Khối năng khiếu và những ngành nghề tiềm năng

Đánh giá post

Khối năng khiếu luôn là một thế giới tuyển sinh thú vị. Đây cũng được coi là những khối học chỉ dành cho những ai có nền tảng hoặc thực sự đam mê. Bạn có biết rằng đây là những khối học rất tiềm năng. Những ngành nghề nào nổi bật trong nhóm ngành năng khiếu? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé.

Khối năng khiếu và những ngành nghề tiềm năng

1. Các khối năng khiếu trong kỳ thi đại học

1.1. Khối H

Khối H là khối ngành dành cho những ai yêu thích nghệ thuật hội họa. Các lĩnh vực như thiết kế thời trang, thiết kế nội thất,thiết kế mỹ thuật, trang trí,… đều thuộc khối thi này.

Khối H gồm 3 môn xét tuyển gồm Ngữ Văn, Vẽ 1 và Vẽ 2. Vẽ 1 là môn thi vẽ hình họa người. Vẽ 2 là môn vẽ trang trí màu. Ngoại trừ môn văn, hai môn vẽ năng khiếu có đề riêng của từng trường. Thời gian thi là 4 tiếng mỗi môn

1.2. Khối M

Khối M dành cho những bạn có mong muốn trở thành giáo viên mầm non. Các môn thi năng khiếu của khối này bao gồm: hát, kể chuyện và đọc diễn cảm. Đây đều là những phần thi có vai trò lọc sinh viên phù hợp với ngành. 

Về hai môn chính, nếu thi chuyên ngành Giáo dục mầm non, các bạn sẽ thi Toán và Văn. Đối với ai thi Giáo dục mầm non – tiếng Anh thì sẽ thi tiếng Anh thay vì Văn.

1.3. Khối N

Khối N là khối thi dành cho những ai đam mê âm nhạc, nhạc cụ và sáng tác. Các môn thi của khối bao gồm: Ngữ Văn, Âm nhạc 1 và Âm nhạc 2.

Môn thi năng khiếu của khối N gồm các môn như: Hát, đàn, thanh nhạc và xướng âm. Đây là những môn yêu cầu cả năng khiếu và nền tảng cơ bản trở lên.

1.4. Khối R

Khối R là nơi thể hiện dành cho những ai thích truyền thông văn hóa. Các môn thi của khối gồm : Ngữ Văn, Lịch Sử và một môn năng khiếu. Đây là khối thi dành cho những ngành học về quản lý và nghiên cứu văn hóa.

1.5. Khối S

Khối S là khối học dành cho những ai đam mê môn nghệ thuật thứ 7. Đây là khối thi dành cho những ngành định hướng sân khấu điện ảnh.

Khối S được chia thành 2 tổ hợp là: Văn + 2 môn năng khiếu và Toán + 2 môn năng khiếu.

1.6. Khối T

Khối T dành cho những ai yêu thích thể thao và có sức khỏe dồi dào cùng cơ thể dẻo dai. Các môn thi của khối này gồm 2 môn khối B là Toán, Sinh cùng với một môn năng khiếu thể thao hệ số 2.

1.7. Khối V

Là khối thi dành cho những “thánh” hội họa, khối V bao gồm 3 môn thi là Toán, lý và năng khiếu vẽ.

Khác với khối H, khối V thiên về đồ họa và kiến trúc nhiều hơn. Tính ứng dụng của khối V cũng rộng hơn. Tuy nhiên, nền tảng hội họa của khối này cũng gần tương tự khối H.

>> Việc làm thiết kế

Khối năng khiếu và những ngành nghề tiềm năng

2. Ngành nghề tiềm năng cho sinh viên trường năng khiếu

2.1. Nghề chuyên môn cho khối năng khiếu

Mỗi khối năng khiếu đều có những nghề nghiệp chuyên môn để định hướng cho tương lai. 

Khối H và khối V sẽ được đào tạo để trở thành một nhà thiết kế, họa sĩ, kiến trúc sư hoặc các ngành nghề quản lý ở mỗi lĩnh vực này. Như đã nói, khối H sẽ có công việc thiên hướng nghệ thuật chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, khối V sẽ được dạy những kiến thức mang tính “công nghiệp”, ứng dụng đời sống nhiều hơn.

Khối N sẽ dành cho những ai muốn trở thành ca sĩ, nghệ sĩ âm nhạc, giảng viên thanh nhạc, nhạc sĩ,… Khối S cũng đào tạo những con người của nghệ thuật như diễn viên, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất phim,…

Khối T sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp như vận động viên, huấn luyện viên, chuyên gia thể dục, thể hình,… Ngược lại, khối M đào tạo chuyên sâu các giáo viên mầm non và giáo dục đặc biệt.

Khối R là khối học hướng đến các công việc văn phòng về nghệ thuật. Ví dụ như: Quản lý văn hóa, biên đạo múa, sư phạm mỹ thuật,…

2.2. Nghề tay trái cho khối năng khiếu.

Ngày nay, các sinh viên tốt nghiệp khối năng khiếu có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Việc chú trọng nghệ thuật từ phía công chúng đã giúp các nghệ sĩ được quan tâm hơn. Bên cạnh công việc chính chuyên ngành, các sinh viên năng khiếu hiện nay có thể phát triển và quảng bá bản thân trên kênh truyền thông mạng xã hội. Các kênh này đã tạo cơ hội thể hiện mình cho rất nhiều bạn trẻ tài năng.

>> Việc làm kiến trúc

3. Làm thế nào để thành công với ngành năng khiếu

Khối năng khiếu luôn có nhiều thử thách nghề nghiệp với tính cạnh tranh cao. Tỷ lệ thành công không quá cao, thời gian thành công cũng cần tận dụng, tính đào thải khắc nghiệt,… Tất cả yêu cầu những sinh viên năng khiếu cần chuẩn bị nhiều thức hơn để có cơ hội thành công.

Trước hết là chuyên môn, sau đó là nỗ lực không ngừng sáng tạo. Đối với những nghề nghiệp luôn ưu tiên cái mới, thay đổi nhanh chóng. Người có thực lực và khả năng sáng tạo là người có cơ hội nắm bắt thành công.

Bên cạnh đó, các kiến thức nghề và truyền thông cũng cần được trau dồi. Nghệ thuật ngày nay phụ thuộc vào truyền thông tương đối nhiều. Khi bạn còn non trẻ và chưa có công ty quản lý, bạn nên biết cách truyền thông để tìm cơ hội cho chính mình.

Hơn tất cả là tinh thần làm nghệ thuật trung thực và chăm chỉ. Đó là những “vốn đầu tư” không bao giờ lỗ.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: