Mẫu Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn Hay Và Ấn Tượng

Có cần gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn?

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn là một điều quan trọng trong cuộc sống và trong quá trình tìm kiếm việc làm. Việc gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn không chỉ là cách thể hiện lòng biết ơn, mà còn là một cơ hội để tạo ấn tượng tích cực và tăng khả năng thành công. Trên con đường tìm kiếm công việc, một thư cảm ơn có thể là yếu tố quyết định giúp bạn nổi bật giữa hàng ngàn ứng viên khác.

1. Có Nên Gửi Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn?

Gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn là một cách thể hiện sự chuyên nghiệp và quan tâm đến vị trí công việc. Hành động này không chỉ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà còn tạo cơ hội nhắc nhở họ về ứng viên xuất sắc như bạn. Trong thư, bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn về thời gian và sự quan tâm của người phỏng vấn, đồng thời nhấn mạnh lại những điểm mạnh của mình phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Có Nên Gửi Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn?

Tuy nhiên, việc gửi thư cảm ơn cần được thực hiện một cách khéo léo và đúng mực. Nội dung thư nên ngắn gọn, chân thành và không gây áp lực cho người nhận. Bạn có thể nhắc lại một vài điểm thú vị từ cuộc trò chuyện hoặc cung cấp thêm thông tin mà mình quên đề cập trong buổi phỏng vấn. Điều quan trọng là tránh lặp lại những gì đã nói và giữ giọng điệu chuyên nghiệp.

Xem thêm: R&D là gì? Kỹ năng cần có của nhân viên R&D

2. Cách Viết Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn

Để viết thư cảm ơn sau phỏng vấn hay và ấn tượng, bạn hãy tham khảo nội dung sau:

2.1. Tiêu Đề Thư

Khi soạn thảo email cảm ơn sau buổi phỏng vấn, đừng xem nhẹ tầm quan trọng của phần tiêu đề. Trong bối cảnh hộp thư điện tử của nhà tuyển dụng luôn tràn ngập thông tin, một tiêu đề ấn tượng có thể giúp thư của bạn nổi bật và thu hút sự chú ý. Hãy đặt tiêu đề ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin cần thiết bao gồm cả tên của bạn.

Khi viết phần tiêu đề, bạn hãy ghi nhớ hai yếu tố quan trọng: đối tượng nhận thư và mục đích của email. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một tiêu đề phù hợp và hiệu quả. Ví dụ, bạn có thể sử dụng mẫu “Cảm ơn về buổi phỏng vấn [Tên vị trí] – [Họ và tên]”.

Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Front End dành cho Intern

2.2. Phần Mở Đầu

Với phần mở đầu thư cảm ơn sau phỏng vấn, hãy tạo ấn tượng tích cực ngay từ những dòng đầu tiên. Bắt đầu bằng một lời chào kèm theo lời cảm ơn chân thành đối với nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian và công sức cho buổi gặp gỡ. Tiếp theo, bạn có thể chia sẻ ngắn gọn về những cảm nhận tích cực từ cuộc phỏng vấn như không khí chuyên nghiệp, sự thân thiện của đội ngũ phỏng vấn hay những thông tin hữu ích mình thu được.

Cách mở đầu này không chỉ thể hiện sự trân trọng mà còn giúp nhà tuyển dụng nhớ lại buổi gặp gỡ với bạn một cách tích cực, tạo nền tảng tốt cho phần nội dung chính của bức thư.

Cách Viết Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn

2.3. Phần Nội Dung

Khi viết thư cảm ơn, hãy đi thẳng vào trọng tâm. Khẳng định rõ ràng nguyện vọng của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển, thể hiện sự phù hợp của bạn với văn hóa công ty. Tuy nhiên, nếu sau buổi phỏng vấn, bạn nhận thấy vị trí không phù hợp, đừng ngần ngại bày tỏ điều đó một cách chân thành và lịch sự. Giải thích ngắn gọn lý do cá nhân sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao sự thẳng thắn của bạn đồng thời tạo ấn tượng tốt cho các cơ hội tương lai.

Phần tiếp theo của thư nên tập trung vào việc nhắc lại và phân tích sâu hơn các vấn đề đã thảo luận trong buổi phỏng vấn. Liên kết những điểm này với kỹ năng và kinh nghiệm cụ thể của bạn đồng thời chứng minh rõ ràng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Đây cũng là cơ hội tốt để bổ sung hoặc làm rõ những điểm mà bạn cảm thấy chưa trình bày đủ trong buổi phỏng vấn do căng thẳng hoặc thiếu thời gian.

Thể hiện sự nhiệt huyết và mong muốn đóng góp:

Qua bài kiểm tra MBTI, tôi nhận thấy mình thuộc tuýp [tên loại hình MBTI của bạn], với khả năng [kỹ năng cụ thể, ví dụ: phân tích dữ liệu, giao tiếp, sáng tạo]. Tôi tin rằng những điểm mạnh này sẽ giúp tôi đóng góp hiệu quả vào vị trí [tên vị trí], đặc biệt là trong việc [việc cụ thể mà bạn có thể làm tốt, ví dụ: xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển sản phẩm mới]. Tôi rất hào hứng được ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm của mình để tạo ra giá trị cho công ty.

>>>Tìm hiểu thêm: mbti là gì?

2.4. Phần Kết

Cuối cùng, bạn có thể đặt câu hỏi gợi ý để xem rẳng nhà tuyển dụng cần mình bổ sung thêm thông tin sau buổi phỏng vấn hay không đồng thời hãy nhắc nhở họ về thời hạn phản hồi kết quả. Bạn cần lưu ý rằng, đừng tiếc lời cảm ơn vì thời gian quý báu mà nhà tuyển dụng đã dành cho cuộc phỏng vấn và đọc thư cảm ơn của bạn. Sự lịch sự và tế nhị sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Xem thêm: [Thời Trang Phỏng Vấn] Đi Phỏng Vấn Ngân Hàng Nên Mặc Gì?

3. Lưu Ý Khi Viết Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn

Lưu ý khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

Khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên nhớ:

  • Gửi thư cảm ơn trong thời gian ngắn: Hãy gửi thư cảm ơn trong vòng 24-48 giờ sau cuộc phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt và cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn.
  • Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Viết thư cảm ơn bằng ngôn ngữ lịch sự, chính xác và chuyên nghiệp., tránh sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, viết tắt hoặc ngôn ngữ không chính thức.
  • Bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng: Diễn đạt sự cảm kích và trân trọng của bạn với nhà tuyển dụng vì đã cung cấp cơ hội phỏng vấn cho bạn.
  • Tóm tắt lại ấn tượng tích cực: Đề cập đến những điểm đặc biệt hoặc những câu trả lời tốt mà bạn đã có trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể nhắc lại những khía cạnh nổi bật của bản thân mà bạn muốn nhà tuyển dụng nhớ đến.
  • Đảm bảo tính cá nhân: Hãy đảm bảo rằng thư của bạn mang tính cá nhân bằng cách đề cập đến người phỏng vấn theo tên và nhắc đến những cuộc trò chuyện cụ thể trong cuộc phỏng vấn.
  • Tính toàn diện và chi tiết: Đảm bảo thư của bạn đề cập đến tất cả các điểm chính mà bạn muốn truyền đạt, bao gồm lòng biết ơn, đánh giá cao vị trí công việc, công ty, sự sẵn lòng chia sẻ thông tin bổ sung nếu cần thiết.
  • Chính tả và ngữ pháp chính xác: Kiểm tra chính tả, ngữ pháp của thư cảm ơn để đảm bảo rằng nó không có lỗi và gửi một bức thư chuyên nghiệp.
  • Kết luận lịch sự: Kết thúc thư bằng một lời chào và lời cảm ơn cuối cùng.
  • Tuân thủ định dạng và quy cách: Đảm bảo rằng thư của bạn tuân thủ định dạng và quy cách chung của một thư cảm ơn chuyên nghiệp. Bạn hãy sử dụng font chữ, kích cỡ chữ phù hợp, căn chỉnh văn bản, đảm bảo định dạng thư gọn gàng và dễ đọc.
  • Kiểm tra lại trước khi gửi: Trước khi gửi thư cảm ơn, bạn hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra lại nội dung, lỗi chính tả và các chi tiết khác để đảm bảo rằng thư của bạn hoàn chỉnh, chuyên nghiệp.

Xem thêm: Ý thức tương tác của ứng viên đối với nhà tuyển dụng

4. Tham Khảo Mẫu Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn Hay

Dưới đây là một số mẫu thư cảm ơn sau phỏng vấn bằng tiếng Việt và tiếng Anh mà các bạn có thể tham khảo để viết được một mẫu thư ấn tượng, chuyên nghiệp.

4.1 Thư Cảm Ơn Tiếng Việt

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

4.2 Thư Cảm Ơn Tiếng Anh

Mẫu 4

Mẫu 5

5. Cách Viết Thư Cảm Ơn Phỏng Vấn Không Đạt Kèm Mẫu Tham Khảo

5.1. Trượt Phỏng Vấn Có Cần Viết Thư Cảm Ơn Không?

Viết thư cảm ơn sau khi vượt qua vòng phỏng vấn là điều bình thường, nhưng việc viết thư khi không vượt qua vòng phỏng vấn lại khiến nhiều ứng viên cảm thấy băn khoăn. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, viết thư cảm ơn dù có buổi phỏng vấn không thành công là cách đơn giản để thể hiện sự chuyên nghiệp, khéo léo và văn minh của ứng viên.

Không những vậy, việc dành lời cảm ơn cho công ty dù không có cơ hội hợp tác cũng là cách tạo ấn tượng thông minh, giúp bạn mở rộng vòng quan hệ và kết nối trong ngành. Khi đó, biết đâu cánh cửa này đóng lại chính là cơ hội mở ra những cánh cửa khác tốt đẹp và phù hợp với bạn hơn. Chưa dừng lại ở đó, khi nhận được phản hồi của bạn, nhà tuyển dụng cũng sẽ chẳng tiếc thời gian để gửi tới bạn những nhận xét, chia sẻ hữu ích giúp bạn tiến bộ và hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai.

>>>Xem thêm: Cách deal lương khi phỏng vấn xin việc.

5.2. Tham Khảo Mẫu Thư Cảm Ơn Phỏng Vấn Không Đạt

Dưới đây là 5 mẫu thư cảm ơn phỏng vấn không đạt mới nhất được JobsGO tổng hợp, bạn hãy tham khảo và sử dụng khi cần:

Mẫu số 1

THƯ CẢM ƠN

Kính gửi Anh/Chị […],

Em là […]. Cảm ơn anh/chị và Quý công ty đã dành thời gian và tạo điều kiện để em được tham dự buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí [vị trí ứng tuyển].

Buổi phỏng vấn vừa qua đối với em là một cơ hội vô cùng quý báu để thêm có cơ hội hiểu thêm về công ty cũng như thể hiện mong muốn được ứng tuyển vào vị trí công việc này.

Dù không có cơ hội đi tiếp nhưng sau cuộc tiếp xúc với những người có trình độ chuyên môn cao ở công ty, em nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời để nhận ra khả năng thực sự, tiếp tục học hỏi, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn của mình và hoàn thiện các kỹ năng khác của bản thân.

Chúc anh/chị có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Chúc Quý công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

Ký tên,

Mẫu số 2

THƯ CẢM ƠN SAU BUỔI PHỎNG VẤN 

Kính gửi: Ban tuyển dụng công ty [tên công ty].

Tôi tên là [họ và tên]. Vừa qua, tôi đã tham gia cuộc phỏng vấn được tổ chức bởi Quý công ty để ứng tuyển vào vị trí [vị trí ứng tuyển].

Đây là một cơ hội rất may mắn đối với tôi vì có cơ hội trực tiếp thể hiện nguyện vọng và trao đổi thẳng thắn với Quý công ty về các điều kiện tuyển dụng. Nhờ vào cuộc phỏng vấn, tôi đã hiểu rõ hơn về những điểm mạnh, điểm thiếu sót cần khắc phục của bản thân mình.

Đồng thời tôi cũng nhận thấy được sự chuyên nghiệp, thân thiện trong phong cách làm việc của Quý công ty. Đây sẽ một môi trường làm việc lý tưởng giúp tôi khai thác được những khả năng của mình đồng thời hoàn thiện những thiếu sót để nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm khác.

Dù không được đi tiếp nhưng tôi cũng đã học hỏi thêm được rất nhiều điều. Tôi muốn cảm ơn Quý công ty vì đã dành thời gian để tôi tham gia cuộc phỏng vấn. Chúc Quý công ty đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

Ký tên,

Mẫu số 3

  THƯ CẢM ƠN SAU BUỔI PHỎNG VẤN CÔNG TY …

Kính gửi Anh/Chị….

Em là….. Cảm ơn Anh/Chị và quý công ty đã tạo điều kiện cho em tham dự vào buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí….

Buổi phỏng vấn vừa qua là cơ hội rất lớn với em vì em được thể hiện khả năng và nguyện vọng của mình. Nhờ cuộc trao đổi thẳng thắn về các điều kiện tuyển dụng với quý công ty mà em có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân cũng như biết thêm về phong cách làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện của công ty.

Dù kết quả không như mong đợi nhưng em cũng xin chân thành cảm ơn anh và công ty đã dành thời gian quý báu của mình để phỏng vấn em.

Chúc anh và quý công ty đạt được thành tựu mới. Hy vọng sớm nhận được quyết định từ phía công ty.

Chữ ký,

Mẫu số 4

Kính gửi: Ông/ Bà (người tuyển dụng)/ Quý công ty ABC

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Trần Văn A, người đã tham gia phỏng vấn tại văn phòng của quý công ty vào lúc 14h30 chiều ngày … tháng … năm… với vị trí Nhân viên kinh doanh. Hôm nay, tôi đã nhận được thông báo của quý công ty về việc tôi chưa phù hợp với vị trí này tại công ty.

Đầu tiên, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến quý công ty vì đã dành thời gian đánh giá hồ sơ, trao đổi và phỏng vấn tôi.

Tôi cảm thấy cực kỳ yêu thích và ấn tượng với cách thức hoạt động của quý công ty. Tuy tôi khá buồn vì mình không có cơ hội trở thành một nhân sự của quý công ty nhưng tôi hiểu rằng mình chưa thực sự phù hợp với vị trí đó và tôn trọng quyết định của quý công ty.

Tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ phía công ty lý do tôi không được nhận vào làm việc để tôi có thể thay đổi, hoàn thiện bản thân hơn nữa. Mong rằng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác với nhau ở một thời điểm phù hợp hơn.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty. Hy vọng công ty sẽ ngày càng phát triển bền vững trong tương lai.

Trân trọng,

Trần Văn A [Tên bạn]

[Số điện thoại liên hệ]

[Email liên hệ]

Mẫu số 5

Kính gửi: Quý công ty ABC

Tôi tên là …,  người đã tham gia phỏng vấn tại văn phòng của quý công ty vào lúc 8h30 sáng ngày … tháng … năm… với vị trí Nhân viên hành chính nhân sự.

Hôm nay, tôi đã nhận được thông báo của quý công ty về việc tôi chưa phù hợp với vị trí này. Cảm ơn quý công ty đã cho thông tin cho tôi biết điều này.

Thật buồn vì không được trở thành một phần trong công ty của anh/chị, nhưng buổi phỏng vấn thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi. Tôi chúc anh/chị và đội ngũ nhân viên công ty mạnh khoẻ, gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn..

Thân mến

Hoàng Bảo A.

Tóm lại, việc viết thư cảm ơn sau phỏng vấn không chỉ là một phép lịch sự mà còn là một cách để thể hiện sự chuyên nghiệp và quan tâm của bạn đến vị trí công việc cũng như công ty. Hãy tận dụng cơ hội này để gửi đi những lời cảm ơn chân thành và ghi nhận sự quan tâm của bạn đến nhà tuyển dụng. Một thư cảm ơn có thể là một bước quan trọng để tiến gần hơn đến mục tiêu của bạn trong việc tìm kiếm công việc.

6. Khi Nào Nên Gửi Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn?

Thời điểm lý tưởng để gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn thường là trong vòng 24 – 48 giờ sau cuộc gặp. Khoảng thời gian này đủ ngắn để ấn tượng của bạn vẫn trong tâm trí người phỏng vấn nhưng cũng đủ dài để bạn có thể suy ngẫm và soạn một bức thư chu đáo. Gửi thư quá sớm có thể tạo cảm giác vội vàng, trong khi gửi quá muộn có thể khiến bạn bị lãng quên trong quá trình tuyển dụng.

Tuy nhiên, thời điểm gửi thư cũng cần linh hoạt tùy theo tình huống cụ thể. Nếu bạn biết quyết định tuyển dụng sẽ được đưa ra nhanh chóng, việc gửi thư ngay trong ngày phỏng vấn có thể là cần thiết. Ngược lại, nếu quá trình tuyển dụng kéo dài, bạn có thể cân nhắc gửi thư sau 3-4 ngày để nhắc nhở nhà tuyển dụng về mình. Quan trọng nhất là đảm bảo nội dung thư chân thành, ngắn gọn và phù hợp với văn hóa công ty bạn đang ứng tuyển.

Tóm lại, việc viết thư cảm ơn sau phỏng vấn không chỉ là một phép lịch sự mà còn là một cách để thể hiện sự chuyên nghiệp và quan tâm của bạn đến vị trí công việc cũng như công ty. Hãy tận dụng cơ hội này để gửi đi những lời cảm ơn chân thành và ghi nhận sự quan tâm của bạn đến nhà tuyển dụng. Một thư cảm ơn có thể là một bước quan trọng để tiến gần hơn đến mục tiêu của bạn trong việc tìm kiếm công việc.

Câu hỏi thường gặp

1. Nếu Phỏng Vấn Qua Điện Thoại, Có Cần Gửi Thư Cảm Ơn Không?

Có. Nếu bạn đã trải qua một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, việc gửi thư cảm ơn vẫn được khuyến khích và có thể mang lại lợi ích.

2. Nên Làm Gì Khi Không Nhớ Tên Người Phỏng Vấn?

Khi không nhớ tên người phỏng vấn, bạn có thể:

  • Cố gắng tìm lại thông tin người phỏng vấn.
  • Nếu không tìm được, bạn có thể liên hệ với bộ phận nhân sự, giải thích tình huống một cách lịch sử và yêu cầu họ cung cấp tên và chứng danh của người phỏng vấn.
  • Trong trường hợp không thể lấy được thông tin, khi viết thư cảm ơn, bạn có thể sử dụng cách xưng hô chung như "Kính gửi Ban Tuyển dụng" hoặc "Kính gửi Người phụ trách tuyển dụng".

3. Làm Sao Nếu Không Nhận Được Phản Hồi Sau Khi Gửi Thư Cảm Ơn?

Nếu không nhận được phản hồi sau thư cảm ơn, bạn cần:

  • Hãy kiên nhẫn: Quá trình tuyển dụng có thể kéo dài và công ty có thể cần thời gian để đánh giá tất cả ứng viên.
  • Sau khoảng một tuần đến 10 ngày, bạn có thể gửi một email theo dõi ngắn gọn. Nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí và hỏi về tiến trình tuyển dụng.
  • Nếu bạn vẫn không nhận được phản hồi sau email thứ hai, có thể cân nhắc liên hệ qua điện thoại. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không trở nên phiền nhiễu.
  • Trong trường hợp vẫn không có phản hồi, có lẽ đã đến lúc tập trung vào các cơ hội khác.
Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: