Trong quá trình làm việc tại một cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào đó, người lao động sẽ phải đóng phí công đoàn. Vậy kinh phí công đoàn có phải đóng thuế TNCN không? Bạn hãy cùng JobsGO tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Quy định về phí công đoàn
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã quy định về đối tượng cũng như mức phí cần đóng như sau:
1.1 Đối tượng đóng phí công đoàn
Các đối tượng cần phải đóng phí công đoàn gồm:
- Đoàn viên trong các công đoàn cơ sở của công ty ngoài nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và được nhận mức tiền lương không phải là bậc lương, bảng lương nhà nước quy định.
- Liên hiệp hợp tác xã.
- Tổ chức nước ngoài, quốc tế đang hoạt động trên vùng đất của Việt Nam.
- Văn phòng điều hành nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam.
- Đoàn viên công đoàn đang làm việc ở nước ngoài.
1.2 Mức đóng phí công đoàn
Những người nằm trong đối tượng đóng phí công đoàn sẽ phải đóng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, không quá 10% mức lương cơ sở.
Xem thêm: Hồ sơ quyết toán thuế TNCN 2023 gồm những gì?
2. Kinh phí công đoàn có phải đóng thuế TNCN không?
Hiện nay vẫn có nhiều người còn thắc mắc vấn đề kinh phí công đoàn có phải đóng thuế TNCN hay không? Trong nội dung phần 2 này, JobsGO sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin hơn.
Cục Thuế thành phố Hà Nội ra văn bản hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 66085/CT (ngày 27/10/2016) về các khoản được miễn trừ, giảm trừ khi tính thuế TNCN. Theo đó, các khoản sẽ được miễn hoặc giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của người đóng gồm: Khoản phụ cấp, trợ cấp, khoản thu nhập miễn thuế, khoản giảm trừ gia cảnh.
Riêng với khoản chi phí 1% hoặc không quá 10% mức lương cơ sở của người lao động không nằm trong đối tượng được miễn, giảm trừ. Như vậy, khoản phí công đoàn sẽ không được giảm trừ hay miễn khi tính thuế thu nhập cá nhân.
Chính vì thế mà cả người lao động hay chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy định này để thực hiện theo đúng pháp luật đặt ra.
3. Có thể nhờ đồng nghiệp đóng phí công đoàn không?
Có rất nhiều trường hợp bận hoặc vì lý do gì đó không thể trực tiếp đóng đoàn phí. Trong những lúc đó có thể nhờ đồng nghiệp đóng hộ hay không? Pháp luật quy định về điều này như thế nào?
Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cùng JobsGO tìm hiểu về phương thức đóng đoàn phí đã được quy định trong Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 nhé.
Phương thức đóng đoàn phí như sau:
- Đoàn phí phải do đoàn viên trực tiếp đóng hàng tháng cho tổ chức công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
- Đoàn phí công đoàn được thu qua mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động hàng tháng. (tiền mặt hoặc chuyển khoản). Số thu đoàn phí công đoàn sẽ có xác nhận của phòng kế toán kèm danh sách đoàn viên đóng phí.
- Khuyến khích đoàn viên, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu nhập, có thể nộp qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM,… trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên và công đoàn cơ sở.
Như vậy, đoàn phí sẽ phải do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng bằng nhiều cách thức khác nhau. Chính vì thế mà bạn sẽ không thể nhờ đồng nghiệp đóng đoàn phí hộ.
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) – Quy định mới nhất 2023
4. Lưu ý khi đóng phí công đoàn
- Xác định quyền lợi: Trước khi đóng phí công đoàn bạn hãy tìm hiểu và hiểu rõ quyền lợi mà mình sẽ được hưởng khi là thành viên công đoàn. Điều này bao gồm các quyền lợi về lương, phúc lợi, bảo hiểm và bảo vệ quyền lợi lao động.
- Hiểu về mức phí: Bạn hãy tìm hiểu về mức phí công đoàn mà mình sẽ phải đóng và cách tính toán phí này. Thông thường, phí công đoàn được tính theo một phần trăm (%) trên mức lương hoặc thu nhập của bạn. Đương nhiên bạn cần hiểu rõ về mức phí này để có sự chuẩn bị tài chính phù hợp.
- Quyền từ chối đóng phí: Ở một số quốc gia, việc đóng phí công đoàn có thể là bắt buộc hoặc tùy chọn. Nếu có quyền từ chối đóng phí thì bạn hãy tìm hiểu về quyền này cùng các hậu quả có thể xảy ra với bản thân trong tương lai nhé.
- Kiểm tra và theo dõi việc đóng phí: Bạn hãy kiểm tra kỹ các khoản phí công đoàn được trừ từ mức lương hoặc thu nhập của bạn một cách thường xuyên để nắm bắt tình hình đóng đoàn phí nhé.
- Tham gia và tham gia vào các hoạt động công đoàn: Đóng phí công đoàn không chỉ là việc đóng góp tài chính, mà còn là việc tham gia và tham gia vào các hoạt động và chương trình của công đoàn. Bạn hãy tận dụng cơ hội này để gặp gỡ và làm quen với nhiều người lao động, tham gia các khóa đào tạo và phát triển cá nhân nếu có.
Xem thêm: Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN online mới nhất 2023
Trong bài viết này JobsGO đã cùng bạn tìm hiểu xong về kinh phí công đoàn có phải đóng thuế TNCN. Hy vọng với nội dung trên đây bạn đã giúp bạn có thông tin hữu ích cho mình.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)