POC là gì? Cách thực hiện Proof of Concept như thế nào?

Đánh giá post

POC (Proof of Concept) tưởng chừng là một thuật ngữ mới lạ nhưng đã xuất hiện khá lâu và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như IT, bảo mật, kinh doanh,… Vậy POC là gì? POC có vai trò như thế nào, cách thực hiện ra sao, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn.

 1. POC là gì?

POC là gì? POC là viết tắt của cụm từ Proof of Concept trong tiếng Anh, nghĩa là hình thức tiến hành một phương thức, một ý tưởng nhằm mục đích chứng minh tính khả thi trên thực tiễn.

Ngoài ra, POC cũng được hiểu là cách làm sáng tỏ một lý thuyết, giả thuyết nào đó có tính ứng dụng với thực tiễn cuộc sống và con người. Nhìn chung, mục đích chính của POC là chứng minh, thử nghiệm, làm sáng rõ lý thuyết để biến những thứ “cao siêu” trở nên gần gũi, dễ hiểu và tiếp cận được với nhiều đối tượng khác nhau.

poc là gì
POC là gì?

2. Tầm quan trọng của POC

Những lợi ích POC mang lại cho doanh nghiệp nhiều vô số kể, nổi bật trong đó phải kể đến:

2.1 Tiết kiệm thời gian và công sức

Thay vì dành thời gian, công sức để chứng minh những định lý “muôn thuở” trong kinh doanh, POC tạo căn căn cứ, cơ sở để tranh luận về ý tưởng, mục tiêu, tính khả thi,… với các nhà đầu tư. Từ đó làm nổi bật ưu thế sản phẩm, dịch vụ và thu hút được lượng vốn “khủng” chưa từng có.

2.2 Ngăn chặn rủi ro khi đầu tư vào các ý tưởng, dự án không khả thi

Dựa trên cơ chế chứng minh tính thiết thực và khả năng ứng dụng trên thực tiễn, POC giúp nhà đầu tư giảm thiểu tối đa nguy cơ “mất tiền oan” cho những dự án “màu hồng trên giấy” nhưng “xám xịt khi vận hành”.

2.3 Dễ dàng thuyết phục nhà đầu tư

Không hoa mỹ cầu kỳ, POC giúp doanh nghiệp đưa ra được những bằng chứng, chứng cứ thực sự thuyết phục và có căn cứ. Việc này không chỉ cải thiện tình trạng bế tắc trong tranh luận mà còn giúp nhà đầu tư đánh giá cao tư duy, bản lĩnh và khả năng ứng biến của doanh nghiệp.

vai trò của poc
Tầm quan trọng của POC

3. Cách thực hiện POC như thế nào?

Quy trình thực hiện POC tiêu chuẩn bao gồm 5 bước quan trọng sau đây:

  • Bước 1: Xác định cơ hội

Bước đầu tiên để thực hiện POC hiệu quả là xác định cơ hội của doanh nghiệp. Ở bước này, các đơn vị cần kết hợp nghiên cứu đối thủ, tìm ra giải pháp và làm việc với chuyên gia đầu ngành. Song song với đó là chuẩn bị kỹ năng, kinh nghiệm, nhân lực để sẵn sàng với những cơ hội trước mắt.

  • Bước 2: Mô tả vấn đề dữ liệu

Từ các nghiên cứu, phân tích về cơ hội ban đầu, doanh nghiệp cần tiến hành tổng hợp, phân loại vấn đề và dữ liệu khoa học để chuẩn bị cho hoạt động xây dựng và triển khai giải pháp.

  • Bước 3: Xây dựng và triển khai giải pháp

Ở bước này, các đơn vị tiến hành xây dựng và triển khai giải pháp dựa trên nguồn dữ liệu đào tạo tổng hợp. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm tra, xác định tính chính xác của mô hình và có sự điều chỉnh khoa học, hợp lý nhất.

  • Bước 4: Thẩm định giá trị

Bản chất của thẩm định giá trị là đo lường, thiết kế, thử nghiệm để xác định tính hoàn thiện, giải pháp, quy mô và mức độ linh hoạt của dự án khi triển khai trên thực tế.

  • Bước 5: Mở rộng quy mô POC

Bước cuối cùng trong quy trình thực hiện POC là mở rộng quy mô. Đây là giai đoạn các doanh nghiệp tiến hành mở rộng năng lực suy luận, cơ sở vật chất, điều tiết, tối ưu hóa giải pháp và lên kế hoạch vận hành, quản lý.

4. Các ứng dụng của POC

Theo như các nội dung chia sẻ trong bài viết, bạn chắc hẳn đã mường tượng và có những hình dung cơ bản và trả lời được POC là gì. Để hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ cùng khám phá một số ứng dụng nổi bật của POC.

Proof Of Concept là gì
POC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như IT, bảo mật, kinh doanh, dược phẩm, điện ảnh,… 

 4.1 POC trong IT

POC trong IT đảm bảo đầu các sản phẩm trong ngành công nghệ và hoàn thiện các tính năng cũng như các bản cập nhật. Từ đó giúp thương hiệu phát hiện những hạn chế, phản hồi tiêu cực để tiến hành điều chỉnh và nhắm chính xác tới các đối tượng khách hàng mục tiêu.

4.2 POC trong bảo mật

Lỗ hổng bảo mật là vấn đề được cả người dùng và doanh nghiệp quan tâm. Ứng dụng POC trong bảo mật giúp phát hiện những bất thường, hạn chế mà đội ngũ kỹ thuật viên, lập trình viên có thể không chú ý. Ngoài ra, nếu phần mềm không có bất thường nào trong bảo mật thông tin, POC sẽ chứng minh chi tiết, cụ thể với khách hàng thay vì chỉ thuyết trình dựa trên những lý thuyết suông.

4.3 POC trong kinh doanh

Trong kinh doanh, POC được đánh giá là giải pháp hoàn hảo gián tiếp tạo ra doanh thu. Dữ liệu thu về từ POC giúp bản thân doanh nghiệp phát hiện những ưu thế của sản phẩm. Từ đó tập trung khai thác triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đồng thời, POC cũng giúp các thương hiệu tiết kiệm chi phí, sản xuất và cải tiến sản phẩm phù hợp với xu hướng mới. Quan trọng hơn cả, Proof of Concept góp phần tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất trước khi đến tay người tiêu dùng.

4.4 POC trong các ngành kỹ thuật

POC trong ngành kỹ thuật thường được sử dụng khi các thương hiệu có ý tưởng về một sản phẩm mới. Sản phẩm này cần được thử nghiệm, khai thác tính năng trước khi đưa ra bản triển khai chính thức trên thị trường. Làm càng tốt việc này, các doanh nghiệp càng có cơ hội nhận số tiền lớn từ các nhà đầu tư.

4.5 POC trong ngành dược phẩm

POC ứng dụng trong ngành dược phẩm dựa trên phương thức kiểm nghiệm, phát hiện các phản ứng phụ, so sánh đối chiếu trước khi tung ra thị trường.

4.6 POC trong ngành công nghiệp điện ảnh

Ngoài kịch bản, dàn diễn viên đình đám, sức hút của các bộ phim điện ảnh còn đến từ các kỹ xảo mãn nhãn. Để thử nghiệm hiệu quả của các hiệu ứng hình ảnh, các đạo diễn thường nhờ đến sự trợ giúp của POC. Cách làm này không chỉ đem đến những đánh giá khách quan mà còn giúp tiết kiệm thời gian chi phí cho các cảnh quay thử nghiệm tốn kém.

5. Phân biệt POC và Prototype

các bước thực hiện poc
Phân biệt POC và Prototype

Để phân biệt chính xác POC và Prototype, trước hết chúng ta cùng theo dõi khái niệm Prototype. Khác với POC, Prototype là thuật ngữ chỉ phiên bản chưa hoàn thành của các sản phẩm. Prototype trên thực tế có đầy đủ tính năng, kích thước, hình dáng của sản phẩm nhưng chỉ được dùng với tính chất bản trải nghiệm và chưa được tung ra thị trường.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa POC và Prototype ở việc đưa tính năng sản phẩm vào trong thử nghiệm. Cụ thể, POC được biết đến với vai trò dự án tiền mẫu vì không đưa được các tính năng vào sản phẩm. Trong khi đó, Prototype lại tập trung và khai thác đầy đủ tính năng. Nói cách khác, POC giúp tiết kiệm kinh phí, công sức trong khi Prototype tối ưu lợi thế của sản phẩm trước khi tung ra thị trường.

Như vậy, với các thông tin chia sẻ trong bài viết của JobsGO, bạn đọc không chỉ trả lời được câu hỏi POC là gì mà còn nắm được những thông tin quan trọng về thuật ngữ mới mẻ này. Hãy bắt tay ngay vào nghiên cứu và phát hiện những tính năng và ứng dụng mới của POC. Chúc bạn thành công với những thử nghiệm và dự án sắp tới.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: