D14: Văn – Sử – Anh
  • Khối D15: Văn – Địa – Anh

Tùy thuộc vào từng khối khác nhau mà điểm chuẩn của ngành cũng có sự chênh lệch. Trong những năm gần đây, ngành Việt Nam học có điểm chuẩn dao động từ 15 – 22,5 điểm.

5. Ngành Việt Nam học ra trường làm gì?

Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cơ hội việc làm của các bạn sinh viên ngành Việt Nam học ngày càng mở rộng hơn. Cùng với kiến thức, kỹ năng tích lũy được khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn có thể làm ở những mảng như:

ngành việt nam học ra làm gì
Ngành Việt Nam học ra trường làm gì?
  • Làm việc trong các cơ quan chuyên nghiên cứu, quản lý và tổ chức văn hoá, sự kiện, các tổ chức giáo dục, khoa học. Nếu khả năng ngoại ngữ tốt bạn còn có cơ hội làm việc với tổ chức nước ngoài.
  • Có thể làm việc trong cơ quan ngoại giao, cơ quan đại diện, tổ chức chính phủ, văn phòng thương mại ở Việt Nam và nước ngoài.
  • Làm hướng dẫn viên du lịch, làm quản trị lữ hành trong công ty hoạt động về mảng du lịch.
  • Bạn có thể làm giảng viên, trợ giảng tại các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Việt Nam học.
  • Làm việc tại tổ chức báo chí, truyền thông, tổ chức sự kiện.

Xem thêm: Ngành Quan hệ công chúng: Học gì? Làm gì tại Việt Nam?

6. Mức lương của ngành Việt Nam học

Ngoài những vấn đề trên thì mức lương ngành Việt Nam học cũng được quan tâm nhiều. Theo tìm hiểu của JobsGO, đây là ngành năng động, có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đối với cử nhân Việt Nam học chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực tế, mức lương dao động từ 6 – 9 triệu đồng/tháng. Còn với người đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề thì mức lương cao hơn, khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Khi mức lương càng cao đồng nghĩa với năng lực và kinh nghiệm càng nhiều. Bạn sẽ phải mang trên mình nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn.

Ngành Việt Nam học sẽ rất thích hợp với những bạn năng động, có niềm đam mê với văn hóa, con người Việt. Với nội dung bài review ngành Việt Nam học này, JobsGO rất mong bạn đã có thêm thông tin quan trọng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: