Thợ cơ điện là gì? Mô tả chi tiết công việc của thợ cơ điện

Đánh giá post

Thợ cơ điện là vị trí quan trọng và cần thiết đối với công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử. Theo đó, nhiều người cho rằng đây là công việc nặng nhọc, mệt mỏi và tương đối độc hại. Vậy nhận định này có thực sự chính xác, công việc của thợ cơ điện trên thực tế bao gồm những gì, yêu cầu với vị trí này ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể có được câu trả lời nhé.

Giới thiệu chung về thợ cơ điện

Giới thiệu chung về thợ cơ điện
Giới thiệu chung về thợ cơ điện

Thợ cơ điện hay nhân viên cơ điện là cụm từ chỉ người thợ sử dụng các công cụ, phụ tùng một cách thành thạo để lắp đặt; thay thế; phục hồi; sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc. Trên thực tế, thợ cơ điện thường làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp chuyên về sản xuất, chế tạo máy móc, cơ khí hay các công trường xây dựng. Mỗi môi trường làm việc khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng đối với công việc của thợ cơ điện.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Nhân viên cơ điện

Mô tả công việc của thợ cơ điện

Công việc của thợ cơ điện thường là kiểm tra, lắp đặt, sửa chữa,… các loại máy móc, động cơ điện,… Cụ thể, để thực hiện những đầu công việc lớn kể trên, họ sẽ phải đảm nhiệm tốt từng nhiệm vụ nhỏ như:

  • Nghiên cứu kỹ thuật, thông số của công trình, dự án,… trước khi tiến hàng công việc.
  • Đọc các bản thiết kế và sơ đồ thiết kế để các định các phương pháp lắp đặt, trình tự lắp ráp các bộ phận của một thiết bị điện.
  • Kiểm tra và đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền bỉ của các loại máy móc, thiết bị tại nhà máy, xí nghiệp, công trường,…
  • Bảo hành thường xuyên để phát hiện các vấn đề của máy móc, thiết bị và xử lý kịp thời, tránh hư hại và ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
  • Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa linh kiện, phụ kiện, máy móc,… đến từ các bộ phận liên quan trong quá trình sản xuất, chế tạo.
  • Kiểm tra hiệu suất của các loại máy móc, thiết bị và đưa ra phương án xử lý nếu chưa có được hiệu quả như kế hoạch.
  • Phân tích, lưu trữ các dữ liệu quan trọng liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư để có thể xử lý ngay khi gặp vấn đề.
  • Thực hiện các công việc khác liên quan đến chuyên môn cơ điện trong phạm vi phụ trách.

👉 Xem thêm: Mô tả công việc Kỹ sư cơ điện

Mô tả công việc của thợ cơ điện
Mô tả công việc của thợ cơ điện

Yêu cầu công việc nhân viên cơ điện

Thợ cơ điện là vị trí đòi hỏi cả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Theo đó, nếu bạn có định hướng trở thành nhân viên cơ điện trong tương lai, chắc chắn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng như sau:

  • Tốt nghiệp các ngành kỹ thuật Điện, Điện tử, kỹ thuật điện tử viễn thông hoặc các chuyên ngành liên quan.
  • Có kinh nghiệm, hiểu biết thực tế về lĩnh vực cơ điện tử trên thực tế.
  • Có khả năng tư duy logic để thực hiện, triển khai các kế hoạch một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc, phần mềm, mô hình, mạch điện,… phục vụ cho quá trình chế tạo, sản xuất,…
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm với công việc và tuân thủ các quy tắc an toàn nghề nghiệp.
  • Nhanh nhạy, linh hoạt trong xử lý các tình huống, sự cố phát sinh trong công việc.
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
  • Sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc.

    Yêu cầu công việc nhân viên cơ điện
    Yêu cầu công việc nhân viên cơ điện

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của thợ cơ điện

Hiện nay, công nghệ tuy phát triển nhưng máy móc vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế cho con người trong lĩnh vực cơ điện. Vì vậy, cơ hội việc làm thợ cơ điện trong tương lai vẫn tương đối mở rộng với những bạn trẻ theo học ngành kỹ thuật Điện, Điện tử, kỹ thuật điện,… Tuy nhiên, nếu như có điều kiện, bạn chỉ nên tham học nghề thợ cơ điện để có thêm kinh nghiệm và kỹ năng thực tế. Sau khi có kinh nghiệm thực tế và những kỹ năng nhất định, bạn có thể học thêm, nâng cao tay nghề và theo đuổi những mục tiêu công việc tiềm năng hơn như kỹ thuật viên cơ điện, kỹ sư cơ điện,…

Khi làm việc ở những vị trí cao hơn, mức lương của bạn chắc chắn sẽ cao hơn mức 7-10 triệu của thợ cơ điện. Cụ thể, mức lương này có thể lên đến 15-20 triệu, khi bạn là kỹ thuật viên hay kỹ sư. Không những vậy, khi làm ở những vị trí này, bạn cũng đảm bảo sức khỏe hơn so với việc liên tục tiếp xúc với máy móc, thiết bị tại nhà máy, công trường,…

👉 Xem thêm: Kỹ sư cơ điện tại Nhật Bản – Vị trí vàng cho lao động Việt

Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của thợ cơ điện
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của thợ cơ điện

Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi để được hỗ trợ ngay nhé. Và đừng quên chia sẻ bài viết, theo dõi chúng tôi cũng như cập nhập các vị trí công việc liên quan tại JobsGO.vn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: