Ngành công nghệ thực phẩm là một ngành hot và đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Để có thêm nhiều thông tin về ngành này và nắm bắt cơ hội việc làm, bạn hãy theo dõi ngay bài viết của JobsGO.
Mục lục
1. Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Là Gì?
Công nghệ thực phẩm là ngành đào tạo chuyên về lĩnh vực thực phẩm, chế biến, bảo quản, đánh giá, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất. Đồng thời ngành học này còn nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, làm ra nguyên liệu mới trong thực phẩm, dược phẩm, hóa học.
Hiện nay ở Việt Nam ngành công nghệ thực phẩm đang phát triển về: Công nghệ chế biến thịt, công nghệ sản xuất sữa, sản xuất nước uống, sản xuất bánh kẹo, bảo quản thực phẩm,… Có thể thấy ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm khá đa dạng và phổ biến trong cuộc sống con người. Vì vậy mà cơ hội việc làm của ngành cũng rất rộng mở, có điều kiện phát triển trong tương lai.
2. Thông Tin Tuyển Sinh Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Năm 2023, ngành công nghệ thực phẩm tuyển sinh như sau:
2.1. Chương Trình Đào Tạo
Theo học ngành công nghệ thực phẩm, các bạn sẽ được đào tạo những kiến thức từ nền tảng cơ bản đến chuyên sâu về hóa – sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, phương pháp chế biến thực phẩm,… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc cung cấp thực phẩm phục vụ cộng đồng.
Bên cạnh đó, các bạn cũng được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc, quy trình thực hiện chế biến, bảo quản thực phẩm,… Cụ thể, chương trình học của ngành này như sau:
– | Khối kiến thức Giáo dục đại cương |
1 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 |
2 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 |
3 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 |
4 | Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 |
5 | Giáo dục thể chất 1+2+3 |
6 | Anh văn căn bản 1 |
7 | Anh văn căn bản 2 |
8 | Anh văn căn bản 3 |
9 | Anh văn tăng cường 1 |
10 | Anh văn tăng cường 2 |
11 | Anh văn tăng cường 3 |
12 | Pháp văn căn bản 1 |
13 | Pháp văn căn bản 2 |
14 | Pháp văn căn bản 3 |
15 | Pháp văn tăng cường 1 |
16 | Pháp văn tăng cường 2 |
17 | Pháp văn tăng cường 3 |
18 | Tin học căn bản |
19 | TT. Tin học căn bản |
20 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1 |
21 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2 |
22 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
23 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
24 | Pháp luật đại cương |
25 | Logic học đại cương |
26 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
27 | Tiếng Việt thực hành |
28 | Văn bản và lưu trữ học đại cương |
29 | Xã hội học đại cương |
30 | Kỹ năng mềm |
31 | Toán cao cấp A |
32 | Cơ và nhiệt đại cương |
33 | TT. Cơ và nhiệt đại cương |
34 | Hóa học đại cương |
35 | TT. Hóa học đại cương |
36 | Hóa phân tích đại cương |
37 | TT. Hóa phân tích đại cương |
– | Khối kiến thức cơ sở ngành |
38 | Sinh hóa B |
39 | TT. Sinh hóa |
40 | Vi sinh đại cương – CNTP |
41 | Hóa lý – CNTP |
42 | Kỹ thuật điện – CNTP |
43 | Cơ học lưu chất và vật liệu rời |
44 | Truyền nhiệt trong chế biến thực phẩm |
45 | Truyền khối trong chế biến thực phẩm |
46 | Thống kê vật chất và năng lượng |
47 | TT. Kỹ thuật thực phẩm (PTN) |
48 | TT. Kỹ thuật thực phẩm (nhà máy) |
49 | Thống kê phép thí nghiệm – CNTP |
50 | Nhiệt kỹ thuật |
51 | Hình họa và Vẽ kỹ thuật – CNTP |
52 | Đồ án Kỹ thuật thực phẩm |
53 | Phương pháp nghiên cứu khoa học – CNTP |
54 | Máy chế biến thực phẩm |
55 | Kỹ thuật các quá trình sinh học trong chế biến t.phẩm |
56 | Anh văn chuyên môn CNTP |
57 | Pháp văn chuyên môn KH&CN |
58 | Dụng cụ đo trong công nghiệp thực phẩm |
59 | An toàn và ô nhiễm trong sản xuất thực phẩm |
60 | Nước cấp, nước thải kỹ nghệ |
61 | Tin học ứng dụng – CNTP |
62 | Vật lý học thực phẩm |
63 | Phụ gia trong chế biến thực phẩm |
64 | Bao bì thực phẩm |
– | Khối kiến thức chuyên ngành |
65 | Hóa học thực phẩm |
66 | Vi sinh thực phẩm |
67 | Nguyên lý bảo quản và chế biến thực phẩm |
68 | Đánh giá chất lượng thực phẩm |
69 | Thực tập Đánh giá chất lượng thực phẩm |
70 | Quản trị chất lượng sản phẩm |
71 | Kỹ thuật chế biến nhiệt thực phẩm |
72 | Kỹ thuật lạnh thực phẩm |
73 | Kỹ thuật sau thu hoạch rau quả và ngũ cốc |
74 | Kỹ thuật lên men thực phẩm |
75 | Thực tập kỹ thuật cơ sở công nghệ thực phẩm |
76 | Dinh dưỡng người |
77 | Quản lý chất lượng và luật thực phẩm |
78 | TT. Công nghệ thực phẩm (nhà máy) |
79 | TT. Công nghệ thực phẩm (PTN) |
80 | Công nghệ chế biến đường – Bánh kẹo |
81 | Công nghệ thực phẩm truyền thống |
82 | Công nghệ chế biến sữa và sản phẩm sữa |
83 | Công nghệ chế biến thịt và gia cầm |
84 | Công nghệ chế biến thủy và hải sản |
85 | Công nghệ chế biến gạo và sản phẩm từ gạo |
86 | Công nghệ chế biến dầu – mỡ thực phẩm |
87 | Công nghệ chế biến chè, cà phê, ca cao |
88 | Đạo đức kỹ sư công nghệ thực phẩm |
89 | Thực phẩm chức năng |
90 | Phát triển sản phẩm mới |
91 | Luận văn tốt nghiệp – CNTP |
92 | Tiểu luận tốt nghiệp – CNTP |
93 | Kỹ thuật cơ sở |
94 | Kỹ thuật chuyên ngành |
95 | Quản lý và tận dụng phụ phẩm trong sản xuất t.phẩm |
96 | Môi trường – An ninh lương thực và an toàn t.phẩm |
97 | Truy xuất nguồn gốc |
98 | Chuỗi giá trị thực phẩm |
(Theo đại học Cần Thơ)
2.2. Khối Thi Vào Ngành
Ngành công nghệ thực phẩm xét tuyển rất nhiều khối gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- A02: Toán, Lý, Sinh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- B08: Toán, Sinh, Anh
- C01: Toán, Văn, Lý
- C02:: Toán, Văn, Hóa
- C04: Toán, Văn, Địa
- C08: Văn, Hóa, Sinh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa, Anh
- D08: Toán, Sinh, Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Anh
Xem thêm: 6 cách giúp bạn tạo CV xin việc
2.3. Các Trường Đào Tạo Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Ở nước ta có rất nhiều trường tuyển sinh và đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, trải dài từ Bắc vào Nam. Điều này tạo cơ hội cho nhiều bạn trẻ được theo đuổi ngành mình mong muốn. Bạn có thể tham khảo các trường như sau:
Tên trường | Tổ hợp môn xét tuyển | Điểm chuẩn năm 2023 |
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội) | A00; A01; B00; D07 | 20 |
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định) | A00; A01; B00; D07 | 17,50 |
Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên | A00; B00; C02; D01 | 15 |
Đại học Sao Đỏ | A00; A09; B00; D01 | 16 |
Học viện Nông nghiệp | A00; B00; D07; D01 | 19 |
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội | A00; A02; B00; D07 | 22,05 |
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng | A00; D07; B00 | 22,1 |
Đại học Nông Lâm – Đại học Huế | A00; B00; B04; D08 | 18 |
Đại học Cần Thơ | A01, B08, D07 | 20 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM | A00; B00; D07; D90 | 24,3 |
Đại học Bách Khoa TPHCM | A00; B00; D07 | 61,12 (xét tuyển kết hợp chương trình tiên tiến) |
Đại học Công nghệ TPHCM | A00; B00; C08; D07 | 17 |
Đại học Công nghệ Sài Gòn | D01; D08; B00; A00 | 15 |
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM | A00, A01, B00, D07 | 19 |
Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM | A00; A01; D07; B00 | 21 |
Đại học Công nghiệp TPHCM | A00; B00; D07; D90 | 19,25 |
Đại học Nông lâm TPHCM | A00; A01; B00; D08 | 21,25 |
Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long | B00; A01; D01; C04 | 15 |
Đại học Cần Thơ | A01; B08; D07 | 20 |
Đại học Yersin Đà Lạt | A00; B00; C08; D07 | 17 |
Đại học Mở TPHCM | A00; D07; A01; B00 | 20,9 |
Đại học Nguyễn Tất Thành | A00; A01; B00; D90 | 15 |
Đại học Mở Hà Nội | B00; A00; D07 | 17,25 |
Đại học Đông Á | A00; B00; B08; D01 | 15 |
Đại học Trà Vinh | A00; B00; D07; D90 | 15 |
Đại học Công nghệ Đồng Nai | A00; A06; B00; D04 | 15 |
Có thể thấy điểm chuẩn của ngành công nghệ thực phẩm ở các trường cũng không quá cao, dao động từ 15 – 24 điểm. Đặc biệt tổ hợp môn xét tuyển cũng khá đa dạng, vì vậy mà bạn có nhiều lựa chọn phù hợp với năng lực của mình hơn.
3. Cơ Hội Của Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Học ngành công nghệ thực phẩm sau khi ra trường bạn có thể làm được ở khá nhiều vị trí khác nhau, cụ thể như sau:
3.1. Nhân Viên Kiểm Định Chất Lượng
Nhân viên kiểm định chất lượng là một vị trí công việc liên quan đến việc đánh giá, đo lường và kiểm tra chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình. Với vị trí này bạn có thể làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, phòng thí nghiệm, cơ quan giám sát về lĩnh vực thực phẩm đồ uống.
Công việc kiểm định chất lượng không chỉ yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn phải có các kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy. Tuy yêu cầu đầu vào khắt khe thế nhưng công việc này lại đem đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển, học tập trong nghề hơn.
3.2. Chuyên Viên Nghiên Cứu Và Phát Triển Sản Phẩm
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm là vị trí liên quan đến việc tìm hiểu, thử nghiệm và phát triển các sản phẩm, dự án hoặc ý tưởng mới cho doanh nghiệp thực phẩm. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bạn cần phải vận dụng kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và nắm bắt thị trường để đưa ra định hướng sản phẩm mới. Công việc này có vai trò cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp, giúp đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ thị trường và người dùng. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này khá lớn. Bạn có thể làm việc ở môi trường trong nước và nước ngoài nếu thực sự có năng lực.
>>>Tìm hiểu thêm: Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là gì?
3.3. Kỹ Sư Công Nghệ Thực Phẩm
Kỹ sư công nghệ thực phẩm cũng là một việc làm tiềm năng mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp. Vị trí này sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về các quy trình để cho ra sản phẩm hoàn thiện từ tiếp nhận đơn hàng, cung cấp nguyên vật liệu đến sản xuất. Không chỉ vậy, bạn còn phải kiểm tra kỹ lưỡng nguyên liệu thô, đồng thời nắm chắc các tiêu chí, quy định trong ngành thực phẩm để cho ra sản phẩm chất lượng nhất.
Nhìn chung, kỹ sư công nghệ thực phẩm sẽ đóng vai trò giống như QA, QC, vì vậy mà có thể thấy được các tiêu chí tuyển chọn cũng rất khắt khe. Nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ ra mức lương hấp dẫn để chiêu mộ nhân tài cho vị trí này.
3.4. Chuyên Gia Tư Vấn Dinh Dưỡng
Hiện nay việc làm chuyên gia tư vấn dinh dưỡng đang rất được quan tâm. Nhu cầu về sức khỏe của con người tăng cao nên số lượng tuyển dụng cũng rất lớn. Bạn không chỉ có cơ hội làm việc trong các bệnh viện nhà nước, tư nhân mà còn có thể làm ở các phòng khám, viện dinh dưỡng hoặc doanh nghiệp chuyên hoạt động ở lĩnh vực thực phẩm.
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng có nhiệm vụ giải thích cho người khác hiểu rõ về tác động của từng loại thực phẩm đối với sức khỏe con người. Đồng thời bạn cũng sẽ đưa ra phác đồ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng từng người. Ở vị trí này, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn bạn cần có kỹ năng giao tiếp.
3.5. Làm Giảng Viên
Giảng viên ngành công nghệ thực phẩm trong các trường đại học cũng là một lựa chọn tuyệt vời sau khi ra trường. Vị trí này phù hợp với những bạn yêu thích bục giảng, có kỹ năng sư phạm và mong muốn sự ổn định.
Tuy cơ hội phát triển của giảng viên không quá cao, thế nhưng bạn sẽ có mức lương ổn định, lâu dài và đặc biệt được hưởng nhiều chế độ khi vào biên chế.
Xem thêm: Chuyên gia dinh dưỡng, thể hình học gì để làm nghề?
4. Mức Lương Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành khá tiềm năng, có nhiều điều kiện phát triển trong tương lai. Vì vậy mà mức lương của ngành cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, khi tham gia vào môi trường làm việc cần có thời gian học việc, đào tạo thì có mức lương từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó bạn còn có thể nhận thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác tùy vào từng doanh nghiệp.
Khi đã có kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc thì mức lương nhà doanh nghiệp đưa ra để chiêu mộ nhân tài sẽ rất hấp dẫn. Mức lương của bạn có thể dao động từ 14 – 20 triệu đồng/tháng, nếu làm việc cho công ty nước ngoài thì mức lương sẽ từ 45 – 65 triệu đồng/tháng.
Có thể thấy được mức lương và cơ hội trong ngành công nghệ thực phẩm dành cho bạn là rất lớn. Để đạt được con số kỳ vọng, bạn hãy trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và ngoại ngữ ngay từ bây giờ nhé.
5. Tố Chất Cần Có Để Học Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Để theo đuổi ngành công nghệ thực phẩm lâu dài bạn cần phải có những tố chất như: Sự đam mê, yêu thích, có tư duy, logic, cẩn thận,…
5.1. Yêu Thích, Có Hứng Thú Với Ngành Thực Phẩm
Để có thể thành công trong công việc, bạn cần phải có sự yêu thích, đam mê với lĩnh vực mà mình theo đuổi. Ngành công nghệ thực phẩm cũng không ngoại lệ, bạn cần có hứng thú với nghề để có thể tập trung và vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình học tập, làm việc. Công nghệ thực phẩm sẽ có những ưu – nhược điểm riêng, bạn cần biết chấp nhận và khắc phục nó để phát triển bản thân.
5.2. Học Tốt Các Môn Tự Nhiên
Để theo đuổi ngành công nghệ thực phẩm bạn cần đam mê và học giỏi các môn tự nhiên như: Sinh học, hóa học, vật lý, toán…Bởi vì không chỉ thi đầu vào mà quá trình học tập cũng liên quan đến các môn này. Việc nắm chắc kiến thức môn tự nhiên sẽ là nền tảng vững chắc để bạn tiếp thu nhanh hơn.
5.3. Có Khả Năng Tư Duy Logic
Công nghệ thực phẩm là ngành liên quan nhiều đến nghiên cứu, phân tích, do đó bạn cần phải có khả năng suy luận logic để tổng hợp, đánh giá và kết luận chính xác các vấn đề liên quan đến thành phần, hạn sử dụng, chất bảo quản,… của thực phẩm. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo đúng quy định.
5.4. Cẩn Thận, Tỉ Mỉ
Thực phẩm, một lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bởi vậy bạn phải chắc chắn rằng sản phẩm của mình phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Trong công việc sẽ luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn, thực hiện tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận cho từng bước để đảm bảo sản phẩm hoàn hảo trước khi đưa ra thị trường.
5.5. Nắm Bắt Xu Hướng Công Nghệ Nhanh
Việc sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc là điều không thể thiếu của ngành công nghệ thực phẩm. Ngoài ra, ngành này cũng luôn có sự đổi mới nhanh chóng xu hướng công nghệ vào sản xuất, nghiên cứu để đưa ra thành phẩm tốt nhất. Do đó, bạn cần phải cập nhật nắm bắt nhanh về công nghệ mới.
6. Tìm Việc Liên Quan Đến Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Ở Đâu?
6.1. Thông Qua Các Trung Tâm Tuyển Dụng
Hiện các trung tâm tuyển dụng việc làm luôn sẵn sàng giới thiệu những công việc công nghệ thực phẩm mới. Bằng việc nộp đơn vào các trung tâm tuyển dụng, bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian, vừa không cần nhờ vả các mối quan hệ mới có thể tìm thấy cho mình một công việc phù hợp nhất.
6.2. Thông Qua Các Website Tìm Việc Uy Tín
Sử dụng các website tìm việc cũng là một lựa chọn lý tưởng. Bạn vừa được giới thiệu công việc chi tiết, vừa được tư vấn miễn phí cách trình bày CV, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp,… Trong các website tìm việc ở nước ta, trang tìm việc JobsGO được đánh giá là lựa chọn hàng đầu vì khả năng liên tục tìm và giới thiệu các việc làm hấp dẫn, chất lượng cao; đội ngũ tư vấn hiểu sâu, kĩ vấn đề của người tìm việc để đưa ra các đánh giá, phân tích hướng nghiệp sâu sát nhất.
Thực phẩm là một khía cạnh rất phong phú và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, để học về quy trình chế biến ra thực phẩm lại là chuyện khác. Bài viết trên JobsGO đã giúp bạn giải đáp một số thắc mắc phổ biến liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm. Hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
Câu hỏi thường gặp
1. Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Có Bị “Bão Hòa” Trong Tương Lai Không?
Mặc dù ngành công nghệ thực phẩm có thể sẽ đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, cùng với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, ngành này vẫn có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai và không bị bão hòa.
2. Vai Trò Của Các Chuyên Gia Marketing Trong Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Mới Như Thế Nào?
Vai trò của các chuyên gia marketing giúp đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm mới được phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, cạnh tranh hiệu quả và được tiếp thị một cách hiệu quả đến người tiêu dùng. Cụ thể:
- Nghiên cứu thị trường và xu hướng tiêu dùng
- Xác định phân khúc thị trường và định vị sản phẩm
- Tham gia vào quy trình phát triển sản phẩm
- Thiết kế và thực hiện các chiến dịch tiếp thị
- Giám sát và phản hồi từ khách hàng
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)