Khối A1 Học Ngành Gì? Top 10 Ngành Nghề Khối A1 Nhu Cầu Tuyển Dụng Cao

4.5/5 - (2 votes)

Khối A1, tổ hợp môn phát triển từ khối A truyền thống, đã nhanh chóng được các trường đại học ưu ái, mở rộng cơ hội tuyển sinh với các ngành học “hot”. Vậy khối A1 học ngành gì và những ngành khối A1 nhu cầu cao trong tương lai là gì? Các bạn học sinh hãy đi cùng JobsGO tìm hiểu nhé!

1. Khối A1 Gồm Những Môn Gì?

Khối A1 với ba môn học: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh. Đây là tổ hợp môn được mở rộng từ khối A00.

Khối A1 với ba môn học: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh. Đây là tổ hợp môn được mở rộng từ khối A00
Khối A1 với ba môn học: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh. Đây là tổ hợp môn được mở rộng từ khối A00

Xem thêm: Khối D học ngành gì? Top 5 ngành nghề khối D dễ xin việc trong tương lai

2. Khối A1 Học Ngành Gì?

Cùng JobsGO điểm danh top 10 ngành nghề phù hợp khối A1 thuộc khối tự nhiên với nhu cầu cao trong tương lai dưới đây nhé!

2.1 Ngành Khoa Học Dữ Liệu

Khoa học dữ liệu là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi “khối A1 học ngành gì?”
Khoa học dữ liệu là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi “khối A1 học ngành gì?”

Về cơ bản, ngành Khoa học dữ liệu được hiểu là ngành nghề nghiên cứu về dữ liệu. Cụ thể hơn, nghiên cứu bao gồm việc phát triển các phương thức ghi chép, lưu trữ và phân tích dữ liệu để rút trích các thông tin hữu ích một cách hiệu quả, dễ hiểu. Mục tiêu của khoa học dữ liệu chính là để thu thập thông tin chi tiết, kiến thức từ các tập dữ liệu, dù ở dạng cấu trúc hay phi cấu trúc.

Với tấm bằng tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu trong tay, bạn có thể công tác ở một số vị trí như sau:

  • Chuyên viên phân tích dữ liệu
  • Kỹ sư phát triển phần mềm
  • Quản trị dữ liệu
  • Nhà khoa học dữ liệu

2.2 Kế Toán, Kiểm Toán

Kế toán, kiểm toán là ngành học được nhiều bạn theo học khối A1 lựa chọn. Đây là ngành thiên đi sâu nghiên cứu, phân tích về các báo cáo tài chính. Sinh viên sẽ học cách quản lý tài chính, kiểm soát ngân sách và kiểm toán các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Sinh viên ngành kế toán, kiểm toán sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau như:

  • Kế toán viên (Accountant)
  • Kiểm toán viên (Auditor)
  • Chuyên viên thuế (Tax Specialist)
  • Chuyên viên tài chính (Financial Analyst
  • Kế toán quản trị (Management Accountant)

2.3 Ngành Marketing

Marketing là sự vận hành, tập hợp các thể chế và quy trình trong khâu sản xuất, tiếp thị, vận chuyển và trao đổi các dịch vụ, sản phẩm đem lại lợi ích cho khách hàng, đối tác, rộng hơn là cả xã hội. Mục đích của Marketing chính là để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp bằng việc tích hợp các phương pháp tiếp thị thúc đẩy lưu lượng truy cập, thu hút khách hàng tiềm năng và đẩy mạnh bán hàng.

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing, bạn có thể làm việc với tư cách của một:

  • Chuyên viên tiếp thị
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên quản trị thương hiệu
  • Chuyên viên quan hệ công chúng

Xem thêm: Học ngành Marketing ra trường làm gì?

2.4 Công Nghệ Thông Tin

Ngành Công nghệ thông tin tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các hệ thống máy tính, phần mềm, mạng lưới thông tin. Sinh viên sẽ được học về lập trình, quản trị mạng, bảo mật thông tin và phát triển ứng dụng.

Việc làm các bạn có tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể theo đuổi sau khi ra trường:

  • Lập trình viên (Software Developer)
  • Chuyên viên an ninh mạng (Cybersecurity Specialist)
  • Quản trị hệ thống (System Administrator)
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)
  • Kỹ sư mạng (Network Engineer)

2.5 Ngành Quản Lý Dự Án

Tại sao không thử sức với ngành Quản lý dự án khi chưa biết khối A1 học ngành gì?
Tại sao không thử sức với ngành Quản lý dự án khi chưa biết khối A1 học ngành gì?

Quản lý dự án là ngành khoa học áp dụng quy trình, phương pháp, kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, tổ chức, giám sát dự án. Mục tiêu của hoạt động chính là đảm bảo mục tiêu đạt được các mục tiêu cụ thể theo tiêu chí nghiệm thu trong giới hạn thời gian và ngân sách.

Với tấm bằng đại học ngành Quản lý dự án, bạn có thể thử sức với những công việc như:

  • Chuyên viên tổ chức, quản lý
  • Kỹ sư thẩm định đầu tư
  • Chuyên viên Quản lý dự án

2.6 Điện – Điện Cơ Khí

Ngành điện và điện cơ khí là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và bảo trì các hệ thống điện, điện tử, cơ khí. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm việc với các thiết bị, hệ thống điện, cơ khí và tự động hóa.

Cơ hội việc làm ngành điện, điện cơ khí sau khi ra trường:

  • Kỹ sư điện (Electrical Engineer)
  • Kỹ sư điện tử (Electronics Engineer)
  • Kỹ sư cơ điện tử (Mechatronics Engineer)
  • Chuyên viên bảo trì điện (Maintenance Engineer)
  • Kỹ sư tự động hóa (Automation Engineer)

2.7 Ngành Quản Lý Và Phát Triển Nhân Lực

Quản lý và Phát triển nhân lực là một ngành học tuyệt vời cho “dân” khối A1
Quản lý và Phát triển nhân lực là một ngành học tuyệt vời cho “dân” khối A1

Ngành Quản lý và Phát triển nhân lực, cơ bản là chiến lược hướng tới việc quản lý nhân sự một cách hiệu quả hơn trong một doanh nghiệp, tổ chức. Hoạt động này bao gồm các quá trình như tuyển dụng, định hướng đào tạo, đánh giá năng suất, quyết định khen thưởng hợp lý,… Mục tiêu cuối cùng chính là tạo động lực phát triển, trau dồi cho nhân viên, duy trì tinh thần cạnh tranh lành mạnh trong tập thể.

Là một sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý và Phát triển nhân lực, bạn có thể ứng tuyển ở các vị trí sau:

  • Chuyên viên Quản trị Nhân sự
  • Chuyên viên hoạch định nhân sự
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện

2.8 Ngành Tài Chính Ngân Hàng

Tài chính - Ngân hàng cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ học khối A1
Tài chính – Ngân hàng cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ học khối A1

Là một ngành nghề khá rộng, ngành Tài chính Ngân hàng bao gồm các mảng riêng biệt khác như: Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế học Tài chính,… Cụ thể, ta hiểu được Tài chính là một thuật ngữ mô tả các hoạt động liên quan tới ngân hàng, đòn bẩy tài chính, nợ, tín dụng, thị trường vốn, tiền và sự đầu tư. Các chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng hiện này sẽ giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức về những chuyên ngành này cùng các kỹ năng thiết yếu.

Đối với các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, một số công việc phổ biến có thể kể đến như:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng
  • Chuyên viên kế toán
  • Chuyên viên phân tích tài chính

Bạn có thể tham khảo một số cơ sở đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam:

  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Ngoại thương Hà Nội

Xem thêm: Học tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

2.9 Luật

Theo đuổi ngành luật, các bạn có thể đi sâu nghiên cứu về hệ thống pháp luật, các quy định, điều khoản và cách thức áp dụng chúng trong cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh. Các bạn sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng về pháp luật, khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề pháp lý cũng như kỹ năng tư vấn và tranh tụng.

Sinh viên tốt nghiệp ngành luật có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, bao gồm:

  • Luật sư (Lawyer)
  • Công chứng viên (Notary Public)
  • Chuyên viên pháp lý (Legal Consultant)
  • Thẩm phán (Judge)
  • Chuyên viên tư vấn luật quốc tế (International Legal Advisor)

>>>Tìm hiều thêm: Toán hoá sinh là khối gì? Những ngành nào dành cho khối này

2.10 Quản Trị Kinh Doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh là một lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về quản lý, marketing, tài chính, nhân sự và chiến lược kinh doanh. Mục tiêu của ngành là đào tạo ra những nhà quản lý, lãnh đạo có khả năng điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Có rất nhiều vị trí việc làm dành cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi ra trường như:

3. Các Trường Đào Tạo Khối A1 Uy Tín, Chất Lượng 2024

Hiện nay có rất nhiều trường uy tín, chất lượng đào tạo khối A1 mà bạn có thể tham khảo:

Khu vực Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
Trường
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Lao Động – Xã Hội
  • Đại học Mỏ Địa Chất
  • Đại học Ngoại Thương Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Thủy Lợi
  • Đại học Xây Dựng Hà Nội
  • Học viện Cảnh Sát Nhân Dân
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải
  • Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội
  • Đại học Công Nghiệp Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học FPT
  • Đại học Giáo Dục – ĐH Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Giao Thông Vận Tải
  • Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công Nghệ Vạn Xuân
  • Đại học Công Nghiệp Vinh
  • Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh Tế Nghệ An
  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM
  • Đại học Ngoại Thương TPHCM
  • Đại học Kinh Tế TPHCM
  • Học viện Hàng Không Việt Nam
  • Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM
  • Đại học Luật TPHCM
  • Đại học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
  • Đại học Công Nghệ TPHCM

Bên trên là bài viết giới thiệu tới bạn về những ngành nghề khối A1 nhu cầu cao trong tương lai. JobsGO hy vọng bài viết giúp giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn học sinh với câu hỏi “Khối A1 học ngành gì?”.

Câu hỏi thường gặp

1. Điểm Chuẩn Khối A1 Thường Như Thế Nào?

Điểm chuẩn khối A1 thay đổi tùy theo ngành học và trường Đại học. Các ngành có tính cạnh tranh cao như Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh thường có điểm chuẩn cao hơn so với các ngành khác. Điểm chuẩn thường dao động từ 20 đến 27 điểm.

2. Lợi Thế Của Khối A1 So Với Các Khối Khác Là Gì?

Khối A1 kết hợp giữa Toán, Lý và Anh, mang lại nhiều lợi thế:

  • Kết hợp tốt giữa khoa học tự nhiên với ngôn ngữ: Giúp sinh viên phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích và kỹ năng ngôn ngữ.
  • Ứng dụng rộng rãi: Nhiều ngành học và lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ kỹ thuật, kinh tế đến quản lý, pháp lý.
  • Tính cạnh tranh cao: Khả năng cạnh tranh cao trong thị trường lao động nhờ vào nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng toàn diện.

3. Làm Thế Nào Để Chuẩn Bị Tốt Cho Kỳ Thi Khối A1?

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi khối A1, bạn nên:

  • Lập kế hoạch học tập: Xây dựng kế hoạch học tập chi tiết cho từng môn, bao gồm cả lý thuyết và bài tập.
  • Tham gia các khóa học thêm: Nếu cần thiết, bạn có thể tham gia các khóa học thêm để nắm vững kiến thức, kỹ năng.
  • Luyện đề thi: Thường xuyên luyện đề thi từ các năm trước để làm quen với cấu trúc và yêu cầu của đề thi.
  • Rèn luyện kỹ năng tiếng Anh: Học và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh hàng ngày để cải thiện khả năng đọc hiểu, viết.
  • Duy trì sức khỏe: Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần để đảm bảo có thể học tập, thi cử hiệu quả.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: