Ngành kiến trúc: Học ở đâu? Ra trường làm gì?

4.7/5 - (20 votes)

Kiến trúc là ngành học của nghệ thuật, luôn đề cao yếu tố thẩm mỹ. Bên cạnh đó, ngành kiến trúc cũng rất chú trọng tới sự an toàn và khả năng ứng dụng trong thực tế. Cùng JobsGO khám phá kỹ hơn về ngành này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu chung về ngành kiến trúc

Tìm hiểu chung về ngành kiến trúc

Ngành kiến trúc được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Architecture. Đây là ngành đặc thù, là sự kết hợp giữa lĩnh vực nghệ thuật và lĩnh vực tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc.

Ngành kiến trúc liên quan đến các công việc thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình. Bên cạnh đó là cung cấp các giải pháp về kiến trúc để đáp ứng nhu cầu thực tế của con người.

Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư kết cấu

2. Ngành kiến trúc học gì?

Trở thành sinh viên ngành kiến trúc, bạn sẽ được học:

  • Kiến thức để biết cách kết hợp giữa thực tiễn và nghệ thuật để biến ý tưởng đó thành hiện thực.
  • Kiến thức về kiến trúc mỹ thuật và các công tác quy hoạch trong thiết kế đô thị.
  • Nguyên lý và kỹ thuật thiết kế mô hình, kết cấu công trình và nguyên vật liệu thiết kế,…
  • Kỹ năng vẽ tay và sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng.

Bên cạnh việc học lý thuyết thì sinh viên cũng sẽ được thực hành thiết kế để tiếp xúc với bản vẽ thực tế. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ thành thạo các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình và đàm phán với đối tác.

Cụ thể, chương trình học của sinh viên ngành kiến trúc sẽ bao gồm một số môn học chuyên ngành như:

  • Thiết kế kiến trúc
  • Hệ thống môi trường
  • Lịch sử kiến trúc
  • Kỹ thuật và khoa học xây dựng
  • Toán kiến trúc

Ngoài ra, bạn cũng sẽ học các môn học cơ bản như Triết học, Tiếng Anh, Toán cao cấp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam,…

Xem thêm: Dân IT là gì? Công việc và các yêu cầu của ngành IT hiện nay

Ngành kiến trúc học gì?

3. Ngành kiến trúc có được ưa chuộng?

Trong sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu thẩm mỹ của con người về không gian sống, làm việc hay giải trí ngày một tăng lên. Chính vì thế, ngành kiến trúc đang dần trở thành ngành học vô cùng hấp dẫn của thời đại, thu hút được sự tham gia của nhiều bạn trẻ đam mê sáng tạo và có năng khiếu về nghệ thuật.

Xem thêm: Mindset là gì? Tại sao mindset lại quan trọng với con người?

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kiến trúc

Quyết định trở thành kiến ​​trúc sư là một lựa chọn khôn ngoan. Công việc này thú vị, mức lương thưởng tốt, đồng thời nó cho phép bạn cải thiện cuộc sống của những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những tố chất, kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc. Để xác định nghề nghiệp có phù hợp với nhóm tính cách hay không? Bạn có thể thực hiện MBTI trắc nghiệm đánh giá sở thích, năng khiếu và tính cách của bạn, từ đó biết đâu là công việc phù hợp và có thể giúp bạn thành công trong tương lai.

Nếu bạn quan tâm đến ngành công nghiệp năng động và có nhịp độ nhanh này, dưới đây là những kỹ năng bạn cần có để nổi bật giữa đám đông!

4.1 Kiến thức toán học

Để trở thành một kiến trúc sư, bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc toán học, đặc biệt là hình học và đại số nâng cao.

Xem thêm: Cơ hội là gì? Làm sao để tự tạo cơ hội cho bản thân?

4.2 Sự sáng tạo

Nếu bạn định dành cả sự nghiệp để thiết kế những công trình xây dựng nổi bật, bạn cần là một người sáng tạo, có sức tưởng tượng tốt. Chỉ có như thế, bạn mới mang đến những sản phẩm xây dựng đáng nhớ và khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Xem thêm: Dividend là gì? Hình thức & thời hạn trả cổ tức (Dividend)

4.3 Kỹ năng thiết kế

Là một kiến trúc sư, bạn cần thực hiện các bản vẽ; vì vậy, bạn không thể không biết thiết kế. Tuy nhiên, kỹ năng thiết kế của một kiến trúc sư khác với kỹ năng thiết kế của một nhà thiết kế đồ họa. Ngoài tính thẩm mỹ, bạn còn phải biết cách dung hòa vẻ đẹp và chức năng của công trình xây dựng.

Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kiến trúc

4.4 Kiến thức xây dựng

Kỹ sư ngành kiến trúc cần có kiến thức về vật liệu, phương pháp và công cụ được sử dụng trong việc xây dựng hoặc sửa chữa các tòa nhà,… để phác thảo bản thiết kế. Luật xây dựng Ngoài các thông số kỹ thuật, ngân sách được phân bổ; kiến trúc sư cũng cần nắm rõ các quy định và chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề xây dựng.

4.5 Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm

Là một kiến trúc sư, bạn không chỉ làm việc với các con số, các bản vẽ,… mà hơn hết, bạn còn phải làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu, chính quyền địa phương, công nhân, đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng,… Chính vì thế, bạn cần học cách giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

4.6 Sự cẩn thận, tỉ mỉ

Một cửa sổ đặt sai vị trí hoặc hệ thống ống nước được sắp xếp không đúng kỹ thuật có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, dẫn tới sự chậm trễ và tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy, bạn cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận khi muốn trở thành một kỹ sư xuất sắc trong ngành kiến trúc.

4.7 Biết cách sử dụng phần mềm hiện đại

Mặc dù một số kiến trúc sư vẫn phác thảo kế hoạch xây dựng và thiết kế bằng bút và giấy; nhưng tốt hơn hết, bạn nên làm quen với các phần mềm thiết kế như CAD, BIM. Những phần mềm này cho phép bạn lưu trữ, chia sẻ bản thảo với những bên có liên quan: chủ đầu tư, nhà thầu,… một cách dễ dàng.

5. Ngành kiến trúc ra trường làm gì?

Học kiến trúc ra làm gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế, văn phòng dự án đầu tư xây dựng hoặc những công ty bất động sản,… tại các vị trí:

  • Kiến trúc sư cảnh quan
  • Kiến trúc sư công trình
  • Kiến trúc sư nội thất
  • Giám sát công trình
  • Kỹ sư quy hoạch đô thị
Ngành kiến trúc ra trường làm gì?

Tại đây, sinh viên kiến trúc có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau:

  • Xây dựng kế hoạch và tham gia đấu thầu công trình
  • Thiết kế, triển khai các công trình thiết kế về cảnh quan, nhà ở, nội thất trong và ngoài nước.
  • Kiểm tra và giám sát chất lượng thi công để đảm bảo thực hiện đúng bản vẽ và tiến độ thi công.
  • Quản lý và tham gia nhiều dự án ở các cấp độ khác nhau.
  • Tự thành lập công ty và liên kết với các đơn vị thiết kế để tham gia nhận công trình dễ dàng hơn.
  • Giảng viên tại các trường đại học, cơ sở đào tạo có ngành kiến trúc.

Nói chung, cơ hội việc làm ngành kiến trúc là rất lớn. Do đó, sinh viên hãy tự trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân mình để tìm được công việc ưng ý nhất.

6. Ngành kiến trúc học trường nào?

Ngành kiến trúc hiện đang được giảng dạy tại rất nhiều trường Cao đẳng, Đại học trên toàn quốc. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành kiến trúc uy tín và chất lượng hàng đầu nước ta kèm điểm tuyển sinh năm 2022.

Tên trường Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn
2022 2021 2020
Đại học kiến trúc Hà Nội V00 29.00 28.85 28.5
Đại học kiến trúc TP. Hồ Chí Minh V00 24.17 24.4 24.28
Đại học xây dựng Hà Nội V00, V02, V10 20.59 22.75 21.75
Đại học Quốc tế Hồng Bàng A00, D01, V00, V01 15.00 15.00 15.00
Đại học Bách khoa TP. HCM A01, C01, V00, V01 57.74 25.25 24.5
Đại học Bách khoa Đà Nẵng V00, V01, V02 19.15 23.25 21.85
Đại học Văn Lang V00, V01, H02 16.00 17.00 17.00
Đại học Khoa học – Đại học Huế V00, V01, V02 16.00 16.50 15.00
Đại học Duy Tân V00, V01, V06 17.00 14.00 18.00

Trên đây là những điều nhất định bạn phải biết khi muốn theo đuổi ngành kiến trúc. Hi vọng những thông tin mà JobsGO cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: