Storyboard là gì? 14 phần mềm tạo Storyboard tốt nhất 2024

Đánh giá post

Storyboard là gì? Vẽ Storyboard là gì? Tại sao bạn nên dùng Storyboard? Và cách tạo ra một Storyboard như thế nào? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu Storyboard là gì?

Storyboard là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong việc tạo ra hình ảnh, video chất lượng. Thế nhưng để giải nghĩa Storyboard là gì thì không phải ai cũng biết.

Hiểu một cách đơn giản thì Storyboard chính là bản vẽ chứa đựng câu chuyện mà bạn muốn truyền đạt đến người khác. Nó sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát về câu chuyện mà bạn định kể trong từng khung hình riêng.

Storyboard được người làm tạo ra thành các khung hình có hoa văn, họa tiết hoặc hình ảnh đại diện cho mỗi cảnh quay khác nhau. Bên cạnh đó cũng có kèm theo các ghi chú về mọi thứ diễn ra hoặc lời thoại được nhắc trong cảnh đó.

👉 Xem thêm: Digital Painting là gì?

Tìm hiểu storyboard là gì?

Những lý do bạn nên dùng Storyboard

Dưới đây là 3 lợi ích hàng đầu của Story board.

Là cách tối ưu nhất chia sẻ ý tưởng

Với việc sử dụng hình ảnh nó sẽ giúp cho bạn dễ dàng chia sẻ hoặc giải thích ý tưởng video với người khác. Khi dùng Storyboard, bạn sẽ cho mọi người thấy được chính xác video được làm như thế nào, trông ra sao. Như vậy mọi người sẽ dễ dàng hiểu nhau hơn.

👉 Xem thêm: Visual Art là gì?

Sử dụng Story board dễ dàng hơn trong việc sản xuất

Mỗi khi phân cảnh video, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch sản xuất. Nó bao gồm các cảnh, thứ tự cảnh và cách để hình ảnh đó xuất hiện đúng với nội dung kịch bản.

Ngoài ra bảng phân cảnh cũng là để đề xuất quay chi tiết từ góc quay mà bạn muốn thực hiện. Như vậy, quá trình làm video của bạn cũng dễ dàng hơn nhiều và đảm bảo không bỏ sót cảnh nào.

Giúp tiết kiệm nhiều thời gian

Có thể ban đầu bạn sẽ mất vài phút để sắp xếp các Storyboard với nhau. Thế nhưng khi làm việc lâu dài thì nó lại giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức cho lần sau.

Không chỉ có vậy, với Storyboard cũng giúp cho quá trình sáng tạo trở nên dễ dàng hơn.

Với những lý do này, chắc chắn bạn không thể không sử dụng Storyboard mẫu rồi đúng không nào?

👉 Xem thêm: “Đón đầu” cơ hội việc làm thời 4.0 với tính năng Video CV mới

Tại sao bạn nên dùng Storyboard?

Cách để tạo ra một Storyboard chuẩn

Tạo ra Storyboard không quá khó, để có những hình ảnh đẹp, chất lượng bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Hãy tạo Timeline

Đầu tiên hãy xem video mà mình muốn dựng có độ dài mấy phút. Có video kéo dài 5-10 phút, nhưng cũng có video chỉ 5-6 giây. Tuy nhiên cho dù video có thời gian như thế nào cũng cần tạo timeline về thời gian, vấn đề sẽ xảy ra và sản phẩm cần xuất hiện,…

👉 Xem thêm: Timeline là gì?

Bước 2: Lên kịch bản và những cảnh quay quan trọng

Để có video hay, thu hút, bạn cần phải lên ý tưởng, kịch bản từ trước, đặc biệt là những cảnh điểm nhấn có trong video. Nó cũng có thể là đặc trưng sản phẩm hoặc vấn đề mà người xem đang quan tâm.

Cách để tạo ra một Storyboard chuẩn.

Bước 3: Hãy chọn cho mình công cụ Storyboarding

Có rất nhiều các công cụ Storyboarding cho bạn. Có thể in mẫu trên google hoặc sử dụng các phần mềm để tạo như: Adobe illustrator, Adobe Indesign,… và đừng quên lập Storyboard có hình nhỏ cùng kích thước của video nhé.

Bước 4: Hãy phác thảo hình ảnh

Căn cứ vào khả năng vẽ của mình mà có thể tạo ra ký tự, hình nền hoàn tất để minh họa. Tuy nhiên cũng có thể cắt dán hình ảnh để mỗi cảnh được trực quan nhất.

Nên nhớ rằng không cần vẽ toàn bộ đạo cụ, cũng không cần tô màu. Điều bạn cần cung cấp đầy đủ hình ảnh để mọi người biết có những gì, có nhân vật nào, khung hình ra sao. Khi đó, kịch bản và ghi chú sẽ điền nốt phần còn lại của chi tiết trong video.

Bước 5: Hãy thêm tập lệnh

Dưới mỗi bức tranh bạn cần phải đưa kịch bản và ghi chú những sự việc đang diễn ra. Đối với bảng phân cảnh cần giống một truyện tranh để người đọc hiểu chính xác video của bạn. Bên cạnh đó cũng có thể ghi chú các góc quay, chuyển động hình ảnh và chuyển tiếp giữa các chi tiết trong quá trình quay.

👉 Xem thêm: Bỏ túi cách viết kịch bản “tuyệt cú mèo” cho Video CV

Một vài lưu ý khi bạn tạo Storyboard

  • Hãy sử dụng phần mềm vẽ Story board để công việc thêm nhẹ nhàng. Hiện nay có rất nhiều công cụ vẽ Storyboard, nó giúp bạn thực hiện công việc nhanh hơn và thực hiện ý tưởng tốt hơn. Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn các phần mềm như: Moviestorm, FrameForge, ShotPro, Storyboard Fountain, Make Storyboard,… và đặc biệt bạn còn có thể vẽ Storyboard online bằng chính những phần mềm hỗ trợ này.
  • Bạn hãy sử dụng Storyboard giống như một giấy quỳ để thử xem cái mà bạn muốn truyền tải người xem có dễ hình dung không?
  • Cần phải đảm bảo tính logic và mạch lạc xuyên suốt video. Cái bạn đang làm là một câu chuyện, vì thế mà cả nội dung và hình ảnh phải có sự thống nhất.
  • Hãy chia kịch bản của mình thành những phần nhỏ và đánh dấu phần quan trọng.

Những lưu ý này sẽ giúp bạn vẽ Story board đơn giản hơn. Nếu như đang theo đuổi công việc này, hãy “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm đó nhé.

Một vài lưu ý khi bạn tạo Storyboard

14 phần mềm vẽ Story board tốt nhất 2024

Bạn muốn tạo Storyboard? Dưới đây là 14 phần mềm tạo Storyboard tốt nhất 2024 mà bạn không nên bỏ qua.

Storyboarder

  • Giá: Không tính phí
  • Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux

Storyboarder là sản phẩm của Wonder Unit. Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những ai đang tìm kiếm một phần mềm tạo Story board miễn phí.

Trong Storyboarder, bạn có thể tìm thấy tất cả các công cụ mà bạn cần để vẽ hình khối, thêm đoạn hội thoại bao gồm các loại cọ để tạo nét thô, đường mảnh, tô màu,… Cùng với đó, Storyboarder cho phép bạn thêm, nhân bản, dán, sắp xếp các bức tranh để tạo nên một “bộ phim” liền mạch.

Storyboarder hoạt động cộng tác với Photoshop. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chỉnh sửa Storyboard trong Photoshop để có độ chính xác cao hơn. Những chi tiết mới sẽ tự động cập nhật trong Storyboarder. Phần mềm này cho phép bạn xuất file Premiere, Final Cut, Avid, PDF hoặc Animated GIF.

Storyboarder – một trong những phần mềm vẽ Storyboard miễn phí tốt nhất.

Toon Boom Storyboard Pro

  • Giá: $60/tháng hoặc $999 cho 1 lần mua
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

Toon Boom Storyboard Pro là một phần mềm kết hợp giữa vẽ, kịch bản, điều khiển camera, khả năng tạo hình động và âm thanh.

Toon Boom Storyboard Pro cho phép người dùng vẽ theo bất kỳ phong cách nào bằng các công cụ vẽ bitmap và vector; tạo chuyển động với camera 3D tích hợp với chế độ xem qua ống kính. Không chỉ thế, công cụ này còn cho phép nhập mô hình 3D 3D từ FBX, Alembic, Collada, OBJ, 3DS và nhập tập lệnh từ Final Draft cùng các định dạng hình ảnh, vector và âm thanh tiêu chuẩn.

Adobe Photoshop

  • Giá:$9.99/tháng
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

Adobe Photoshop là một phần mềm chỉnh sửa đồ họa nổi tiếng được phát triển và phát hành bởi hãng Adobe Systems. Phần mềm này cung cấp nhiều tính năng chỉnh sửa hình ảnh dựa trên pixel, đồ họa raster, vector.

Với Photoshop bạn không chỉ có thể tạo Storyboard của riêng mình mà còn có thể sử dụng những template Storyboard có sẵn được cung cấp miễn phí trên mạng.

Bạn có thể sử dụng Adobe Photoshop để vẽ Storyboard.

Storyboard Fountain

  • Giá: Không tính phí
  • Hệ điều hành: Mac

Ứng dụng web này tập trung vào việc chuyển từ kịch bản sang hình ảnh thông qua các bản phác thảo (sử dụng chuột hoặc bút wacom).

Storyboard Fountain được đánh giá là hoạt động hiệu quả trong việc chuyển cảnh. Theo đó, bạn có thể chọn những cảnh cần chỉnh sửa nhanh hoặc chạy demo và sắp xếp lại chúng mà không làm thay đổi những phân đoạn còn lại.

Boords

  • Price: $12-$24/tháng.
  • Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux

Boords là một trong những nền tảng tạo Storyboard được yêu thích nhất hiện nay. Công cụ này cung cấp hàng loạt template miễn phí cùng với các tính năng đa dạng cho phép bạn phác họa và tạo nên Storyboard của riêng mình. Bạn cũng có thể biến Storyboards thành đoạn phim hoạt hình với chỉ một cú click chuột.

Tuyệt vời hơn, Boords cho phép thiết lập tài khoản đa người dùng và chia sẻ nội dung trực tuyến miễn phí và an toàn.

FrameForge

  • Giá: $199
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

FrameForge không phải sự lựa chọn đầu tiên của giới hoạt họa nhưng được đánh giá cao bởi giới phim ảnh. Ưu điểm của FrameForge ngoài việc sở hữu các chức năng tương tự như những phần mềm khác thì nó còn tập trung sâu hơn vào phân đoạn kịch bản. Công cụ này cho phép chuyển kịch bản từ những ứng dụng viết kịch bản phổ biến như Fadein và Final Draft. Thêm vào đó bạn có thể dễ dàng di chuyển, xem xét các cảnh trước và sau để có cái nhìn bao quát cốt truyện.

Phần mềm này được đánh giá phù hợp cho những người làm việc trong ngành đạo diễn và phim ảnh, nghệ sĩ Indie hoặc những nhà làm phim có ý định thực hiện các dự án mang tính bước ngoặt mà không cần ngân sách lớn.

FrameForge thường được sử dụng bởi giới phim ảnh.

Prolost Boardo for After Effects

  • Giá: $29
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

Prolost Boardo là một công cụ bổ sung của phần mềm Adobe After Effects. Chương trình này cho phép ban xoay, nghiêng, thu phóng, di chuyển camera theo nhiều hướng khác nhau chỉ với một vài thiết lập. Không chỉ thế, nhờ các tính năng khác của After Effect, bạn còn có thể dễ dàng chỉnh sửa hoặc thay thế bất cứ thứ gì trên màn hình. Đưa sự sống động vào khung phác thảo với những chuyển động camera, sau đó chuyển tất cả sang một bản animatic cuối cùng, tất cả đều có trong After Effect.

Clip Studio Paint

  • Giá: $49
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

Clip Studio Paint (CSP) được nhiều họa sĩ sử dụng để vẽ truyện tranh và sắp xếp các trang truyện. Công cụ này có các chức năng giúp bạn sắp xếp khung theo phong cách truyện manga. Ngoài ra, CSP cũng giúp tạo Storyboard vì nó có giao diện tương đồng. Bạn có thể thiết kế template CSP và sử dụng nó nhiều lần để tạo Storyboard nhanh chóng hoặc tải template PSD và cài nó vào phần mềm.

StoryboardThat

  • Giá: $9.99/tháng
  • Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux

Storyboard That hỗ trợ tạo board cùng hình ảnh, lời thoại và cho phép sắp xếp bố cục một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Storyboard That chỉ cho phép sử dụng những hình ảnh có sẵn mà không cho phép vẽ thêm.

Nhìn chung, Storyboard That được đánh giá là không phù hợp với nghệ sĩ hoạt hình; thay vào đó, nó là công cụ tốt để lên kế hoạch hoặc lên ý tưởng nhanh.

Tạo Storyboard với Storyboard That, tại sao không?

OpenToonz

  • Giá: Không tính phí
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

Storyboard Fountain được thiết kế dựa trên phần mềm đồ họa 2D – Toonz, được sử dụng và thiết lập bởi Studio Ghibli. Công cụ này vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng vẫn có nhiều điểm nổi bật, bao gồm khả năng kết nối cốt truyện, giúp liên kết nhiều cảnh và sắp xếp hình ảnh. Tuy nhiên, chức năng tô màu của OpenToonz vẫn còn khá kém và có thể không đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người.

Krita

  • Price: Không tính phí
  • Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux

Krita có lẽ là phần mềm đồ hoạ phát triển nhanh chóng nhất trên thị trường. Nó có hàng trăm loại brush miễn phí cùng với hàng loạt bài hướng dẫn cho người mới sử dụng.

Mặc dù không phải là phần mềm chuyên về Storyboard mà thiên về vẽ và đồ hoạ số, song Krita vẫn là 1 trong số những phần mềm tạo Storyboard tốt nhất. Lý do là bởi công cụ này cho phép bạn làm mọi thứ: tạo Storyboard, vẽ, tô chỉ với một thiết lập.

Cần lưu ý rằng, Krita không chấp nhận các template đuôi PSD thông dụng và nếu bạn muốn sử dụng bạn cần chuyển file PSD thành đuôi PDF trước khi chèn vào Krita.

Krita chuyên về đồ họa số.

Plot

  • Giá: $10/tháng
  • Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux

Plot là một phần mềm web có tính năng đơn giản phù hợp cho người mới bắt đầu. Nó cho phép bạn vẽ các khung sẵn và chuyển chúng vào dự án, chèn thêm lời thoại và hướng di chuyển của camera. Plot cho phép chuyển đổi cảnh chỉ bằng những cú nhấp chuột, kéo thả vào khung sao cho chúng khớp với cốt truyện có sẵn. Bạn có thể vẽ trên desktop để điều khiển dễ dàng hơn, sau đó chuyển chúng vào Plot và sắp xếp chúng theo thứ tự. Việc còn lại chỉ là sử dụng các công cụ, chức năng để vẽ chi tiết và quản lý dự án hoàn toàn online.

Mischief

  • Giá: $25
  • Hệ điều hành: Mac, Windows

Mischief là một phần mềm đồ họa chuyên về vẽ và kí hoạ. Mischief hỗ trợ vẽ không giới hạn nhờ sở hữu một mặt phẳng vô hạn và ký họa chuyên sâu mà không cần những công cụ phức tạp.

Mischief thường được sử dụng để vẽ ký họa.

TVPaint

  • Giá: $600
  • Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux, Android

TVPaint Animation là gói phần mềm hoạt hình kỹ thuật số và sơn 2D được phát triển bởi TVPaint Developpement SARL có trụ sở tại Lorraine. Phần mềm cho phép người dùng tạo ra hình ảnh động trông giống như được tạo trên giấy nhưng nhanh hơn nhiều so với nếu họ sử dụng các phương pháp truyền thống nhờ các công cụ hiệu suất cao và dễ sử dụng.

Bạn đã bao giờ tạo Storyboard chưa? Nếu chưa, hãy thử nó vào lần sau khi bạn có ý tưởng cho video mới nhé. Và bạn sẽ ngạc nhiên đó vì Storyboard giúp quá trình tạo video trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: