Samples Là Gì? Các Hình Thức Sampling Phổ Biến

Đánh giá post

Samples là gì? Đây là cụm từ chúng ta đều gặp ít nhất một lần trong quá trình học tiếng Anh. Tuy nhiên, Samples có nhiều nghĩa khác nhau và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Theo dõi ngay bài viết nếu bạn muốn hiểu rõ về toàn bộ các hình thức Samples nhé!

1. Samples Là Gì?

Samples trong tiếng Anh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nổi bật nhất phải kể đến:

  • Samples có nghĩa là hàng mẫu hoặc một số lượng/một phần nhỏ của sản phẩm nào đó. Hiểu theo nghĩa này, Samples là một danh từ và thường được sử dụng ở dạng số ít.
Ví dụ:

A free sample of shampoo – Mẫu thử dầu gội miễn phí

  • Samples là số lượng nhỏ mẫu thí nghiệm được các bác sĩ hoặc nhà khoa học thu lượm để làm thí nghiệm.
Ví dụ:

A blood sample – Mẫu máu xét nghiệm.

  • Samples có nghĩa là một nhóm người hoặc vật được lựa chọn từ một nhóm lớn và được kiểm tra để lấy thông tin về nhóm lớn ban đầu.
Ví dụ:

A random sample of voters – Một nhóm cử tri ngẫu nhiên.

Samples có nghĩa là một nhóm người hoặc vật được lựa chọn từ một nhóm lớn
Samples có nghĩa là một nhóm người hoặc vật được lựa chọn từ một nhóm lớn
  • Samples có nghĩa là nếm thử một lượng thức ăn nhỏ xem bản thân có thực sự phù hợp hay không.
Ví dụ:

She decided to sample a little from each dish – Cô ấy quyết định thử mỗi món một ít.

  • Samples là trải nghiệm một nơi, một hoạt động nào đó trong lần đầu tiên.
Ví dụ:

Are you going to sample the new park? – Bạn sẽ đi trải nghiệm công viên mới chứ?

  • Samples mang ý nghĩa là một phần bài hát hoặc bản thu phục vụ cho việc làm nhạc.
Ví dụ:

Taylor Swift’s music samples – Bản nghe thử của Taylor Swift.

2. Sampling Là Gì? 

Trước đây, Sampling được biết đến chủ yếu với nghĩa là mẫu thử sản phẩm được cung cấp cho khách hàng để trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.

Ở thời điểm hiện tại, Sampling không đơn thuần là giới thiệu hay cung cấp cho khách hàng một mẫu dùng thử mà là việc doanh nghiệp tăng trải nghiệm người dùng, nâng cao nhận diện thương hiệu và độ tin cậy với sản phẩm, dịch vụ.

3. Lợi Ích Của Sampling Trong Marketing

Đối với hầu hết các thương hiệu, Sampling là hình thức Sampling phổ biến đem đến nhiều lợi ích như sau:

Lợi Ích Của Sampling Trong Marketing
Lợi Ích Của Sampling Trong Marketing

3.1. Gia Tăng Trải Nghiệm Của Khách Hàng

Việc đem sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, để họ trực tiếp trải nghiệm sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn so với chỉ quảng cáo thông thường. Khi được sử dụng miễn phí, họ sẽ có hứng thú và sự tò mò. Nếu sản phẩm thực sự chất lượng, đây sẽ là đòn bẩy để lan tỏa sản phẩm của doanh nghiệp rộng rãi trong cộng đồng.

Xem thêm: Trải nghiệm khách hàng là gì?

3.2. Xây Dựng Niềm Tin Cho Khách Hàng Với Thương Hiệu

Cảm nhận thực tế đắt giá hơn bất kỳ hình thức marketing nào. Có được trải nghiệm thực tế tích cực, niềm tin của khách hàng với thương hiệu sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuyệt vời hơn, nếu thực hiện Sampling chỉn chu, người mua sẽ lập tức nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên khi có nhu cầu.

3.3. Thúc Đẩy Khách Mua Hàng Tiềm Năng

Có được những khách hàng tin tưởng đầu tiên, doanh nghiệp dần dần sẽ có thêm nhiều người ủng hộ qua giới thiệu, truyền miệng,… Điều này thúc đẩy doanh số nhanh hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu tiêu dùng thực tế thay vì chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định.

3.4. Tối Ưu Chi Phí Quảng Cáo

Hiện nay, phần lớn các thương hiệu đều chi mạnh tay cho việc phủ sóng đa nền tảng. Việc làm này hiệu quả nhưng cho phí vô cùng cao. Với Sampling, mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào sản phẩm, chuẩn bị mẫu thử và giao nhiệm vụ cho đội ngũ marketing nội bộ.

3.5. Tương Tác Trực Tiếp Với Khách Hàng

Khi được mắt thấy tai nghe phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong việc phản hồi, giải đáp,… thắc mắc. Từ những trải nghiệm thực tế, doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ để phát triển hơn trong tương lai.

4. Các Hình Thức Sampling Phổ Biến Trong Marketing

Sampling trong marketing được biết đến với hai hình thức phổ biến là Face to Face và Door to Door. Cụ thể như sau:

4.1. Face To Face

Face to Face là hình thức Sampling đối diện để thu hút khách hàng trải nghiệm trực tiếp. Khi thực hiện hình thức này, thương hiệu sẽ lựa chọn những địa điểm thuận lợi để thu hút nhiều đối tượng khác nhau, tạo hiệu ứng đám đông và nhận phản hồi trực tiếp của khách hàng.

Dù hiệu quả nhưng Face to Face vẫn có một vài hạn chế như không tiếp cận với người có nhu cầu thực sự vì đa phần mọi người có tâm lý tò mò hoặc muốn sử dụng sản phẩm miễn phí.

Face to Face
Face to Face

4.2. Door to Door

Khác với Face to Face, Door to Door là hình thức trực tiếp cung cấp sản phẩm từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Hình thức này chủ yếu tập trung vào các khách hàng tiềm năng nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức.

Triển khai Door to Door hiệu quả, thương hiệu có cơ hội mang về hợp đồng lớn, củng cố niềm tin và tiết kiệm chi phí Sampling Face to Face Trên diện tích rộng. Tuy nhiên, Door to Door vẫn tồn tại một số nhược điểm nhỏ như phạm vi hẹp, yêu cầu tư vấn viên chuyên môn cao,…

Door to Door
Door to Door

5. Khi Nào Nên Thực Hiện Product Sampling?

Sampling là chiến lược marketing chỉ đem lại hiệu quả khi có mục tiêu rõ ràng và được thực hiện đúng thời điểm. Bởi nếu thực hiện tràn lan, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí, đôi khi vượt qua các hình thức quảng cáo 4.0. Tệ hơn, khách hàng có thể cảm thấy sản phẩm không ổn, không có người mua nên thương hiệu liên tục phải thực hiện Product Sampling.

Theo đó, thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện Product Sampling là:

  • Khi công ty chuẩn bị cho ra mắt một dòng sản phẩm, dịch vụ mới cần trải nghiệm thực tế của khách hàng.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá, mở rộng thương hiệu ra các thị trường mới hơn, lớn hơn.
  • Có các chương trình, sự kiện thúc đẩy mua sắm như ngày 2/9; 8/3; 20/10;…
  • Doanh nghiệp muốn khẳng định chất lượng sản phẩm và nâng cao nhận diện thương hiệu.
  • Khi có nhu cầu bán số lượng sản phẩm lớn ra thị trường để chuẩn bị cho các hoạt động mới trong tương lai.

6. Kinh nghiệm thực hiện Sampling hiệu quả, tiết kiệm chi phí

  • Nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định triển khai Face to Face hay Door to Door.
  • Tập trung vào đặc thù, chất lượng sản phẩm thay vì chỉ quan tâm tới hình thức Sampling.
  • Nếu lựa chọn Face to Face, cần lựa chọn địa điểm thu hút được lưu lượng khách hàng tiềm năng lớn.
  • Đào tạo đội ngũ nhân sự kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý tình huống trong quá trình triển khai Product Sampling.
  • Kết hợp các chương trình giảm giá, khuyến mại trong quá trình Sampling để tạo sự chú ý lớn.
Kinh nghiệm thực hiện Sampling hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Kinh nghiệm thực hiện Sampling hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Samples là gì đã được giải đáp. Các thắc mắc liên quan đến Sampling cũng đã được JobsGO cung cấp chi tiết. Hy vọng những thông tin trên có thể hữu ích với bạn trong công việc và học tập.

Câu hỏi thường gặp

1. Thực Hiện Sampling Ở Đâu Hiệu Quả Cao Nhất?

Doanh nghiệp căn cứ vào đặc thù của sản phẩm để lựa chọn địa điểm phù hợp nhất. Chẳng hạn như siêu thị, tòa nhà văn phòng, event, hội chợ triển lãm,...

2. Thực Hiện Sampling Online Được Không?

Có. Doanh nghiệp có thể áp dụng tặng kèm các Sampling cho khách hàng để họ trải nghiệm miễn phí.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: