Thể chế là gì? Dưới góc độ pháp lý, thể chế được hiểu là toàn bộ những quy định của một chế độ xã hội buộc tất cả công dân phải tuân thủ thực hiện. Vậy có những loại thể chế nào? Thể chế chính trị Việt Nam ra sao, hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Thể chế là gì?
Thể chế là gì? Thể chế là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực chính trị, pháp lý nhằm thể hiện chế độ, tư tưởng chính trị mà một quốc gia lựa chọn.
Nói cách khác, nó là tập hợp quy tắc xử sự chung mọi công dân trong quốc gia, xã hội buộc phải tuân thủ nhằm đảm bảo sự hài hòa các quyền lợi, trách nhiệm cá nhân và lợi ích cộng đồng. Không có trường hợp ngoại lệ, đối xử đặc biệt ưu tiên trong quá trình triển khai thực hiện thể chế của một đất nước.
Xem thêm: Ngành kinh tế chính trị là gì? Cơ hội việc làm ngành này ra sao?
2. Các loại thể chế
Có rất nhiều cách phân loại thể chế, mỗi cách đều mang những ý nghĩa riêng biệt nhất định, cụ thể như sau:
2.1. Thể chế chính thức
Thể chế chính thức là toàn bộ những quy tắc đã được quốc gia ban hành thành đạo luật và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Ở mỗi quốc gia sẽ có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hình thành thể chế khác nhau tùy thuộc vào đường hướng của Đảng và Bộ máy Nhà nước. Tại Việt Nam, các quy tắc được luật hóa và đưa vào hệ thống thể chế chính trị bao gồm Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết, Nghị định,…
2.2. Thể chế phi chính thức
Nếu như thể chế chính thức được ví như “phép vua” thì thể chế phi chính thức là “lệ làng”. Chúng được hiểu nôm na là những quy tắc xử sự chung đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, tuy không được luật hóa nhưng được nhiều người tuân thủ thực hiện. Hiện nay, các thể chế phi chính thức ở Việt Nam gồm có phong tục, tập quán, tập tục,…
2.3.Thể chế Nhà nước
Thể chế Nhà nước được hiểu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn xã hội.
2.4. Thể chế tư
Trái ngược với thể chế nhà nước, thể chế tư là toàn bộ những quy tắc, quy định của cơ quan, tổ chức ngoài Nhà nước như doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,… Mục tiêu đặt ra thể chế tư là thực hiện bài bản các quy định trong thể chế Nhà nước, đồng thời duy trì kỷ luật và phát huy thế mạnh từng cơ quan trong khuôn khổ pháp luật.
2.5. Thể chế xã hội
Thể chế xã hội có nhiều nét tương đồng so với thể chế phi chính thức. Nó chính là những phong tục tập quán, lẽ phải, chuẩn mực đạo đức, quy luật bất thành văn… được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Xem thêm: Quyết định là gì? Thẩm quyền, nội dung ban hành & các loại quyết định
3. Tìm hiểu về thể chế chính trị
Sau khi giải đáp thể chế làm gì, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về thể chế chính trị nói chung và thể chế chính trị Việt Nam nói riêng.
3.1 Thể chế chính trị là gì?
Thể chế chính trị được hiểu là bộ máy tổ chức nhà nước của mỗi quốc gia. Trên thực tế, mỗi đất sẽ có quyền lựa chọn thể chế riêng phù hợp với tình hình và năng lực quốc gia. Vì lẽ đó, thể chế chính trị còn được dùng để chỉ hệ thống các chế định hợp thành tổng thể các chế độ nhà nước, hình thức tổ chức nhà nước và toàn bộ các chế độ lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trong bối cảnh phát triển xã hội hiện đại, học lưu trữ học cũng trở thành một vấn đề quan trọng, giúp bảo tồn và quản lý thông tin, tài liệu phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu và phát triển của đất nước.
>>>Tìm hiểu thêm: Học lưu trữ học ra làm gì?
3.2 Cơ cấu của thể chế chính trị
Thể chế chính trị là khái niệm phức tạp được cấu thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có 3 yếu tố cấu thành chính là:
- Hệ thống pháp luật (các quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội được pháp luật quốc gia thừa nhận).
- Chủ thể tham gia thực hiện quản lý, áp dụng pháp luật (nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội).
- Toàn bộ các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện quản lý và vận hành xã hội.
>>>Tim hiểu thêm: Pháp lý là gì?
3.3 Đặc điểm của thể chế chính trị Việt Nam
Thể chế chính trị Việt Nam mang 3 đặc trưng cơ bản, khác biệt hoàn toàn với thể chế chính trị của các quốc gia khác trên thế giới như sau:
- Thể chế Việt Nam là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ. Cụ thể, Việt Nam đang hướng tới thể chế xã hội chủ nghĩa nhưng trình độ phát triển mới chỉ ở giai đoạn hình thành và phát triển. Toàn bộ các nhân tố kinh tế chính trị, con người,… xã hội chủ nghĩa mới chỉ là khuynh hướng và chưa được định hình rõ ràng. Cùng với đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở để nước ta xây dựng, đổi mới và phát triển.
- Thể chế chính trị của Việt Nam là sự phát triển mang tính logic từ chính thể cộng hòa dân chủ đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện tính kế thừa, phát triển, sự đổi mới và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền tài ba.
- Thể chế chính trị Việt Nam thuộc chế độ nhất nguyên một Đảng duy nhất. Đảng nắm vai trò lãnh đạo, đề ra các đường hướng chính sách, thể chế của quốc gia. Trong khi đó, Nhà nước nhận sự ủy thác quyền lực của Nhân dân và giao phó của đảng để thực hiện quản lý theo nguyên tắc quyền lực tập trung thống nhất. Toàn bộ quá trình này được thực hiện dưới sự giám sát của Nhân dân theo nguyên tắc “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” nhằm đảm ngăn chặn tối đa sự tha hóa, chuyên quyền, lạm quyền.
3.4 Phân loại thể chế chính trị Việt Nam
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm 3 tập hợp là Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc. Các tập hợp chính trị này gắn bó chặt chẽ, cùng hướng đến mục tiêu phát triển đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Nguyên tắc này mô tả và chi tiết hóa hệ thống chính trị Việt Nam như sau:
- Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền. Toàn bộ các đường hướng, chính sách phát triển, mục tiêu quốc gia,… đều do Đảng triển khai.
- Nhà nước dựa trên các đường hướng của Đảng, tiếp tục cụ thể hóa thành hệ thống quy phạm phạm pháp luật để quản lý, điều hành đất nước. Hoạt động quản lý của Nhà nước được phân chia thành 3 chức năng chính là Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Chính phù) và Tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
- Mặt trận và các đoàn thể với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị – xã hội rộng lớn nhất, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc do Đảng trực tiếp lãnh đạo và nhà nước giữ nhiệm vụ quản lý. Mặt trận Tổ quốc là thành viên của Đảng, hoạt động bằng phương pháp Hiệp thương dân chủ để liên kết các tổ chức chính trị – xã hội thành viên cùng tập hợp và thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị.
Xem thêm: Chuyên viên pháp chế là gì? Mô tả công việc, vai trò
Như vậy, với các thông tin chia sẻ trong bài viết, JobsGO đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “thể chế là gì?” và toàn bộ các thắc mắc liên quan. Nếu có thông tin hữu ích xoay quanh thể chế, hãy để lại dưới phần bình luận để mọi người cùng tham khảo. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)