7 lý do hàng đầu khiến sinh viên giỏi ra trường không xin được việc

5/5 - (1 vote)

Có không ít sinh viên giỏi, thành tích học tập xuất sắc nhưng vẫn không thể tìm được một công việc như ý sau khi ra trường. Lý do tại sao vậy? Và phải làm sao để vượt qua những vấn đề đó.

Không chắc chắn về chuyên ngành đã học

lý do sinh viên giỏi ra trường không tìm được việc 1
Sở hữu tấm bằng đỏ không đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận được công việc tốt ngay sau khi ra trường.

Sau khi tốt nghiệp, một số sinh viên phát hiện ra rằng họ không thực sự thích chuyên ngành họ đã theo học 4 năm. Một số người khác nhận thấy có ít cơ hội việc làm trong lĩnh vực đã chọn.

Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những kỹ năng bạn đang có và công việc bạn yêu thích. Sau đó, điều bạn cần làm là nghiên cứu các vị trí việc làm phù hợp với chuyên ngành bạn theo học hoặc tìm kiếm con đường sự nghiệp tiềm năng mà không nhất thiết phải có bằng cấp liên quan.

👉 Xem thêm: [Câu chuyện nghề nghiệp] Nghề chọn bạn… hay bạn chọn nghề?

Cạnh tranh cao

Khi kỳ tốt nghiệp Đại học đến, thị trường sẽ nhận một lượng lớn ứng viên mới. Lúc này, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Ngay cả những sinh viên sở hữu điểm số cao và kinh nghiệm xuất sắc cũng khó trở nên nổi bật.

Có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến để tìm được một công việc, vì vậy, tốt nhất bạn nên bắt đầu tìm kiếm công việc trước ngày tốt nghiệp.

Và nếu bạn không đáp ứng được tất cả các tiêu chí trong mô tả công việc, cũng hãy cứ gửi CV nhé. Vì hầu hết các ứng viên không ai có thể đáp ứng được 100% yêu cầu từ nhà tuyển dụng.

Không có kinh nghiệm làm việc

lý do sinh viên giỏi ra trường không tìm được việc 2
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sinh viên giỏi ra trường không xin được việc là thiếu kinh nghiệm, kỹ năng.

Thật không may, sở hữu một tấm bằng đại học xuất sắc không có nghĩa là bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn thành công và đạt được công việc mơ ước. Nhiều tin tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có từ 6 tháng kinh nghiệm trở lên, cho dù đó chỉ là một vị trí cấp thấp.

Làm thế nào để một sinh viên mới ra trường có kinh nghiệm làm việc?

Bạn nên cân nhắc xin vào các vị trí thực tập sinh trong các công ty ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. So với 6 – 7 năm trước, sinh viên hiện nay có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Không ít doanh nghiệp chấp nhận sinh viên năm nhất, năm hai đến thực tập. Thậm chí nếu bạn đủ giỏi, bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của một công ty ngay khi chỉ là sinh viên năm 3 sau khi thực tập 1 – 1,5 năm.

Thiếu kỹ năng mềm

Ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn có thể trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng khi sở hữu những kỹ năng mềm có thể mang lại giá trị cho công ty.

Chẳng hạn như:

  • Bạn yêu thích công nghệ và thành thạo tin học văn phòng.
  • Bạn có kỹ năng tiếng Anh IELTS 8.0 và khả năng dịch thuật tốt trong lĩnh vực y tế.
  • Bạn có kỹ năng quản lý vì từng là lớp trưởng.

Tất cả những kỹ năng này đều có thể trở thành điểm mạnh của bạn khi viết CV và phỏng vấn.

👉 Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc

Không biết tìm việc ở đâu

JobsGO giúp sinh viên tìm việc hiệu quả
JobsGO – trang tìm kiếm việc làm uy tín.

Nhiều ứng viên chỉ biết tìm kiếm công việc bằng cách tham gia vào các group nghề nghiệp trên Facebook. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều nơi mà bạn có thể tìm thấy các công việc tốt, chẳng hạn như:

  • JobsGO.vn – Website chuyên đăng tuyển việc làm, giúp kết nối Nhà tuyển dụng với ứng viên.
  • Hội chợ việc làm.
  • Sự kiện ngành.
  • LinkedIn – một mạng xã hội “chuyên nghiệp” được nhiều Nhà tuyển dụng ưu ái đăng tin tuyển dụng.

Không biết cách viết CV

CV là thứ đầu tiên mà Nhà tuyển dụng dùng để đánh giá ứng viên. Nhưng thực tế là, hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp không biết cách viết CV. Tôi đã từng nhận được rất nhiều bộ hồ sơ với thông tin trống rỗng. Tốt hơn hết, bạn nên học cách viết sơ yếu lý lịch và nếu có thể, hãy nhờ người quen kiểm tra và giúp bạn sửa các lỗi đang mắc phải.

Cho dù bạn chưa từng có kinh nghiệm làm các công việc liên quan mà chỉ từng đi làm thêm hoặc tham gia các chương trình tình nguyện thì cũng hãy đưa thông tin đó vào CV. Điều quan trọng mà Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy là những kỹ năng mà bạn học được từ những sự kiện bạn từng tham gia trong quá khứ.

Không có kỹ năng trả lời phỏng vấn

lý do sinh viên giỏi ra trường không tìm được việc 3
Vượt qua buổi phỏng vấn bạn sẽ trở thành nhân viên công ty bạn yêu thích.

Đây là trường hợp thực tế mà tôi đã từng trải qua. Tôi đã từng nhận được một chiếc CV cực kỳ ấn tượng của một cô bé sinh viên sắp ra trường, học khoa liên kết tại một trường Đại học top 1, top 2 tại Hà Nội. Cô bé rất giỏi tiếng Anh, GPA 3.5/4, từng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa trong trường. Và tôi đã kỳ vọng rất nhiều vào cô ấy.

Nhưng thực tế, trong buổi phỏng vấn, người ngồi trước mặt tôi lại là một cô nàng lúng túng, không thể trả lời rõ ràng các câu hỏi được đặt ra.

Kết quả là, cuộc phỏng vấn đã kết thúc chỉ sau 10 phút. Và tất nhiên, tôi đã phải từ chối cô nàng cho dù cô có thành tích xuất sắc đến đâu đi chăng nữa.

Kết luận

Tìm việc ngay khi mới ra trường không dề dễ dàng. Song, với thái độ đúng đắn, và tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ, bạn sẽ sớm có được một công việc phù hợp.

Bạn muốn tìm việc? Hãy bắt đầu bằng cách tạo hồ sơ ứng viên trên JobsGO. Và đừng quên cung cấp cho chúng tôi thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm của bạn; JobsGO có thể gửi tới bạn danh sách các công việc phù hợp nhất.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: