Một số thay đổi ở tập ứng viên Gen Z, nhà tuyển dụng cần thích nghi!

Đánh giá post

tập ứng viên genz

1. Có nhiều trải nghiệm công việc khác nhau

Lần đầu tiên mình đối diện với việc này là năm ngoái, khi một em intern (sinh năm 2001) thuộc vào hàng xuất sắc của mình xin nghỉ việc, sau 3 tháng. Khi mình hỏi lí do tại sao, em chỉ bảo mình: Vì em muốn trải nghiệm nhiều hơn. Mình giữ bằng mọi giá đều không được, vì vốn lí do nghỉ không nằm ở nội tại doanh nghiệp hay đội nhóm. Việc đó làm mình suy nghĩ mất đâu đó một tuần. Sau khi nghỉ ở chỗ mình, em đã làm tiếp ở một doanh nghiệp khác, và một doanh nghiệp khác nữa, chỉ trong vòng 1 năm.

Khi mình đi học khóa Tuyển dụng nâng cao của cô Rosie, có một thông tin giá trị mà mình tâm đắc và luôn chia sẻ lại khi có cơ hội: Người lao động đi làm vì động cơ gì? Các động cơ/nội động lực được tìm thấy là: Tiền bạc, Danh vọng/Sự công nhận, Sự tự do cá nhân & Ổn định/An toàn. Nội động lực thì lại thường đến từ một “tử huyệt” bên trong. Với lớp trẻ Gen Z, các bạn bây giờ không ai quá nghèo đến nỗi thiếu ăn, mà cũng không quá cần sự ổn định vì đời sống ngày nay đã khác, các bạn hướng đến sự trải nghiệm đa dạng và sự tự do trong đời sống nhiều hơn. Sau này khi mình nói chuyện, tiếp xúc và khảo sát nhiều em Gen Z thì mình càng thấy suy nghĩ của mình có cơ sở.

Trước đây, khi chúng ta nhận CV của một ứng viên mà thấy có sự thay đổi công việc nhiều hoặc gắn bó ở mỗi nơi trong thời gian ngắn, chúng ta thường có xu hướng đánh giá thấp. Thế nhưng với xu hướng mà mình vừa chia sẻ nêu trên, có lẽ nhà tuyển dụng nên thay đổi view phỏng vấn của mình một chút, tập trung vào khai thác động lực và lí do muốn thay đổi công việc của ứng viên, thay vì đánh giá vội vàng.

2. Tự do trong suy nghĩ và tự do trong ngôn luận

Nếu nhà tuyển dụng vẫn còn nghĩ là ứng viên ngày nay khép nép, sợ nhà tuyển dụng như sợ cọp thì mình nghĩ đã tới lúc thay đổi rồi. Cứ dạo 1 vòng group review công ty xem các bài ứng viên bóc phốt HR thì biết. “Được là chính mình” là khẩu hiệu và châm ngôn sống của rất nhiều bạn trẻ. Vậy nên cũng đừng ngã ngửa ra khi ứng viên “mạnh dạn” nhận xét là chưa hài lòng với công ty ở đâu, chưa happy chỗ nào, thẳng thắn bày tỏ mong muốn của mình. Thay vào đó, hãy coi đó là một lời góp ý để thay đổi (nếu có) hoặc chia sẻ lại nhẹ nhàng với ứng viên. Đừng cãi nhau, đừng đổ thêm dầu vào lửa.

Suy cho cùng, phỏng vấn và đánh giá ứng viên là quá trình tìm tới sự phù hợp. Mà sự phù hợp cần đến từ cả hai phía.

Tác giả: Thai Ha Nguyen

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: