Ngành tài chính doanh nghiệp là gì? Cơ hội nghề nghiệp mở rộng sau ra trường

Đánh giá post

Hiện nay có rất nhiều ngành liên quan đến mảng tài chính cho các bạn lựa chọn. Nổi bật và đáng chú ý trong những năm gần đây phải nhắc đến ngành tài chính doanh nghiệp. Tìm hiểu những thông tin mới và đầy đủ nhất về ngành học này để giúp bạn có kiến thức hướng nghiệp tốt nhất với chia sẻ dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về ngành tài chính doanh nghiệp

Ngành tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) là một chuyên ngành nhỏ trong nhóm ngành tài chính. Ngành học này nghiên cứu về quá trình hình thành, sử dụng của tài chính, sau đó đưa ra những cải tiến nhằm tối đa lợi ích cho doanh nghiệp.

ngành tài chính doanh nghiệp
Ngành tài chính doanh nghiệp

Hiểu đơn giản thì ngành tài chính doanh nghiệp có liên quan đến khía cạnh tài chính trong doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân. Người làm ngành này sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tài chính hiệu quả thông qua việc giải quyết các vấn đề như: Làm sao giúp doanh nghiệp kiếm tiền? Doanh nghiệp cần sử dụng dòng tiền như thế nào cho hiệu quả để sinh lời? Cách doanh nghiệp nên đầu tư và sử dụng dòng tiền khoa học mang lại lợi nhuận cao?

2. Ngành tài chính doanh nghiệp học những gì?

Chương trình học của ngành tài chính doanh nghiệp cung cấp rất nhiều kiến thức cho sinh viên. Mỗi trường đại học sẽ xây dựng khung đào tạo với các môn khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo nội dung truyền tải đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Cụ thể như sau:

chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
Ngành tài chính doanh nghiệp học những gì?

Các phần kiến thức chung:

  • Pháp luật
  • Giáo dục chính trị
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng – an ninh
  • Tin học
  • Ngoại ngữ
  • Khởi tạo doanh nghiệp
  • Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
  • Kỹ năng giao tiếp

Các môn tạo nền tảng kiến thức cơ sở:

  • Kinh tế chính trị
  • Marketing căn bản
  • Kinh tế vi mô
  • Nguyên lý thống kế
  • Nguyên kế kế toán
  • Luật kinh tế
  • Tài chính – tiền tệ
  • quản trị học
  • Soạn thảo văn bản
  • Kinh tế quốc tế
  • Tài chính quốc tế

Các môn cung cấp kiến thức chuyên sâu:

  • Tài chính doanh nghiệp 1 và 2
  • Kế toán tài chính doanh nghiệp 1 và 2
  • Thuế
  • Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
  • Thống kê doanh nghiệp
  • Bảo hiểm
  • Phân tích tài chính doanh nghiệp
  • Thẩm định dự án đầu tư
  • thị trường chứng khoán

3. Ngành tài chính doanh nghiệp có được ưa chuộng?

Ngành tài chính doanh nghiệp được xếp vào hàng những ngành học được các bạn trẻ lựa chọn nhiều hiện nay. Trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, khiến thị trường tài chính ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên ngành học này.

Ngành tài chính doanh nghiệp có liên quan mật thiết để hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Do đó công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ chuyên gia về tài chính chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt các bạn sẽ có cơ hội để trở thành giám đốc tài chính trong doanh nghiệp với trọng trách quản trị mảng tài chính.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành tài chính doanh nghiệp

Bạn sẽ phù hợp với ngành tài chính doanh nghiệp khi hội tụ các tố chất như sau:

học tài chính doanh nghiệp ra làm gì
Cách xác định bạn có phù hợp với ngành tài chính doanh nghiệp
  • Thứ nhất, có năng khiếu đối với các môn tự nhiên, đặc biệt nhạy bén với các con số sẽ giúp bạn không chỉ vượt qua kỳ tuyển sinh mà còn hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc sau này.
  • Thứ hai, là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, có trí nhớ tất giúp bạn luôn kiểm soát tốt với dòng tiền trong doanh nghiệp và hạn chế rủi ro đầu tư.
  • Thứ ba, có khả năng giao tiếp tốt để trao đổi với cấp trên, cấp dưới, trình bày báo cáo tài chính với ban giám đốc, đối tác và làm việc với khách hàng, ngân hàng hiệu quả.
  • Thứ tư, có sức khỏe tốt và luôn tự tin về khả năng, năng lực của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ công việc, dù áp lực thế nào cũng hoàn thành tốt.
  • Thứ năm, có kỹ năng công nghệ thông tin, đặc biệt sử dụng máy tính thành thạo, am hiểu và chuyên sâu đối với một số công cụ, phần mềm liên quan đến tài chính, kế toán.
  • Thứ sáu, có khả năng ngoại ngữ để giúp bạn tìm kiếm tài liệu, cập nhật thêm thông tin về tình hình tài chính trong nước và quốc tế để phục vụ công việc. Bên cạnh đó còn giúp bạn có thể tiếp xúc với các đối tượng khách hàng nước ngoài hoặc tạo cho bạn cơ hội làm việc trong doanh nghiệp quốc tế.

5. Ngành tài chính doanh nghiệp thi khối gì?

Ngành tài chính doanh nghiệp hiện nay xét tuyển với các khối sau:

  • A00 (Toán, Hóa, Lý)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • C01 (Toán, Lý, Văn)
  • D01 (Anh, Lý, Toán)
  • D03 (Tiếng Pháp, Toán, Lý)
  • D07 (Hóa, Toán, Anh)
  • D90 (Anh, Toán, Khoa học tự nhiên)

Tùy thuộc vào từng trường đại học mà khối xét tuyển sẽ có thể là một hoặc nhiều khối.

6. Học tài chính doanh nghiệp tại trường nào?

Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn 2022 Điểm chuẩn 2021 Điểm chuẩn 2020
Học viện Tài chính A01 35.7 30.17
Đại học Hà Nội D01 32.13 35.27 31.5
Đại học Kinh tế TP HCM A00, A01, D01, D07 26.1 25.9 25.8
Đại học Ngân hàng TP HCM A00, A01, D01, D07 25.05 25.65 24.85
Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng A00, A01, D01, D90 23.75 25.25 24
Đại học Mở Hà Nội A00, A01, D01 23.6 24.7 22.6
Đại học Sài Gòn C01, D01 23.44 23.7 20.64
Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM A00, A01, C01, D01 18 20 20
Đại học Nha Trang A01, D01, D07, D96 18 20 20.5
Đại học Kinh Tế – Đại học Huế A00, D01, D03, D96 18 23 17
Đại học Công nghệ TP HCM A00, A01, C01, D01 17 18 18

7. Học ngành tài chính doanh nghiệp ra trường làm gì?

Sau tốt nghiệp, sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp có những cơ hội việc làm tại các vị trí sau:

tài chính doanh nghiệp làm gì
Học ngành tài chính doanh nghiệp ra trường làm gì?
  • Chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tài chính, chuyên viên dự toán làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp.
  • Nhà quản lý tiền mặt cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
  • Giám đốc tín dụng làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Thủ quỹ trong các công ty sản xuất, kinh doanh.
  • Nhân viên trong bộ phận điều hành tài chính công ty.
  • Giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp với các môn chuyên ngành của tài chính doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm của các bạn cực kỳ rộng mở, các bạn có thể làm việc tại các tổ chức tài chính nhà nước, các công ty bảo hiểm, ngân hàng, kho bạc, phòng kế toán của các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

8. Mức lương dành cho ngành tài chính doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng vị trí làm việc mà mức thu nhập cho ngành tài chính doanh nghiệp cũng khác nhau. Trung bình một sinh viên mới ra trường, các bạn sẽ được hưởng mức lương từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Với những bạn đã có kinh nghiệm thì mức thu nhập sẽ trên 15 triệu đồng/tháng đến không giới hạn.

học tài chính doanh nghiệp
Mức lương dành cho ngành tài chính doanh nghiệp

Một số vị trí tuyển dụng nhiều ngành tài chính doanh nghiệp hiện nay với thu nhập như sau:

  • Chuyên viên tài chính doanh nghiệp có mức lương từ khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính có mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên phân tích tài chính có mức lương từ 13 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên dự toán doanh nghiệp có mức lương từ 10 – 17 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc tài chính có mức lương từ 30 triệu đồng/tháng trở lên.

Như vậy, bài viết trên của JobsGO đã tổng hợp và gửi đến bạn đầy đủ những thông tin hướng nghiệp bổ ích về ngành tài chính doanh nghiệp. Hy vọng kiến thức trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định chọn ngành học của mình.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: