Theo khối B học gì ngoài ngành y?

Đánh giá post

Đối với nhiều người, học khối B chỉ có thể thi… ngành y. Nhưng liệu bạn đã biết, ngoài ngành y ra vẫn còn rất nhiều ngành nghề khác với các cơ hội việc làm cực kì hấp dẫn hay không? Cùng JobsGO tìm hiểu về các ngành học khối B nhé!

Theo khối B học gì ngoài ngành y?

1. Tổng quan về khối B 

 

Nếu trước đây, khi nhắc tới khối B, người ta thường chỉ nghĩ đến 3 môn toán, hóa, sinh thì ngày nay các môn thi của khối B đã được mở rộng ra rất nhiều.

Cụ thể, hiện có các tổ hợp môn khối B sau:

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

B01: Toán, Sinh học, Lịch sử

B02: Toán, Sinh học, Địa lí

B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn

B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân

B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội

B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Nhiều trường đại học có ngành khối B hiện nay cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng như y học, dược học và điều dưỡng. Những trường này giúp sinh viên trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực y tế, đồng thời tạo cơ hội thực hành để phát triển toàn diện

2. Các ngành nên học nếu chọn theo khối B

Nếu bạn đang có ý định thi khối B nhưng chưa biết gì nhiều ngoài ngành y, sau đây JobsGO sẽ giới thiệu một vài ngành nghề để các bạn có thể tham khảo:

2.1. Công nghệ thực phẩm

– Tổng quan:

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm. Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm vô cùng phong phú, đa dạng. Theo học ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,… Những kiến thức này đều để nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. 

 

– Cơ hội việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có khả năng đảm nhận công việc với các vị trí như:
+ Kỹ sư quản lý quá trình chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất

+  Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng

+ Chuyên gia dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng
+ Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo

 

– Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào?
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Bách Khoa Tp.HCM
  • Đại học sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
  • Đại học Nông Lâm Tp.HCM
  • Đại học Quốc Tế- Đại học quốc gia Tp.HCM

> Ngành công nghệ thực phẩm là gì? Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm có cao không?

2.2. Chăn nuôi

– Tổng quan:

Ngành chăn nuôi là ngành chuyên nghiên cứu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật nông nghiệp và thủy sản, ứng dụng công nghệ để có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi với các kỹ thuật chăn nuôi phù hợp. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về các lĩnh vực như: Giải phẫu động vật, sinh lý động vật, di truyền động vật, tổ chức và phôi thai học, Vi sinh vật chăn nuôi, thú y cơ bản, thiết kế chuồng trại, công nghệ sinh học ứng dụng trong chăn nuôi, công nghệ sinh sản, thức ăn chăn nuôi,…

>> Nhà tuyển dụng thích kiểu sinh viên mới ra trường như thế nào?

 

– Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp ngành Chăn nuôi, sinh viên có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thú y, hay như các trạm khuyến nông hoặc phòng nông nghiệp địa phương với các vị trí:

  • Trực tiếp tiến hành công tác kỹ thuật chăn nuôi như thiết kế chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh thú y
  • Sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi
  • Nghiên cứu về di truyền giống, lựa chọn giống tốt
  • Tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm để tạo ra các loại giống mới cho năng suất và khả năng thích nghi cao hơn
  • Phối hợp với bác sĩ thú y trong quá trình thực hiện hồi phục sức khỏe cho vật nuôi
  • Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y
– Ngành chăn nuôi học trường nào?
  • Đại học Nông lâm TPHCM
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Nông lâm Thái Nguyên
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Cần Thơ

Theo khối B học gì ngoài ngành y?

2.3. Thú y 

– Tổng quan:

Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về các khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho động vật. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi. Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene… Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới luôn có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào. Vì thế, nhu cầu ngành thú y hiện đang rất lớn.

– Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp với tấm bằng bác sĩ thú y, các sinh viên có thể được vào làm việc tại cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương như các trạm thú y, viện nghiên cứu,… Ngoài ra, các bác sĩ thú y có thể đầu quân cho phòng mạch hoặc bệnh viện thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa. Nếu có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm, các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám, bệnh viện thú y cho riêng mình.

>> Bác sĩ thú y: Nghề có cơ hội việc làm cao của ngành y tế

 

– Ngành thú y học trường nào?
  • Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM
  • Trường Đại học Đông Đô
  • Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM
  • Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • Đại học Lâm Nghiệp
  • Trường Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế

>> Đại học không phải là lựa chọn duy nhất

2.4. Nuôi trồng thủy sản

– Tổng quan:

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động nuôi các loài thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Hiểu một cách đơn giản, nuôi trồng thủy sản là một ngành kỹ thuật nhằm đào tạo kỹ sư nuôi hay sản xuất động và thực vật dưới nước. Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Từ đó, sinh viên sẽ có đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp.

>> Học khối A thì nên chọn ngành nào?

 

– Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Nuôi trồng thủy sản, sinh viên có các cơ hội làm việc, thăng tiến tại:

+  Cơ sở nuôi trồng thủy sản

+  Cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản

+  Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản

+  Cơ quan khuyến ngư và quản lý nguồn lợi thủy sản

+  Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng – chế biến thủy sản

+  Cơ sở nghiên cứu (Viện, Trung Tâm,…) nuôi trồng và kinh tế thủy sản

+  Cơ sở đào tạo (Trường TCCN, Cao đẳng, Đại học,…) nuôi trồng thủy sản

+ Các cơ quan nhà nước (xã, huyện, tỉnh, bộ và các ban ngành)

 

– Ngành nuôi trồng thủy sản học trường nào?
  • Đại Học Nông Lâm TP.HCM
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Cần Thơ 
  • Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM
  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
  • Đại Học Công Nghiệp TPHCM

>> Học khối ngành kinh tế có là lựa chọn đúng?

Theo khối B học gì ngoài ngành y?

2.5. Phát triển nông thôn

– Tổng quan:

Phát triển nông thôn bao gồm tổ hợp những hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người. Mục đích của ngành phát triển nông thôn là tạo sự phát triển của vùng, lãnh thổ về nhiều mặt, đồng thời làm hạn chế phân hóa giàu nghèo, nâng cao đời sống của cư dân. Việc phát triển nông thôn nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững. Theo học chương trình đào tạo ngành phát triển nông thôn, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về xã hội học, phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn, phát triển cộng đồng, quản lý và phát triển nông thôn. Đồng thời, người học cũng sẽ được trang bị các kỹ năng lập chiến lược và kế hoạch phát triển, kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện, quản lý, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển nông thôn, tư vấn các vấn đề phát triển trong nông thôn.

– Cơ hội việc làm:


Cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành phát triển nông thôn khá đa dạng nhờ được đào tạo kiến thức đa ngành bên cạnh các kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Các cơ quan, đơn vị và vị trí việc làm kỹ sư ngành này có thể làm việc bao gồm:

+ Sở Kế hoạch đầu tư, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường
+ Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông lâm, Liên minh HTX
+ Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên và môi trường, Ban điều phối xây dựng nông thôn mới các huyện
+ Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
+ Các doanh nghiệp và các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh
+ Các tổ chức phi chính phủ, các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, … từ Trung ương đến địa phương, các dự án và chương trình khởi nghiệp nông thôn
+ Cán bộ công chức cấp xã

 

– Ngành phát triển nông thôn học trường nào?
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học An Giang

>> 4 trường Đại học top đầu Việt Nam năm 2020

Trong quá trình tìm kiếm nghề nghiệp, việc sử dụng công cụ hướng nghiệp là rất quan trọng. Những công cụ này giúp bạn xác định sở thích, năng lực và giá trị cá nhân, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về con đường sự nghiệp. Bằng cách tham gia các bài kiểm tra nghề nghiệp hoặc sử dụng phần mềm định hướng, bạn có thể có cái nhìn rõ hơn về những ngành nghề phù hợp với mình

Trên đây là những thông tin mà JobsGO đã tổng hợp để trả lời cho câu hỏi theo khối B thì học gì ngoài bác sĩ. Hi vọng rằng các bạn học sinh hiện đang theo đuổi khối B có thể đưa ra các lựa chọn các ngành nghề, trường lớp phù hợp nhất với sở thích và năng lực bản thân.

 

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: