Phụ cấp thu hút là gì? Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thu hút?

Đánh giá post

Phụ cấp thu hút là một trong những khoản tiền được pháp luật quy định dành cho những đối tượng làm việc ở điều kiện đặc biệt. Vậy phụ cấp thu hút là gì? Những đối tượng nào được hưởng phụ cấp thu hút trên thực tế, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Phụ cấp thu hút là gì?

Phụ cấp thu hút là khoản tiền đặc biệt ngoài lương chính thức dành cho một số đối tượng trong lực lượng vũ trang công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn tại Việt Nam. Mức phụ cấp thu hút dành cho những đối tượng này cũng có những điểm khác biệt nhất định tùy thuộc vào vị trí làm việc và điều kiện làm việc thực tế. 

Phụ cấp thu hút là gì?
Phụ cấp thu hút là gì?

Theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP, các vùng đặc biệt khó khăn cũng được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể bao gồm:

  • Huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 (Dịch vụ kinh tế – Khoa học kỹ thuật được Việt Nam xây dựng dưới dạng các nhà giàn, trên thềm lục địa phía nam đất nước, cách đất liền khoảng 250-350 hải lý.)
  • Các xã miền núi, ven biển đặc biệt khó khăn theo Quyết định Chính phủ.
  • Các thôn, xóm, làng,… đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan thẩm quyền.

👉 Xem thêm: Các chính sách ưu đãi, chính sách phụ cấp giúp giữ chân nhân viên

Vai trò của phụ cấp thu hút

Không phải ngẫu nhiên phụ cấp thu hút lại trở thành một khoản tiền được pháp luật quy định rõ ràng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, khoản phụ cấp tưởng chừng nhỏ bé này lại đem đến vô cùng nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

Vai trò của phụ cấp thu hút
Vai trò của phụ cấp thu hút
  • Bù đắp các điều kiện vật chất, môi trường,… khó khăn cho các đối tượng đặc biệt.
  • Giúp người lao động làm việc tại các môi trường đặc biệt khó khăn có thêm động lực và cố gắng phấn đấu hết mình vì Tổ quốc.
  • Khuyến khích nhân tài công tác, làm việc tại các vùng khó khăn nhằm xóa dần ranh giới giữa các vùng và tạo tiền đề phát triển đất nước.

Đối tượng hưởng phụ cấp thu hút

Phụ cấp thu hút theo Nghị định 116 được pháp luật quy định dành cho các đối tượng chính như sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang làm việc tại các vùng đặc biệt khó khăn kể trên. Quy định này cũng áp dụng cho cả người thực tập, thử việc tại các vùng này.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật,… Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động trong các đơn vị tại vùng đặc biệt khó khăn cũng được hưởng chế độ này.

👉 Xem thêm: 7 điều người lao động cần biết về lương tháng 13

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút 

Thời gian hưởng phụ cấp thu hút
Thời gian hưởng phụ cấp thu hút

Cùng tại nghị định 116, pháp luật cũng có quy định rất rõ ràng về thời gian hưởng phụ cấp thu hút dành cho các đối tượng trong diện nhận. Theo đó, thời gian hưởng phụ cấp thu hút của các đối tượng được quy định kể trên là không quá 5 năm. Thời gian này cũng phải tương ứng với thời gian công tác và làm việc thực tế của các đối tượng tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (Thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục). Nếu có sự chênh lệch giữa hai mốc này, các đối tượng sẽ không nhận được bất kỳ khoản phụ cấp thu hút nào.

Trên thực tế, nếu đối tượng hưởng công tác tại vùng kinh tế khó khăn trước thời điểm Nghị định có hiệu lực thì thời gian tính từ ngày Nghị định có hiệu lực. Nếu Nghị định đã được ban hành và áp dụng trên thực tế, thời điểm hưởng trợ cấp tính từ ngày nhận quyết định của cơ quan có thẩm quyền địa phương.

Cách tính phụ cấp thu hút

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, phụ cấp thu hút dành cho các đối tượng công tác tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được tính như sau:

  • Mức hưởng phụ cấp thu hút được tính bằng 70% mức lương vùng do Nhà nước quy định. Do vậy, sẽ có sự chênh lệch nhất định đối với các đối tượng công tác trực tiếp, ký kết hợp đồng hoặc thực tập trong thời gian ngắn.
  • Các đối tượng giữ chức vụ đặc biệt, có thâm niên trong nghề sẽ được cộng thêm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vào phụ cấp thu hút.

👉 Xem thêm: Back Pay là gì? Những trường hợp bạn được nhận Back Pay

Phụ cấp thu hút có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp thu hút có tính thuế TNCN không?
Phụ cấp thu hút có tính thuế TNCN không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể ghi nhận tại Thông tư 11/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp nhằm khuyến khích, hỗ trợ người lao động không tính thuế thu nhập cá nhân. Do vậy, tất cả các đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút đều không phải chịu thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền này. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào gây khó khăn, tính thuế, trừ phụ cấp của người lao động đều là vi phạm pháp luật.

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Phụ cấp thu hút là gì?”. Nếu còn các thắc mắc liên quan đến mức lương, bảo hiểm, các khoản phụ cấp, trợ cấp, hãy truy cập JobsGO để tham khảo thêm thông tin. Đừng quên chia sẻ bài viết và theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: