Training là gì? Tầm quan trọng của Training đối với người mới đi làm

Đánh giá post

Training là một hoạt động được diễn ra phổ biến ở mọi doanh nghiệp hiện nay. Vậy training là gì? Những đối tượng nào cần được training? Vai trò của training đối với các doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Tất cả sẽ được JobsGO giải đáp trong nội dung bài viết sau đây!

1. Training là gì?

Training là gì? Training khi dịch sang tiếng Việt được hiểu là đào tạo nhân sự mới. Hay hiểu theo một cách đơn giản hơn, training là khóa đào tạo trong thời gian ngắn dành cho một người hoặc một nhóm người để họ hiểu về lĩnh vực, công việc đặc thù nào đó.

training là gì
Training có nghĩa là gì?

Thông thường đối với nhân viên mới, công ty sẽ cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc để phục vụ đào tạo. Tùy thuộc vào từng mức độ phức tạp của khóa học và khả năng tiếp thu của từng cá nhân mà thời gian training sẽ khác nhau.

2. Những đối tượng cần training

Với thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về công việc training là gì. Vậy đối tượng nào sẽ phải tham gia khóa học này? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở phần 2 nhé!

Trong môi trường doanh nghiệp, hoạt động training thường diễn ra với nhân viên mới. Bởi vì họ là những người mới, việc nắm bắt thông tin công việc, nhiệm vụ, yêu cầu chưa thật sự rõ. Chính vì vậy mà người quản lý bộ phận nhân sự sẽ phân công hoặc trực tiếp hướng dẫn họ.

Không chỉ có vậy, trong trường hợp công ty có những thay đổi về chiến lược, nhân sự, dự án, điều hành máy móc,… cũng sẽ thực hiện công việc training lại cho nhân viên. Thông thường các công ty có thể tổ chức đào tạo chung hoặc đào tạo riêng từng lãnh đạo bộ phận để họ phổ biến đến nhân viên phòng ban.

Xem thêm: Quy trình đào tạo nhân viên mới 4 bước: Hiệu quả & toàn diện

training
Những đối tượng cần training

3. Tầm quan trọng của training

Training không chỉ đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa lớn với nhân viên

3.1 Với doanh nghiệp

Quá trình training có vai trò vô cùng quan trọng với một doanh nghiệp. Nó sẽ giúp sàng lọc nhân sự, là căn cứ đánh giá chất lượng nhân viên trong quá trình thử việc. Cũng từ đó mà người lãnh đạo có thể đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác.

Công việc training giúp cho chất lượng nhân sự toàn công ty tăng cao, làm tăng hiệu suất công việc hơn. Bên cạnh đó hoạt động này còn giúp doanh nghiệp ổn định được tổ chức, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp, hạn chế tối đa sai sót xảy ra.

3.2 Với nhân viên

Với những nhân viên mới, hoạt động training sẽ giúp họ tiếp cận công việc, làm quen với môi trường tốt hơn, từ đó tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này nếu nhân viên mới thể hiện tốt sẽ có cơ hội được làm chính thức.

Trong trường hợp là nhân viên chính thức, việc training giúp hiệu quả công việc nâng cao, xác định khả năng làm việc nhóm. Đặc biệt hơn, công ty còn có nhiều cơ hội tìm kiếm nhân tài mới.

Với nhân viên lâu năm, hoạt động training sẽ góp phần nâng cao nghiệp vụ của họ. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể giúp họ tiếp cận được với những xu hướng mới thông qua các chương trình đào tạo, từ đó, tạo nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có chuyên môn nghiệp vụ cao và nắm bắt tốt xu hướng.

Nhìn chung, hoạt động training mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Chính vì vậy nó rất quan trọng và dường như không thể thiếu nếu công ty muốn phát triển lâu dài.

Xem thêm: Những sai lầm thường mắc trong quy trình đào tạo nhân sự mới

training nghĩa là gì
Tầm quan trọng của training

4. Những hình thức training phổ biến

Những hình thức training phổ biến hiện nay được nhiều công ty áp dụng đó là: Họp nội bộ định kỳ, training qua công việc, kèm cặp trực tiếp. Cụ thể về từng hình thức ra sao, hãy cùng theo dõi tiếp nhé!

4.1 Họp nội bộ định kỳ

Họp nội bộ định kỳ trong hoạt động training là việc đào tạo nhân sự công ty qua các buổi tọa đàm, gặp mặt của toàn bộ doanh nghiệp hoặc phân chia theo phòng ban. Tùy thuộc vào từng công ty mà buổi họp này có thể định kỳ theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm.

Thông qua buổi họp mặt này sẽ giúp từng cá nhân tự nhận thức, nâng cao năng lực và rèn luyện thêm về kiến thức cũng như kỹ năng mềm. Có rất nhiều công ty đang áp dụng cách này để đào tạo nhân viên mới về các chủ đề, kỹ năng cụ thể.

4.2 Training qua công việc

Việc đào tạo, training qua công việc là hình thức nhân viên sẽ được học hỏi qua công việc thực tế. Thế nhưng với cách này cần đảm bảo một điều kiện đó là có thời gian để đào tạo người mới để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất chung toàn công ty.

Trên thực tế, training qua công việc sẽ phù hợp hơn với các vị trí mang tính thực hành cao như: Kế toán, thiết kế, content,…

4.3 Kèm cặp trực tiếp

Kèm cặp trực tiếp trong training chính là người quản lý, người được giao nhiệm vụ sẽ phải hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ cho nhân viên mới. Đối với cách này, người hướng dẫn sẽ dễ dàng truyền đạt lại những kinh nghiệm, kỹ năng hơn để người mới dễ thích nghi với công việc.

phương pháp training
Những hình thức training phổ biến

Trên đây chính là 3 hình thức training mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà công ty sử dụng cách khác nhau. Tuy nhiên cũng có những công ty linh hoạt sử dụng cả 3 hình thức trên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp onboard ứng viên từ xa trong mùa dịch

5. Các bước training nhân sự

Chương trình đào tạo nhân viên hiện nay sẽ được thực hiện theo 4 bước sau đây:

5.1 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Việc xác định rõ việc đào tạo cho ai và để làm gì sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một chương trình đào tạo nhân viên hợp lý và hiệu quả. Chính vì thế, bộ phận đào tạo cần xác định rõ nhóm đối tượng cần đào tạo. Đồng thời liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu đào tạo chính. Đây sẽ là căn cứ quan trọng giúp bộ phận đào tạo thiết kế chương trình training phù hợp nhất.

5.2 Bước 2: Xây dựng quy trình đào tạo

Sau khi xác định rõ nhu cầu đào tạo, bước thứ 2 trong quy trình đào tạo nhân viên là đưa ra một kế hoạch training cụ thể, rõ ràng với các nội dung chính sau:

  • Tên của chương trình đào tạo nội bộ
  • Mục tiêu đề ra sau mỗi chương trình
  • Đối tượng nhân viên của chương trình training
  • Phòng ban, nhân sự phụ trách hoạt động training
  • Nội dung và hình thức đào tạo cho nhân sự
  • Phân bổ thời gian, chi phí và địa điểm cho hoạt động đào tạo nhân sự
  • Một số điều kiện khác…

5.3 Bước 3: Triển khai và đánh giá

Khi kế hoạch đào tạo đã được chuẩn bị xong, doanh nghiệp cần tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo tới họ những nội dung của buổi training. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa, giá trị mà chương trình đào tạo mang lại.

hoạt động training
Các bước training nhân sự

Bên cạnh đó, sau khi buổi training hoàn thành, doanh nghiệp cần đánh giá sự hiệu quả của nó dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Từ đó, đề xuất những giải pháp khắc phục hiệu quả cho những mục tiêu chưa hoàn thành.

Hiện nay training là một hoạt động khá phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp. Bởi nó giúp chất lượng nhân viên nâng cao hơn, phù hợp với môi trường hơn. Như vậy, với bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tổng hợp các thông tin có liên quan đến training và hiểu training nghĩa là gì.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: