Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg – điều bạn có thể học tập

Đánh giá post

Khi nhắc đến tỷ phú trẻ tuổi chắc hẳn chúng ta sẽ không thể bỏ qua cái tên Mark Zuckerberg. Người ta không chỉ ngưỡng mộ về độ giàu có của anh mà còn khâm phục phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé.

Đôi nét về Mark Zuckerberg

Mark Zuckerberg (14/5/1984) có quốc tịch Mỹ. Anh là người sáng lập ra facebook nổi tiếng toàn thế giới. Bên cạnh đó, Mark Zuckerberg còn là một lập trình viên, doanh nhân công nghệ, nhà từ thiện.

Ở độ tuổi 23, Mark Zuckerberg đã có trong tay tổng tài sản lên đến 1.5 tỷ USD và trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới.

Đôi nét về Mark Zuckerberg
Đôi nét về Mark Zuckerberg

Trước đây, Mark Zuckerberg từng học ngành khoa học máy tính và tâm lý học của trường Harvard (2002). Ngay trong thời điểm đó anh cùng bạn của mình đã cho ra mắt facebook. Để tập trung phát triển mạng xã hội tốt nhất, anh đã bỏ học. Khi hoàn thành việc tạo lập, thiết kế, anh và nhóm bạn đã giới thiệu facebook đến trường đại học và từ đó nó phát triển nhanh chóng, cán mốc 1 tỷ người dùng năm 2012.

👉 Xem thêm: 4 phong cách lãnh đạo phổ biến cho nhà quản lý

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg

Niềm đam mê (Passion)

Để có được thành công, bắt buộc bạn phải có đam mê. Bởi nó chính là điều cơ bản để đi đến mọi cái đích tốt đẹp. Mark Zuckerberg khởi đầu là đam mê công nghệ chứ không phải mục đích kiếm tiền. Thế nhưng anh yêu thích và luôn nỗ lực giúp mọi người trên thế giới gắn kết với nhau dễ hơn, có thể xây dựng nên cộng đồng người kết nối. Có thể nói, đây chính là động lực to lớn giúp anh xây dựng facebook.

Vì vậy, Mark Zuckerberg quản trị nhân viên bằng cách luôn kêu gọi những người cùng niềm đam mê làm việc với mình. Anh cho rằng, chỉ có như vậy mới kết nối những người cùng chung chí hướng.

Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg
Phong cách lãnh đạo của Mark Zuckerberg

Mục đích chính đáng (Purpose)

Mục đích luôn được xem là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người. Nó cũng giúp bạn định hướng, nhìn rõ hướng đi của mình mỗi khi chán nản, thất bại. Mục đích của Mark Zuckerberg chính là làm cho thế giới tốt hơn, con người dễ dàng chia sẻ với nhau về mọi thứ.

Mark Zuckerberg cho rằng, mỗi công ty, mỗi nhân viên phải có mục đích rõ ràng trong công việc, định hướng phát triển cụ thể. Chỉ như vậy mới giúp bạn thực hiện từng bước để hoàn thành mục tiêu đề ra.

👉 Xem thêm: Phong cách lãnh đạo của Bill Gates doanh nghiệp nên học tập

Con người có sức sáng tạo lớn (People)

Mark Zuckerberg nhận thấy chúng ta không thể làm việc một mình. Chỉ có xây dựng đội ngũ làm việc chuyên nghiệp mới là cách gặt hái thành công nhanh nhất. Riêng đối với công ty của Mark Zuckerberg, nhân viên được trao quyền để tạo ra thay đổi, xây dựng ý tưởng của chính họ.

Người lãnh đạo có thể có tầm nhìn thế nhưng văn hóa của doanh nghiệp lại được xây dựng bởi chính nhân viên của họ. Chính vì thế mà trong môi trường tập thể, bạn hãy tạo điều kiện tốt cho mọi người được lên ý tưởng. Người cầm đầu thông minh sẽ biết cách để nhân viên tự do đưa ra quyết định, trao quyền cho nhân viên để họ dấn thân vào rủi ro. Lúc đó, nhân viên của bạn sẽ luôn sẵn sàng làm việc trong khả năng để giúp công ty đi lên.

Con người có sức sáng tạo lớn (People)
Con người có sức sáng tạo lớn (People)

Mark Zuckerberg đã thúc đẩy sự sáng tạo không ngừng nghỉ cho nhân viên, đã ủng hộ và trao quyền, giúp họ chủ động trong công việc hơn. Điều đó đã khiến anh thành công vang dội.

Sản phẩm có giá trị (Product)

Một sản phẩm dù lớn hay nhỏ khi làm ra phải tuân thủ các tiêu chuẩn. Đặc biệt nó còn phải dễ sử dụng, phục vụ được nhu cầu phần lớn khách hàng. Có thể bạn chưa biết, chất lượng sản phẩm sẽ là tiêu chí quan trọng đánh giá doanh nghiệp.

Riêng đối với nhà tỷ phú trẻ, anh coi trọng chất lượng của mọi sản phẩm trước khi xây dựng mô hình kinh doanh.

Mark Zuckerberg cho rằng, hãy tập trung nhiều hơn vào phát triển sản phẩm chứ không phải doanh thu. Bởi vì đó mới là cách giữ chân khách hàng lâu dài nhất.

👉 Xem thêm: Tư duy đắt giá trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

Đối tác cần có sự tin tưởng (Partnerships)

Với một nhà lãnh đạo, họ không làm việc một mình mà họ luôn cần đến những cánh tay đắc lực để bù đắp cho khiếm khuyết của mình. Bên cạnh đó, khi xây dựng các mối quan hệ đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… lâu dài đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp.

Đối tác cần có sự tin tưởng (Partnerships)
Đối tác cần có sự tin tưởng (Partnerships)

Để thành công trong việc quản lý doanh nghiệp truyền thông mạng xã hội là nhờ vào: Yếu tố ủy thác và cho phép nhân viên làm việc Mark Zuckerberg không đồng ý mọi lúc. Theo anh, đây là phương pháp kích thích sáng tạo nhanh, liên tục mà tất cả nhân viên cùng theo đuổi.

Đặc biệt, khi đặt niềm tin vào đối tác sáng suốt còn giúp cho Mark Zuckerberg phát huy được thế mạnh của mình. Nó bao gồm trí tưởng tượng, sáng suốt, tầm nhìn.

Khi tìm được đối tác tốt chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công. Họ sẽ là người đồng hành cùng bạn trên chặng đường phát triển đó.

Trên đây chính là cách Mark Zuckerberg quản lý nhân viên của mình trong suốt những năm qua. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu, học hỏi và áp dụng theo phong cách này. Rất mong rằng với chia sẻ của JobsGO trong bài này sẽ giúp bạn tổng hợp được thông tin cần thiết.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: