Social Loafing Là Gì? Ảnh Hưởng Của Social Loafing Như Thế Nào?

Đánh giá post

Social Loafing là gì? Social Loafing được hiểu là “lười biếng xã hội” – một thuật ngữ được sử dụng để nói về một người trở nên lười biếng khi làm việc nhóm và ỷ lại vào những người khác. Trong bài viết hôm nay, JobsGO sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về Social Loafing.

1. Social Loafing Là Gì?

Social Loafing là gì? Social Loafing (“lười biếng xã hội”) là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả về xu hướng một người ít bỏ công sức, ít có sự tham gia đóng góp khi làm việc nhóm. Những người này thường có hiệu suất làm việc cá nhân tốt, nhưng khi làm việc nhóm lại kém hiệu quả hơn. Trong môi trường công sở, những người có xu hướng Social Loafing thường lười làm, dựa dẫm và đổ hết trách nhiệm cho đồng nghiệp.

Social Loafing Là Gì?
Social Loafing Là Gì?

2. Ví Dụ Về Hành Vi Social Loafing

Để hiểu rõ hơn Social Loafing là gì, chúng ta hãy cùng nhau xem qua những ví dụ dưới đây.

2.1. Ví Dụ 1: Social Loafing Trong Môi Trường Học Đường

Một trong những ví dụ điển hình của Social Loafing mà rất nhiều người trong số chúng ta đã từng phải đối mặt là làm việc nhóm khi học đại học.

Trong nhiều môn học, giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên lập nhóm từ 5 – 7 thành viên để hoàn thành một bài thuyết trình. Các bạn sinh viên thường chia nhỏ nhiệm vụ cho từng thành viên. Chẳng hạn như: bạn A tìm tài liệu phần 1, bạn B tìm tài liệu phần 2, bạn C (đồng thời là trưởng nhóm) tổng hợp thông tin và hoàn thiện nội dung, bạn D dựa trên nội dung bạn C tổng hợp để làm slide thuyết trình, bạn E và bạn F trực tiếp lên thuyết trình.

Tuy nhiên, A là một người có xu hướng Social Loafing nên đã chuẩn bị tài liệu một cách sơ sài, sai thông tin. Vì C là trưởng nhóm và muốn đạt kết quả cao nên C đã tự tìm tự tìm lại thông tin thay cho A. Kết quả là cả nhóm đều nhận được số điểm giống nhau nhưng C phải làm nhiều hơn trong khi A đóng góp ít công sức hơn.

Social Loafing là gì?
Social Loafing là gì?

2.2. Ví Dụ 2: Social Loafing Trong Môi Trường Công Sở

Tại công ty X, phòng kinh doanh 1 được giao nhiệm vụ phát triển kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới. Nhân viên Y có xu hướng Social Loafing thường trì hoãn nhiệm vụ được giao và không đưa ra đề xuất, ý kiến đóng góp để xây dựng kế hoạch vì nghĩ rằng đồng nghiệp sẽ làm điều đó.

Xem thêm: Guilty Pleasure Là Gì? Thú Vui Tội Lỗi – Thích Nhưng Vẫn Phải Giấu?

3. Lý Do Dẫn Đến Social Loafing Là Gì?

Lý do dẫn đến Social Loafing là gì? Dưới đây là 6 nguyên nhân thường thấy ở những người lười biếng xã hội.

3.1. Thiếu Động Lực

Thiếu động lực là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Social Loafing. Khi làm việc nhóm, một số thành viên có thể cảm thấy rằng nỗ lực của họ không được ghi nhận hoặc không có nhiều ảnh hưởng đến kết quả chung. Do đó, họ không có động lực để cố gắng hết mình. Cảm giác này thường xuất phát từ việc không có cơ chế đánh giá hiệu suất làm việc rõ ràng hoặc không nhận được phản hồi tích cực từ nhóm.

3.2. Đề Cao Năng Suất Người Khác

Trong nhóm, một số thành viên có thể tin rằng người khác sẽ làm việc chăm chỉ hơn hoặc có năng lực tốt hơn. Điều này dẫn đến sự ỷ lại và giảm thiểu đóng góp cá nhân vì họ nghĩ rằng nhóm vẫn sẽ hoàn thành công việc dù họ không nỗ lực hết sức.

3.3. Phân Hóa Trách Nhiệm

Khi trách nhiệm và nhiệm vụ không được phân chia cụ thể, các thành viên trong nhóm có thể không biết rõ họ cần phải làm gì hoặc ai chịu trách nhiệm cho từng phần công việc. Điều này dẫn đến việc mỗi người có thể nghĩ rằng người khác sẽ lo phần việc đó. Kết quả là không có bất cứ ai làm việc.

Xem thêm: Dejavu Là Gì? Cần Làm Gì Khi Gặp Hiện Tượng Này?

3.4. Quy Mô Nhóm

Quy mô nhóm lớn có thể làm tăng khả năng xảy ra Social Loafing. Trong các nhóm lớn, cảm giác trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên thường giảm đi vì họ cảm thấy rằng đóng góp của mình không đáng kể hoặc dễ bị lu mờ bởi sự đóng góp của những người khác. Điều này dẫn đến việc một số thành viên có thể ít nỗ lực hơn vì tin rằng nhóm vẫn sẽ đạt được mục tiêu mà không cần sự đóng góp tích cực của họ.

3.5. Thuyết Tiềm Năng Đánh Giá

Thuyết tiềm năng đánh giá giải thích rằng Social Loafing xảy ra khi các cá nhân cảm thấy nỗ lực của họ không được đánh giá một cách riêng biệt khi làm việc trong một nhóm. Nếu họ tin rằng công sức của mình không được ghi nhận hoặc đánh giá đúng mức, họ sẽ ít có động lực để nỗ lực. Điều này thường xảy ra khi nhóm không có hệ thống đánh giá cụ thể hoặc khi thành tích cá nhân không được ghi nhận.

3.6. Hiệu Ứng Người Ngoài Cuộc

Hiệu ứng người ngoài cuộc (bystander effect) cũng có thể dẫn đến Social Loafing. Khi có nhiều người cùng tham gia vào một nhiệm vụ, anh A có thể nghĩ rằng chị B là người phụ trách chính và ngược lại. Chính vì thế, họ làm ít hơn hoặc không đóng góp tích cực vào quá trình làm việc chung.

Xem thêm: Phobia Là Gì? Chi Tiết Những Hội Chứng Ám Ảnh Sợ Hãi Của Con Người

Tại sao một người lại có hành vi lười biếng xã hội?
Tại sao một người lại có hành vi lười biếng xã hội?

4. Social Loafing Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào?

Hiểu Social Loafing là gì rồi, vậy bạn có biết ảnh hưởng của tình trạng lười biếng xã hội này với nhóm và cá nhân ra sao không? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!

4.1. Giảm Hiệu Suất Làm Việc

Social Loafing làm giảm hiệu suất làm việc của nhóm. Khi một số thành viên không nỗ lực hết mình, công việc sẽ bị chậm trễ hoặc không đạt chất lượng mong muốn. Sự thiếu hụt này cần được bù đắp bởi những người khác và gây ra sự mất cân đối trong nhóm. Kết quả là cả nhóm có thể không hoàn thành mục tiêu đề ra hoặc phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được kết quả mong muốn.

4.2. Mất Động Lực, Đam Mê Với Công Việc

Khi nhận thấy một số thành viên trong nhóm không nỗ lực, những người còn lại có thể cảm thấy bất công và bị mất động lực. Họ có thể nghĩ rằng công sức của mình không được đánh giá cao hoặc không công bằng khi phải gánh vác phần việc của người khác. Điều này thường ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc chung của cả nhóm.

4.3. Gây Căng Thẳng, Xung Đột Nhóm

Social Loafing cũng có thể gây ra căng thẳng và xung đột trong nhóm. Khi một số thành viên không đóng góp công sức để hoàn thành mục tiêu chung, những người phải làm thêm việc để bù đắp cho điều này có thể cảm thấy bực bội. Sự căng thẳng có thể dẫn đến xung đột nội bộ, làm suy yếu sự hợp tác và tinh thần đồng đội.

4.4. Giảm Chất Lượng Công Việc

Những người có xu hướng Social Loafing thường làm việc qua loa, thiếu chú ý đến chi tiết dẫn đến không đảm bảo chất lượng công việc. Điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những nhiệm vụ đòi hỏi sự chính xác cao.

4.5. Tạo Ra Tiền Lệ Xấu

Social Loafing có thể tạo ra một tiền lệ xấu. Khi các thành viên thấy rằng việc không nỗ lực hết mình không bị xử phạt, họ có thể tiếp tục hành vi này trong tương lai. Điều này làm giảm tính chuyên nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa làm việc chung của cả nhóm.

4.7. Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Cá Nhân

Social Loafing không chỉ ảnh hưởng đến nhóm mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của từng cá nhân. Khi một người không nỗ lực, người đó sẽ bỏ lỡ cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng. Và một người có năng lực không tốt sẽ khó có thể thăng tiến trong tương lai.

Xem thêm: Nomophobia Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Nomophobia

Social Loafing có ảnh hưởng như thế nào?
Social Loafing có ảnh hưởng như thế nào?

5. Cách Giảm Tình Trạng Social Loafing

Dưới đây là 5 cách giúp giảm tình trạng Social Loafing hiệu quả mà bạn nên biết.

5.1. Phân Chia Nhiệm Vụ Rõ Ràng

Phân chia nhiệm vụ rõ ràng là cách hiệu quả để giảm tình trạng Social Loafing. Khi mỗi thành viên trong nhóm hiểu rõ vai trò của mình, họ sẽ nỗ lực hơn. Điều này cũng giúp tăng tính trách nhiệm của từng cá nhân và đảm bảo rằng không ai có thể dựa dẫm vào người khác.

5.2. Giao Tiếp Hiệu Quả

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa để giảm Social Loafing. Khi nhóm duy trì sự liên lạc thường xuyên, các thành viên có thể thảo luận về tiến độ công việc, giải quyết kịp thời các vấn đề và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.

5.3. Theo Dõi, Đánh Giá Công Bằng

Khi có hệ thống đánh giá rõ ràng, các thành viên sẽ cảm thấy rằng công sức của họ được ghi nhận và đánh giá đúng mức. Lúc này, tình trạng ngồi chơi và hưởng lợi từ người khác sẽ được loại bỏ. Bất cứ ai không hoàn thành công việc sẽ nhận kết quả kém.

5.4. Giảm Thiểu Sự Hỗ Trợ Không Cần Thiết

Trong một số trường hợp, việc quá nhiều người cùng tham gia một nhiệm vụ có thể tạo điều kiện để một số thành viên trở nên ỷ lại. Loại bỏ sự hỗ trợ không cần thiết sẽ khiến các thành viên phải chịu trách nhiệm nhiều hơn và không có cơ hội để lười biếng.

Xem thêm: Erogophobia Là Gì? Dấu Hiệu Như Thế Nào? Cách Điều Trị Ra Sao?

5.5. Khuyến Khích Tinh Thần Nhóm

Làm thế nào để giảm tình trạng lười biếng xã hội?
Làm thế nào để giảm tình trạng lười biếng xã hội?

các thành viên cảm thấy gắn kết với nhóm, họ sẽ có động lực làm việc chăm chỉ hơn vì lợi ích chung. Các hoạt động xây dựng đội nhóm, khen thưởng công bằng, tạo ra môi trường làm việc tích cực,… đều có thể giúp tăng cường tinh thần nhóm và giảm thiểu tình trạng Social Loafing.

Hiểu rõ Social Loafing là gì có thể giúp chúng ta nhận diện và giảm thiểu hiện tượng này. Bằng cách áp dụng các biện pháp như phân chia nhiệm vụ rõ ràng, khuyến khích tinh thần đồng đội,… chúng ta có thể nâng cao hiệu suất lao động và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn.

Câu hỏi thường gặp

1. Ỷ Lại Là Gì?

Ỷ lại là hành vi một người dựa vào sự giúp đỡ hoặc nỗ lực của người khác và không cố gắng tự làm công việc của mình.

2. Hiệu Ứng Ringelmann Và Social Loafing Có Giống Nhau Không?

Hiệu ứng Ringelmann và Social Loafing đều mô tả hiện tượng giảm hiệu suất khi làm việc nhóm, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Hiệu ứng Ringelmann tập trung vào việc giảm hiệu quả khi tăng quy mô nhóm, còn Social Loafing nhấn mạnh vào sự lười biếng cá nhân khi làm việc nhóm.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: