Một thủ kho hoặc kế toán kho nhất định phải nắm hiểu rõ về phiếu xuất kho và biết cách lập. Nếu bạn chưa biết, hãy đọc ngay thông tin và tải miễn phí các mẫu phiếu xuất kho mới nhất của Bộ Tài Chính được JobsGO chia sẻ trong bài viết.
Mục lục
1. Phiếu xuất kho là gì?
Phiếu xuất kho là một mẫu tài liệu được dùng để ghi nhận số lượng, ngày xuất, đơn vị nhận hàng và nơi nhận hàng của nguyên vật liệu, hàng hóa, vật phẩm, công cụ,… xuất ra từ kho lưu trữ, bảo quản của doanh nghiệp, công ty.
Phiếu xuất kho thường được tạo ra bởi bộ phận kho hoặc bộ phận giao nhận của công ty. Sau khi xuất kho, phiếu xuất kho sẽ được lưu trữ và sử dụng như một chứng từ để kiểm tra số lượng hàng xuất ra khỏi kho, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.
Xem thêm: Phiếu kế toán là gì? Trường hợp nào cần sử dụng phiếu kế toán?
2. Phiếu xuất kho để làm gì?
Mẫu phiếu xuất kho được dùng để theo dõi về số lượng hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu được xuất khỏi kho lưu trữ, bảo quản của doanh nghiệp. Nó sẽ là một trong những tài liệu quan trọng tạo cơ sở để doanh nghiệp hạch toán chi phí sản phẩm, cũng như tính giá thành sản phẩm sao cho hợp lý nhất.
Phiếu xuất kho sẽ giúp doanh nghiệp có thể theo dõi được biến động của số lượng hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu,… xuất kho kho trong mỗi đợt. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra các giải pháp điều chỉnh về mức độ, chất lượng và hiệu quả cho công việc hiện tại.
Phiếu xuất kho sẽ được nhân viên thuộc bộ phận kế toán trong doanh nghiệp ghi vào sổ cái kế toán. Mọi thông tin được ghi trên phiếu xuất kho đều phải chính xác tuyệt đối. Nó còn được dùng để làm căn cứ đánh giá tình hình kinh doanh, trao đổi và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, phiếu xuất kho vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp.
3. Nội dung của mẫu phiếu xuất kho
Trong một mẫu phiếu xuất kho tiêu chuẩn sẽ có nội dung như thế nào? Theo quy định, nội dung trong phiếu xuất kho cần có:
- Tên đầy đủ của doanh nghiệp xuất hàng và tên của kho sẽ xuất hàng ra.
- Họ và tên đầy đủ của người yêu cầu xuất kho, kèm thêm thông tin về đơn vị, mã số phiếu xuất, ngày lập, cũng như lý do xuất hàng ra khỏi ra.
- Tên sản phẩm, hàng hóa với nhãn hiệu, quy cách đóng gói.
- Mã sản phẩm.
- Đơn vị tính của sản phẩm xuất kho.
- Số lượng sản phẩm hoặc hàng hóa,.. được xuất kho.
- Đơn giá của từng sản phẩm và tổng tiền.
Phiếu xuất kho sẽ được lập 3 liên, 1 liên đưa cho bộ phận kho lưu giữ, 1 liên chuyển cho kế toán để ghi vào sổ cái kế toán và 1 liên được giao cho người nhận hàng. Trên các liên đều phải có đầy đủ chữ ký của các bên: Người nhận hàng, thủ kho, kế toán trưởng, giám đốc và người lập phiếu.
Bên cạnh đó, khi lập phiếu xuất kho, doanh nghiệp, kế toán viên phải lưu ý không ghi những cách thức mua hàng, thay vào đó ghi đầy đủ nội dung như:
- Họ và tên người vận tải.
- Phương tiện sử dụng để vận tải.
- Địa chỉ của kho xuất hàng hóa.
- Địa chỉ của kho nhập hàng hóa và không ghi tiền thuế.
- Thuế xuất và tổng tiền thanh toán.
Xem thêm: Chứng từ là gì? Phân loại & Nội dung chứng từ kế toán
4. Cách lập phiếu xuất kho chuẩn
Để giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các bạn đảm nhận vị trí kế toán có thể lập phiếu xuất kho chuẩn, JobsGO sẽ chỉ cách chi tiết như sau:
- Góc trên bên trái của phiếu xuất kho sẽ ghi rõ tên của doanh nghiệp, đơn vị, bộ phận xuất kho có đóng dấu mộc. Phiếu xuất kho được lập có thể dùng cho một hoặc nhiều loại hàng hóa, sản phẩm, vật tư,.. Những tất cả chúng phải cùng dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc mục đích sử dụng.
- Lập phiếu xuất kho phải ghi rõ các thông tin: Họ và tên người nhận, tên, đơn vị hoặc bộ phận nhận hàng; thông tin về số lượng, ngày tháng và lý do xuất kho.
- Bảng xuất kho sẽ ghi như sau:
- Ở cột A: Số thứ tự của các loại hàng hóa, sản phẩm xuất kho.
- Ở cột B: Ghi tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm, dụng cụ, hàng hóa.
- Ở cột C: Ghi mã số của hàng xuất kho.
- Ở cột D: Ghi đơn vị tính của hàng xuất kho.
- Ở cột 1: Ghi số lượng hàng yêu cầu xuất kho của người sử dụng hoặc bộ phận dùng.
- Ở cột 2: Ghi số lượng hàng xuất thực tế (Phải ghi rõ số lượng cụ thể, không dùng nhiều hơn, ít hơn hoặc khoảng).
- Ở cột 3: Ghi đơn giá của hàng theo quy định của doanh nghiệp.
- Ở cột 4: Ghi tổng tiền của hàng xuất kho theo số lượng thực tế trên đơn giá.
- Ở dòng cộng: Ghi tổng số tiền của đợt xuất kho khi xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa trong một đợt.
- Phần cuối trong một mẫu phiếu xuất kho phải ghi đầy đủ chữ ký và họ tên của người lập phiếu, người nhận hàng, thủ kho, kế toán trưởng, giám đốc doanh nghiệp.
5. Một số mẫu phiếu xuất kho mới nhất
Kế toán kho phải lập mẫu phiếu xuất kho cho doanh nghiệp, hãy tham khảo ngay một số mẫu được JobsGO chia sẻ dưới đây:
5.1. Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 200
Tải mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 200 Tại Đây.
5.2. Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 133
Tải mẫu phiếu xuất kho theo thông tư 133 Tại Đây.
5.3. Mẫu phiếu xuất kho bạc Nhà nước theo Thông tư 77
Tải mẫu phiếu xuất kho của Kho bạc Nhà nước theo Thông tư 77 Tại Đây.
5.4. Mẫu phiếu xuất kho theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC
Tải mẫu phiếu xuất kho theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Tại Đây.
6. Một số lưu ý khi sử dụng phiếu xuất kho
Khi sử dụng mẫu phiếu xuất kho, doanh nghiệp và đặc biệt là kế toán phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Một phiếu xuất kho được lập có thể ghi chép thông tin của 1 hoặc nhiều sản phẩm, hàng hóa khác nhau trong một đợt xuất hàng khỏi kho.
- Phiếu xuất kho được lập bởi kế toán kho hoặc bộ phận quản lý trong doanh nghiệp.
- Một phiếu xuất kho hợp lệ cần có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, người lập, giám đốc, người nhận, thủ kho.
Như vậy, bài viết trên của JobsGO đã cung cấp đầy đủ các kiến thức và thông tin, cùng với mẫu phiếu xuất kho. Kế toán, thủ kho hãy tải ngay về để sử dụng nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)