Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản 2024

Đánh giá post

Khi tham gia lao động tại bất kỳ doanh nghiệp nào, bạn cần hiểu rõ lương cơ bản để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Vậy lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những kiến thức được JobsGO cung cấp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản là mức lương mà người lao động sẽ được nhận hàng tháng theo thỏa thuận với doanh nghiệp trước khi vào làm việc. Lương cơ bản sẽ là cơ sở để tính ngày công đi làm của người lao động, sau đó là tính tiền lương hàng tháng.

lương cơ bản
Lương cơ bản là gì?

Mức lương cơ bản có thể cao hoặc thấp bởi sự tác động của các yếu tố như: Tính chất công việc, kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp,… Lương cơ bản không bao gồm: Tiền thưởng, phúc lợi, trợ cấp,… Tổng lương hàng tháng người lao động nhận được sẽ bao gồm lương cơ bản và các khoản tiền khác nữa: Trợ cấp ăn trưa, xăng xe, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm,…

Xem thêm: Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng & lương mềm

2. Lương cơ bản có phải lương cơ sở không?

Có rất nhiều người đang đánh đồng lương cơ bản với lương cơ sở. Tuy nhiên hai loại lương này hoàn toàn khác nhau.

Lương cơ sở là mức lương được áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước. Theo đó, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ được nhận tiền lương với sự hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Mức lương cơ sở áp dụng 2024 là 1.8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, lương cơ bản là mức lương được thỏa thuận giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Mức lương sẽ được ghi rõ trong hợp đồng lao động mà 2 bên ký kết.

Lương cơ bản sẽ bằng tích lương cơ sở nhân với hệ số lương, cách tính này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc Nhà nước. Còn với doanh nghiệp ngoài nhà nước, lương cơ bản sẽ do chủ doanh nghiệp tính, mức lương cơ bản cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động của từng ngành nghề, vị trí công việc.

Xem thêm: Lương Net và lương Gross là gì? Nên nhận lương Gross hay Net có lợi hơn?

cách tính lương cơ bản
Lương cơ bản có phải lương cơ sở không?

3. Những lưu tính khi tính lương cơ bản

Một số lưu ý về lương cơ bản như sau:

  • Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Lương cơ bản trả cho nhân viên, người lao động không được thấp hơn mức tối thiểu vùng. Nếu đối tượng lao động là người đã qua học nghề, doanh nghiệp sẽ phải cộng thêm ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Đối với doanh nghiệp thuộc Nhà nước: Lương cơ bản được tính theo cách khác hoàn toàn với lương cơ bản của doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cách tính ra sao sẽ được JobsGO chia sẻ chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết này.

4. Cách tính lương cơ bản

Doanh nghiệp thuộc Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước sẽ có cách tính lương cơ bản khác nhau. JobsGO sẽ chia sẻ đến người lao động cách tính chi tiết như sau:

4.1. Cách tính lương cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước

Đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước sẽ sử dụng cách tính lương cơ bản theo từng vùng, cùng với hệ số lương. Trong đó, hệ số lượng được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như:

  • Bậc đại học được áp dụng hệ số lương là 2.34
  • Bậc cao đẳng được áp dụng hệ số lương là 2.1
  • Bậc trung cấp được áp dụng hệ số lương là 1.86

Công thức tính lương cơ bản của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc Nhà nước như sau:

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Dựa vào công thức trên, với mức lương cơ sở 2024 đang được áp dụng là 1.8 triệu đồng. Khi đó một người lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản như sau:

  • Lương cơ bản (bậc đại học) = 1.8 x 2.34 = 4.212 triệu đồng/tháng.
  • Lương cơ bản (bậc cao đẳng) = 1.8 x 2.1 = 3.78 triệu đồng/tháng.
  • Lương cơ bản (bậc trung cấp) = 1.8 x 1.86 = 3.348 triệu đồng/tháng.
lương cơ bản là gì
Cách tính lương cơ bản

4.2. Cách tính lương cơ bản của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước, hay chính là doanh nghiệp tư nhân sẽ có riêng các quy định về mức lương cơ bản cho nhân viên, người lao động. Lương cơ bản sẽ được tính theo mức tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước.

Các mức tối thiểu vùng được quy định như sau:

  • Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại khu vực thuộc vùng I phải trả lương cơ bản cho người lao động tối thiểu ở mức 4.420 triệu đồng/tháng.
  • Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại khu vực thuộc vùng II phải trả lương cơ bản cho người lao động tối thiểu ở mức 3.920 triệu đồng/tháng.
  • Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại khu vực thuộc vùng III phải trả lương cơ bản cho người lao động tối thiểu ở mức 3.430 triệu đồng/tháng.
  • Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động tại khu vực thuộc vùng IV phải trả lương cơ bản cho người lao động tối thiểu ở mức 3.070 triệu đồng/tháng.

Trước đây, lương cơ bản chính là khoản tiền được dùng nghiệp sử dụng làm mức để đóng bảo hiểm cho người lao động. Nhưng hiện tại, mức đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ có thêm phụ cấp và các khoản bổ sung khác như Bonus shares.

Xem thêm: Bảng xếp hệ số lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Như vậy, bài viết trên JobsGO đã giúp người đọc hiểu rất rõ và đầy đủ và lương cơ bản. Hy vọng thông tin này sẽ giúp người lao động biết cách tính lương cơ bản cho bản thân khi tham gia lao động để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, đặc biệt là trong bối cảnh các công ty trả lương cao nhất Việt Nam đang thu hút nhiều ứng viên.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: