Quản Lý Thời Gian: Làm gì với 86,400 giây mỗi ngày

Đánh giá post

Nếu bạn có một ngân sách 86,400$ để tiêu mỗi ngày và chúng sẽ biến mất khi ngày hôm nay đi qua, bạn sẽ quản lý tài khoản này thế nào để số tiền đó tạo ra nhiều lợi ích nhất? Bạn không có trong ngân hàng 86,400$ để tiêu hàng ngày nhưng bạn có 86,400 giây trong quỹ thời gian mỗi ngày. Bạn đã sử dụng chúng hiệu quả chưa? App tìm việc JobsGO xin chia sẻ 12 tips dưới đây sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn

Lên thực đơn cho cả tuần để tiết kiệm thời gian
Lên thực đơn cho cả tuần để tiết kiệm thời gian

1. Lên thực đơn cho cả tuần

Bạn là tín đồ home-cook (tự nấu ăn ở nhà) hãy dành vài tiếng sơ chế nguyên liệu, nấu sẵn một vài món có thể để cả tuần và lên thực đơn cụ thể cho từng ngày. Bạn không có thời gian nấu nướng mà chỉ ăn ngoài, hãy lên kế hoạch ăn gì ở đâu vào tuần sau. Nếu được hãy đặt bàn trước luôn nhé.

2. Chọn sẵn đồ để mặc

Bạn có thấy Mark Zuckerberg luôn mặc một kiểu đồ duy nhất khi đi làm, T-shirt và jeans. Mark trả lời rằng đó là vì anh không muốn lãng phí thời gian vào việc tìm kiếm món đồ sẽ mặc mỗi sáng.

Bạn đã từng “phát ốm” lên vì phải quyết định sẽ mặc gì, rồi tìm chúng, rồi là lượt. Trung bình chúng ta dành tới 30 phút mỗi ngày cho công việc vô bổ này. Vì thế hãy dành 2 tiếng tối Chủ Nhật soạn sẵn 5 bộ đồ bạn sẽ mặc tuần sau. Vậy là mỗi ngày trong tuần bận rộn của bạn đã có thêm nửa tiếng rồi đó.

Lên list ưu tiên cho các công việc cần hoàn thành
Lên list ưu tiên cho các công việc cần hoàn thành

3. Thứ tự ưu tiên

Mỗi ngày bạn không chỉ có một mục tiêu duy nhất. Bạn học IELTS hôm nay và cần viết 1 bài luận nhưng bạn cũng có công việc ở cơ quan, đi ăn với người yêu hay đưa mẹ đi mua sắm. Sẽ có hàng trăm task đổ ập một lúc, và hiển nhiên bạn không thể kham tất cả cùng lúc được.

Bạn phải phân chia các loại công việc: quan trọng và khẩn cấp, quan trọng nhưng không khẩn cấp, không quan trọng nhưng khẩn cấp, không quan trọng cũng không khẩn cấp. Bạn nên ưu tiên những việc quan trọng nhưng không khẩn cấp trước và có thể bỏ qua việc vừa không quan trọng vừa không khẩn cấp. Một số việc vừa quan trọng vừa khẩn cấp lại nên bị bỏ qua bởi chúng giải quyết những vấn đề trước mắt chứ không phải vì lợi ích lâu dài.

Nghe phần đặt tên phía trên hơi hoang mang, chúng ta có thể tự xác định được cái gì quan trọng hay khẩn cấp theo thang điểm 10, từ đó quyết định thôi.

4. Học cách giao phó công việc cho người khác

“If you want to go fast go alone, if you want to go far go together” – Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng đồng đội

Sẽ có không ít bạn có tư tưởng một mình cân được mọi việc. Nhưng trong thực tế, nếu bạn cân tất cả mọi việc cùng lúc, bạn sẽ không có thời gian cho những việc lớn hơn, quan trọng hơn, bởi bạn quá bận với những việc “râu ria” rồi. Sử dụng thời gian hiệu quả không có nghĩa là “đi nhanh”. Một nhà quản trị giỏi không phải là người làm giỏi mọi thứ mà là người biết ai làm giỏi lĩnh vực gì và giao cho họ. Bạn muốn trở thành người quản lý thời gian hiệu quả, bạn cũng cần những sự giúp đỡ của người khác nữa.

Quản lý thời gian hiệu quả hơn
Quản lý thời gian hiệu quả hơn

5. Bắt đầu những cuộc cắt giảm

Bạn đang xem youtube 2h một ngày, lướt facebook suốt cả tối. Mỗi ngày bớt 15 phút la cà quán xá, 15 phút dùng mạng xã hội, 15 phút ngồi lên đôi mách chuyện công sở bạn đã có thêm 45 phút mỗi ngày. Hay chỉ đơn giản là tải ứng dụng tìm việc JobsGO để giảm đi hơn 70% thời gian tìm việc làm so với lướt web.

6. Đặt ra những deadline rõ ràng

Thường thì deadline sẽ theo ngày nhưng bạn nên đặt deadline chính xác đến từng phút. Dần dần thói quen đó sẽ giúp bạn quý trọng từng phút một. Tốt hơn hết thì bạn hãy đặt deadline sớm hơn một vài tiếng.

7. Đặt ra mục tiêu và phần thưởng

Để bạn luôn làm việc trơn tru không thời gian “chết” hãy đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đó. Mỗi bước trong kế hoạch lại là một mục tiêu nhỏ hơn mà bạn cần làm việc để đạt được mỗi ngày.

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu thi được 6.5 Ielts sau 6 tháng nữa. Bạn lên kế hoạch 2 tháng đầu đạt 4.0, hai tháng sau là 5.5 và sau 6 tháng là 6.5. Bạn tiếp tục đặt các mục tiêu nhỏ hơn nữa cho mỗi ngày. Thứ hai học 30 từ vựng, thứ ba làm 2 bài đọc, thứ tư bạn sẽ viết 1 bài luận, thứ 5 học 30 từ vựng khác, thứ 6 học ngữ pháp, thứ 7 làm 3 bài nghe, chủ nhật xem một bộ phim bằng Tiếng Anh. Mỗi ngày điều bạn theo đuổi để đạt được luôn mới lạ chứ không phải ngày nào cũng nhìn lên cái đích 6.5 xa vời. Những mục tiêu trong tầm tay sẽ giúp bạn hứng thú, tránh chán nản mà bỏ dở hay hoạt động kém nhiệt huyết.

Thêm vào đó, hãy dụ dỗ bản thân mình bằng một vài phần thưởng để có thêm động lực. Một khi bạn luôn hoàn thành những mục tiêu bạn đặt ra, bạn đã sử dụng 86,400 giây thành công

Quản lý thời gian hiệu quả bằng cách loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng
Quản lý thời gian hiệu quả bằng cách loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng

8. Chặn bất cứ thứ gì làm bạn sao nhãng công việc

Chắc đến 90% rằng các bạn làm việc vẫn mở một tab cho facebook phòng khi có thông báo. Nếu bạn cũng là một con mọt mạng xã hội hãy đóng tab đó lại, tắt thông báo các ứng dụng này trong điện thoại để có một không gian làm việc nghiêm túc, yên tĩnh.

9. Một giấc ngủ ngon

Thư giãn, đi hóng gió trước khi đi ngủ. 15-20 phút là đủ để giải toả căng thẳng, não bộ chuyển dần sang chế độ nghỉ ngơi. Nhanh chóng ngủ được cũng tiết kiệm kha khá thời gian bạn chằn chọc nằm trên giường. Điều này cũng tốt cho sức khoẻ và giúp bạn tập trung hơn vào ngày mai.

Quản lý thời gian hiệu quả bằng cách giảm bớt sự quan tâm đến các chi tiết nhỏ
Quản lý thời gian hiệu quả bằng cách giảm bớt sự quan tâm đến các chi tiết nhỏ

10. Đừng chìm đắm trong chi tiết.

Chi tiết tạo nên sự khác biệt. Nhưng trong bức tranh tổng quan chi tiết lại bị coi nhẹ. Bạn cần phải cân nhắc những gì mình làm thuộc về đối tượng nào để lựa chọn hoàn hảo hóa mọi chi tiết hay có thể bỏ qua một vài trong số chúng.

11. Đừng để bản thân bị quá tải

Chắc hẳn bạn biết cảm giác quá nhiều thứ dồn lại vào một thời điểm và bạn không đủ sức đương đầu với chúng. Bạn bực bội, cáu gắt, lo lắng, stress, bạn muốn vứt bỏ hết. Cách quản lý thời gian hiệu quả, đó là hãy tự giải thoát bản thân bằng cách áp dụng chiến thuật thứ 2 ở trên chọn ra thứ tự ưu tiên và lọc bớt một vài thứ chả quan trong cũng chả gấp rút.

12. Hãy giữ nguồn động lực, nguồn cảm hứng làm việc luôn bên bạn.

Một khi bạn không còn động lực, không còn cảm hứng bạn chắc chắn không thể làm việc hiệu quả. Tiến độ công việc ỳ ạch còn ảnh hưởng đến tâm lý khiến mọi hoạt động đều gặp trở ngại. Và khi đó bạn đang lãng phí rất nhiều thời gian. Vậy gặp khủng hoảng kiểu này giải quyết ra sao?

Youtuber Dinology chia sẻ trong video nói về khủng hoảng 1/4 cuộc đời, một trong những cách vượt qua mọi khủng hoảng trong tâm lý đó là nói chuyện. Nhưng nói chuyện với ai? Nói chuyện với những người có thể thúc đẩy bạn, những người có nguồn năng lượng tích cực để truyền cho bạn. Bất cứ bất cứ ai làm bạn thấy cuộc sống tốt đẹp lên hãy nói chuyện với họ. JobsGO chúc các bạn luôn thành công.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: