Sinh viên Đại học: Lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm

4.5/5 - (2 votes)

Làm thêm là một hiện tượng khá phổ biến ở sinh viên Đại học. Vậy lợi ích và tác hại của việc đi làm thêm là như thế nào? Cùng JobsGO tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Những lợi ích từ việc đi làm thêm

JobsGO tin rằng, mỗi chúng ta đều đã hoặc đang trải nghiệm một vài công việc làm thêm nào đó trong quãng đời sinh viên của mình. Vậy tại sao làm thêm lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng chúng mình tìm câu trả lời bằng cách “điểm mặt” các lợi ích của việc làm thêm qua những nội dung sau đây.

Làm thêm giúp sinh viên có thu nhập

Làm thêm giúp sinh viên có thu nhập
Làm thêm giúp sinh viên có thu nhập

Lợi ích đầu tiên mà việc làm thêm mang lại là tạo ra thu nhập cho sinh viên. Bước vào cánh cổng Đại học, chắc hẳn bất kỳ ai cũng mong muốn bản thân có thể sống tự lập, tự lo cho mình. Ngoài ra, còn có những bạn sinh viên với hoàn cảnh khó khăn, gia đình không đủ điều kiện trang trải cho học phí và sinh hoạt phí nên các bạn muốn kiếm thêm thu nhập để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Và làm thêm là con đường mà các bạn hướng tới. 

👉 Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: “Sinh viên có nên đi làm thêm không?”

Làm thêm để trau dồi, tích lũy kinh nghiệm

Không chỉ tạo ra thu nhập mà làm thêm còn giúp các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất mới “chân ướt chân ráo” bước vào cánh cổng Đại học tích lũy, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm sống. Bởi đi làm thêm sẽ là cách để bạn nắm rõ được những kiến thức xoay quanh công việc của bản thân. Và nếu công việc bạn đang làm có liên quan tới ngành học thì đó còn là điều vô cùng thuận lợi, tạo cho bạn nền tảng vô cùng vững chắc khi xin việc sau này. 

Hơn thế, những sinh viên đi làm thêm còn học được nhiều kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm và có những cái nhìn chân thực hơn về đời sống xã hội. Đó sẽ là cơ hội để sinh viên được tôi luyện, rèn rũa và giúp các bạn cứng cáp hơn khi bước vào đời bằng chính đôi chân của mình. 

👉Xem thêm: CV xin việc cho sinh viên năm nhất.

Mở rộng mối quan hệ

Mở rộng mối quan hệ
Mở rộng mối quan hệ xã hội

Đến với cuộc sống Đại học, chắc hẳn nhiều bạn sẽ có cảm giác lạ lẫm, bơ vơ khi phải xa gia đình để sinh sống và học tập tại một môi trường mới. Tuy nhiên, làm thêm sẽ giúp các bạn xua tan đi tâm trạng đó. Khi đi làm, các bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều người hơn và mở rộng những mối quan hệ của bạn. Điều đó giúp bạn tô điểm cho cuộc sống Đại học trở nên ý nghĩa, nhiều màu sắc. 

Hơn thế, từ những mối quan hệ này, các bạn sinh viên có thể học hỏi được nhiều điều để ngày càng hoàn thiện bản thân trong tương lai.

👉 Xem thêm: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho sinh viên

Những tác hại của đi làm thêm

Cái gì cũng có hai mặt của nó và làm thêm cũng vậy. Ngoài những lợi ích hấp dẫn kể trên, đi làm thêm cũng để lại nhiều hệ lụy khó lường. Đó là:

Ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập

Những tác hại của đi làm thêm
Những tác hại của đi làm thêm

Tác hại của việc đi làm thêm là gây ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của sinh viên. Khi quá chìm đắm trong việc kiếm tiền, nó sẽ khiến bản thân bạn trở nên mệt mỏi, căng thẳng và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Và tất nhiên, với một tình trạng sức khỏe không đảm bảo, chắc chắn việc học tập của bạn sẽ không đạt được mong đợi. Đặc biệt là đối với những sinh viên năm nhất chưa quen với nhịp độ và cách thức tiếp cận tri thức trên giảng đường Đại học thì việc làm thêm quá nhiều rất dễ khiến bạn bị “sốc” kiến thức và khó có thể bắt kịp các bạn khác. 

Gặp phải đa cấp lừa đảo

Một tác hại nữa của việc đi làm thêm là gặp phải đa cấp lừa đảo. Bởi sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất còn non nớt trong kinh nghiệm, thiếu sự trải đời nên sẽ trở thành “con mồi” của bọn đa cấp, lừa đảo. Với những lời mời chào ngon ngọt như “không cần bằng cấp”, “không cần kinh nghiệm” vẫn thành công, các bạn sinh viên sẽ rất dễ sập bẫy bọn chúng. Nếu không đủ tỉnh táo thì từ mục tiêu kiếm thêm thu nhập, việc làm thêm có thể khiến bạn trở thành con nợ trong “nháy mắt”.  

👉 Xem thêm: Top 8 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất 2021

Gặp phải đa cấp lừa đảo
Gặp phải đa cấp lừa đảo

Làm thêm chưa bao giờ là một điều xấu và không nên. Ngoài việc học tập, sinh viên cũng có thể sử dụng MBTI trắc nghiệm để khám phá tính cách và tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp, giúp họ phát triển kỹ năng mềm và tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: