Cách Viết CV Thực Tập Và Những Mẫu CV Thực Tập Chuẩn, Gây Ấn Tượng

4.5/5 - (7 votes)

Bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp nhưng muốn làm thực tập sinh để lấy kinh nghiệm? Bạn không biết cách viết CV thực tập như thế nào cho ấn tượng? Hãy để JobsGO chia sẻ cho bạn một vài bí quyết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tại Sao Cần CV Thực Tập Cho Sinh Viên Chưa Tốt Nghiệp?

Thực tập là gì? Thực tập là một giai đoạn mà bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua. Việc thực tập mang lại cho các bạn sinh viên những kinh nghiệm thực tế. Đồng thời nó cũng tăng khả năng được nhận làm nhân viên chính thức sau này. Nhưng xin thực tập cũng giống như xin việc chính thức, để được nhận, trước hết bạn phải gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng CV của mình.

CV thực tập cho sinh viên mới ra trường
CV thực tập cho sinh viên mới ra trường

Vậy CV thực tập là gì? CV viết tắt của cụm từ tiếng Latin “curriculum vitae”, có nghĩa là “sơ yếu lý lịch”. Mục đích chính của CV là để giới thiệu về bản thân cũng như tóm tắt lịch sử nghề nghiệp và học vấn của bạn.

CV là một tài liệu bắt buộc phải có khi đi xin việc dù bạn là người có kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường hay sinh viên thực tập. Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, viết CV không chỉ là một cách để bạn luyện tập cho việc xin việc sau này. CV còn là công cụ để bạn có thể nhìn lại những thành tựu của bản thân trong những năm tháng đại học. Từ đó bạn có thể thay đổi bản thân để trở nên hoàn thiện hơn trong những CV tiếp theo sau khi đã ra trường.

Vậy với sinh viên chưa tốt nghiệp viết CV xin thực tập thế nào cho hiệu quả và chuyên nghiệp? Hãy cùng theo dõi những nội dung tiếp theo dưới đây.

Xem thêm: Mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên thực tập chuyên nghiệp

2. Những Nội Dung Cần Phải Có Trong CV Xin Thực Tập

2.1 Tiêu đề CV

Đừng bao giờ để 2 chữ “CV” trên cái tiêu đề nhé. Bạn nên để tiêu đề CV là họ và tên đầy đủ của chính mình và vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.

Ví dụ: Trần Phương Anh – Thực tập sinh Marketing.

Xem thêm: Thực tập sinh là gì?

2.2 Thông Tin Cá Nhân

Phần này bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, ảnh chụp,…, đặc biệt là ảnh chụp khuôn mặt thì bạn nên chọn hình đẹp. Tất cả thông tin cá nhân đều rất căn bản nhưng bạn hãy điền thật chính xác. Bởi có không ít trường hợp nhà tuyển dụng không liên hệ được cho ứng viên vì sai số điện thoại.

Ví dụ:

Nguyễn Thuỳ Tiên

  • Ngày sinh: 15/05/2002
  • Địa chỉ: 123 Đường ABC, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0909 123 456
  • Email: nguyentien@gmail.com

2.3 Mục Tiêu Nghề Nghiệp

Hãy viết vào CV mục tiêu thật ngắn gọn súc tích. Bạn muốn đạt được điều gì, trong thời gian bao lâu. Hay sau khi thực tập bạn sẽ muốn làm gì?…

Ví dụ:

Tôi mong muốn được tham gia kỳ thực tập tại Công ty Kiến trúc XYZ để có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiến trúc. Mục tiêu của tôi là trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các công trình xây dựng.

2.4 Quá Trình Học Tập – Chứng Chỉ

Bạn học trường nào, ngành gì, sinh viên năm mấy, điểm số hiện tại ? Các chứng chỉ, chứng nhận (nếu có) mà bạn đã đạt được trong các khóa học ngắn hạn,…

Ví dụ:

Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh

  • Chuyên ngành: Kiến trúc
  • Thời gian học: 2019 – 2023
  • Điểm trung bình: 8.5/10
Những nội dung cần phải có trong CV cho sinh viên thực tập
Những nội dung cần phải có trong CV cho sinh viên thực tập

2.5 Các Học Bổng, Thành Tích

Phần này đề cập đến các học bổng, thành tích (nếu có) mà bạn đã nhận được. Nếu bạn từng được tuyên dương, khen thưởng thì đừng quên thêm vào nhé, vì chúng rất có ích đấy.

Ví dụ:

  • Chứng chỉ AutoCAD Professional từ Autodesk (2022)
  • Giải Nhì cuộc thi Thiết kế kiến trúc sinh viên toàn quốc (2021)

2.6 Kinh Nghiệm Làm Việc

Mặc dù chưa có kinh nghiệm hoặc có rất ít thì cũng hãy cố gắng nêu ra những hoạt động mà bạn đã từng làm khi đang là sinh viên. Chắc chắn trong quá trình đi học, giảng viên đã yêu cầu bạn thực hành một số dự án chuyên ngành. Đừng ngại ngần mà hãy cho đó là một trong số những kinh nghiệm mà bạn đã có nhé. Bạn nên nhớ là đừng bao giờ để mục trống mục này vì đây là phần quan trọng nhất để nhà tuyển dụng đánh giá bạn đấy.

Ví dụ:

Thực tập sinh tại Công ty TNHH ABC Design (06/2022 – 09/2022)

  • Tham gia vào việc thiết kế và chỉnh sửa các bản vẽ kỹ thuật
  • Hỗ trợ đội ngũ kiến trúc sư trong việc nghiên cứu và phân tích các dự án
  • Tạo các mô hình 3D cho các dự án nhỏ

Xem thêm: Làm bài test mbti để chọn công việc phù hợp với tính cách của bạn.

2.7 Kỹ Năng

Phần này rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn muốn xin thực tập công việc gì thì nên viết kỹ năng theo hướng công việc đó.

Ví dụ:

  • Sử dụng phần mềm AutoCAD, SketchUp, Revit, Photoshop
  • Khả năng vẽ tay và phác thảo ý tưởng
  • Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt
  • Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề

Xem thêm: Cách viết thư ngỏ xin thực tập tạo ấn tượng tốt

3. Những Lưu Ý Khi Viết CV Xin Thực Tập

Để sở hữu một bản CV xin thực tập chuyên nghiệp, ấn tượng, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây:

3.1 Định Dạng Font Chữ

Bạn nên để phông chữ trong CV trong khoảng từ 10-12. Bên cạnh đó, để nhà tuyển dụng dễ theo dõi và đánh giá, bạn nên lựa chọn những font chữ đơn giản, hiện đại, dễ nhìn. Một trong những font chữ được sử dụng phổ biến nhất chính là Times New Roman. Ngoài ra, Arial hay Calibri cũng là những font chữ hay xuất hiện trong CV thực tập.

Cách viết CV thực tập cho sinh viên mới ra trường
Cách viết CV thực tập cho sinh viên mới ra trường

3.2 Màu Sắc, Bố Cục CV Thực Tập

Một bản CV xin thực tập ấn tượng không cần phải quá màu mè, sặc sỡ. Đôi khi sự đơn giản, chỉn chu mới chính là điều khiến bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên sắp xếp thông tin sao cho gọn gàng và dễ đọc nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn những gam màu trung tính để trang trí thêm cho CV của mình.

Về bố cục, bạn nên sắp xếp khoa học, dễ nhìn. Những mục như kinh nghiệm, trình độ học vấn của bản thân nên theo trình tự từ mới đến cũ. Bên cạnh đó, những thông tin quan trọng và liên quan đến công việc nhất nên được đặt lên đầu tiên.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc Part time đẹp giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

3.3 Thêm Thông Tin Liên Lạc

Thông tin liên lạc chính là phương tiện để nhà tuyển dụng kết nối với bạn. Thông tin bạn cung cấp phải đảm bảo chính xác, cụ thể và chuyên nghiệp. Một số thông tin cần thiết phải có bao gồm:

  • Họ và tên.
  • Nghề nghiệp hiện tại (nếu là CV thực tập thì bạn chỉ cần ghi là ‘Sinh viên’).
  • Số điện thoại (nếu bạn có nhiều số điện thoại, hãy chọn số mà bạn thường xuyên sử dụng nhất, hoặc bạn có thể thêm 1-2 số dự phòng để tránh việc nhà tuyển dụng không thể gọi cho bạn).
  • Email (bạn không nên sử dụng tài khoản email cá nhân mà nên lập một email riêng dành cho công việc).
  • Địa chỉ.
  • Tài khoản LinkedIn (nếu có).
Những lưu ý khi viết CV thực tập
Những lưu ý khi viết CV thực tập

3.4 Chèn Ảnh Vào CV

Chèn ảnh trong CV cũng là một cách để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn nên chọn những bức ảnh chân dung rõ mặt, tránh dùng ảnh selfie, ảnh sử dụng filter.

Xem thêm: Cách làm báo cáo thực tập chi tiết cho sinh viên

3.5 Bổ Sung Chứng Chỉ Gây Ấn Tượng

Đối với những sinh viên muốn làm thực tập sinh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể bổ sung thêm thành tích, chứng chỉ để tăng thêm uy tín cho bản thân.

3.6 Đính Kèm Thư Xin Việc

Bạn không thể chỉ gửi mỗi CV cho nhà tuyển dụng mà nên đính kèm một lá thư xin việc. Nội dung thư không cần quá dài dòng. Bạn có thể sử dụng thư xin việc để chia sẻ thêm những điều mà bạn không nhắc đến trong CV.

4. Mẫu CV Cho Sinh Viên Thực Tập

Sau đây, JobsGO xin giới thiệu cho bạn một số mẫu CV xin thực tập của những ngành nghề phổ biến với thực tập sinh.

4.1 Mẫu CV Xin Thực Tập SEO

Mẫu CV cho thực tập sinh SEO
Mẫu CV cho thực tập sinh SEO

4.2 Mẫu CV Thực Tập Sinh Kinh Doanh

Mẫu CV cho thực tập sinh Kinh doanh
Mẫu CV cho thực tập sinh Kinh doanh

4.3 Mẫu CV Thực Tập Sinh Marketing

CV cho sinh viên thực tập Marketing
CV cho sinh viên thực tập Marketing

4.4 Mẫu CV Xin Thực Tập Công Nghệ Thông Tin

Mẫu CV cho thực tập sinh công nghệ thông tin
Mẫu CV cho thực tập sinh công nghệ thông tin

4.5 Mẫu CV Xin Thực Tập Ngành Đối Ngoại

Mẫu CV cho sinh viên thực tập ngành Đối ngoại
Mẫu CV cho sinh viên thực tập ngành Đối ngoại

4.6 Mẫu CV Thực Tập Kế Toán

Mẫu CV thực tập sinh kế toán/ Mẫu CV xin thực tập kế toán
Mẫu CV xin thực tập kế toán

4.7 Mẫu CV Thực Tập Sinh Ngân Hàng

Mẫu CV thực tập sinh ngân hàng
Mẫu CV thực tập sinh ngân hàng

4.8 Mẫu CV Thực Tập Sinh Nhân Sự

Mẫu CV thực tập sinh nhân sự
Mẫu CV thực tập sinh nhân sự

4.9 Mẫu CV Xin Thực Tập Khách Sạn

Mẫu CV Xin Thực Tập Khách Sạn
Mẫu CV Xin Thực Tập Khách Sạn

4.10 Mẫu CV Xin Thực Tập Ngành Luật

 

Mẫu CV Xin Thực Tập Ngành Luật
Mẫu CV Xin Thực Tập Ngành Luật

>>>Xem thêm: Cách viết CV xin việc tiếng Nhật gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Vậy là qua bài viết này, JobsGO đã giới thiệu cho bạn cách viết CV thực tập sao cho hiệu quả và ấn tượng nhất. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng và chọn được công việc phù hợp với bản thân.

Câu hỏi thường gặp

1. Tạo CV Thực Tập Ở Đâu?

  • Bạn có thể tạo CV xin việc thực tập tại JobsGO. JobsGO mới cho ra mắt công cụ JobsGO AI gồm 2 tính năng là viết CV bằng AIReview CV.

    Chỉ cần cung cấp cho JobsGO AI 1 vài thông tin cơ bản, công cụ sẽ tự động hoàn thiện CV của bạn với đầy đủ các nội dung cần thiết. Sau đó, bạn có thể lựa chọn mẫu CV thực tập phù hợp rồi tiếp tục chỉnh sửa theo ý muốn cá nhân. Sau khi hoàn thành, bạn hãy download mẫu CV xin thực tập vừa thiết kế và ứng tuyển vào những vị trí mong muốn.

    Ngoài ra, nếu bạn đã sở hữu một bản CV thực tập thì có thể sử dụng công cụ Review CV của JobsGO AI để xem những phản hồi, đánh giá và gợi ý chỉnh sửa của hệ thống về CV của bạn. Thông qua đó, bạn có thể nhận biết những thiếu sót trong CV thực tập của mình và biết cách nâng cấp, hoàn thiện CV thực tập chuyên nghiệp, ấn tượng hơn.

2. CV Thực Tập Nên Dài Bao Nhiêu?

CV xin thực tập nên dài 1 trang. Bạn nên tập trung vào các thông tin quan trọng và liên quan trực tiếp đến vị trí thực tập mà bạn ứng tuyển.

3. Nên Viết CV Thực Tập Bằng Tiếng Anh Hay Tiếng Việt?

Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của công ty bạn ứng tuyển. Nếu công ty yêu cầu CV tiếng Anh hoặc công ty là công ty nước ngoài, bạn nên viết CV thực tập bằng tiếng Anh. Nếu không có yêu cầu cụ thể, bạn có thể viết CV thực tập bằng tiếng Việt.

4. Nên Sử Dụng Mẫu CV Thực Tập Có Sẵn Hay Tự Thiết Kế?

Bạn có thể sử dụng mẫu CV thực tập có sẵn để tiết kiệm thời gian, đồng thời đảm bảo tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn có kỹ năng thiết kế và muốn tạo dấu ấn riêng, bạn có thể tự thiết kế CV của mình.

5. Cần Phải Cập Nhật CV Thực Tập Thường Xuyên Không?

Có, bạn nên cập nhật CV của mình mỗi khi có thêm kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng mới hoặc khi có thay đổi trong thông tin cá nhân.

6. Có Thể Làm Nổi Bật Mẫu CV Cho Thực Tập Sinh Chưa Có Kinh Nghiệm Bằng Cách Nào?

Bạn nên tập trung vào học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng mềm và thái độ nhiệt tình học hỏi.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: