Influencer Marketing là gì? Những bài học cần biết khi làm Influencer Marketing

Đánh giá post

Ngày nay, khi niềm tin người tiêu dùng trở thành chìa khóa thành công cho thương hiệu thì việc sử dụng Influencer Marketing được xem là xu hướng mới của ngành truyền thông quảng cáo. Nếu bạn đang thực hiện hoặc có ý định thực hiện một chiến dịch Marketing với Influencer, bạn cần nắm rõ Influencer Marketing là gì và lưu ý những điều sau đây.

1. Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là gì
Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số sử dụng những người có tầm ảnh hưởng để truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng giúp bạn làm điều đó.

Với mức độ tiềm năng như vậy, làm thế nào để nhãn hàng tối ưu hoá và lựa chọn ra Influencer phù hợp nhất cho mình? Cùng JobsGO phân tích trong phần tiếp theo nhé!

2. Các loại Influencer Marketing

Thông thường, dựa trên số lượng người theo dõi trên trang cá nhân, Influencer được chia làm 4 loại chính:

  • Mega Influencer: Đây thường là những người mẫu, diễn viên, người nổi tiếng trong lĩnh vực hoạt động và sở hữu hơn 1,000,000 người theo dõi. Influencer này thường được săn đón bởi những thương hiệu nổi tiếng, vì sự chuyên nghiệp và sức ảnh hưởng toàn cầu. Tất nhiên chi phí để hợp tác với họ cũng không hề nhỏ.
  • Macro Influencer: Ưu điểm lớn nhất của loại hình này là khả năng lan tỏa thông tin rộng và nhanh chóng, họ có từ hơn 100,000 – 1,000,000 người hâm mộ. Marco Influencer được coi là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó nên cực thích hợp cho những doanh nghiệp muốn tăng độ nhận diện thương hiệu và tiếp cận thị trường ngách.
  • Micro Influencer: Thường sẽ có từ 10,000 – 100,000 người theo dõi trên trang cá nhân của các Micro Influencer. Họ nổi bật trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ: nấu ăn, mẹ bỉm sữa, thời trang, mỹ phẩm,… Do đó, các chiến dịch cần tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu với mức chi phí nhỏ sẽ phù hợp với Micro Influencer.
  • Nano Influencer: Đây là những trang cá nhân có từ 1000 – 10,000 follower nhưng sức tương tác không hề khiêm tốn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang nhắm đến những khách hàng thuộc thị trường ngách và có nhu cầu mua hàng khác biệt thì đừng bỏ qua loại hình Influencer Marketing này.

Xem thêm: Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về ngành Marketing

Influencer Marketing
Các loại Influencer Marketing

3. Các tiêu chí đánh giá Influencer Marketing

Dưới đây cùng tìm hiểu xem 4 tiêu chí để đánh giá Influencer Marketing là gì trên mạng xã hội nhé!

  • Reach (Độ phủ): Được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người.
  • Relevance (Sự liên quan): Mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevance thường được thể hiện qua những yếu tố: thương hiệu cá nhân, thông tin nhân khẩu học, nội dung bài viết trên trang cá nhân và đối tượng Fans/Followers.
  • Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng): Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.
  • Sentiment (chỉ số cảm xúc): Là nhân tố cực kỳ quan trọng mà Marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ cảm tình dành cho thương hiệu của người tiêu dùng.

Xem thêm: Influencer là gì? Influencer kiếm tiền thế nào?

lợi ích của Influencer Marketing
Các tiêu chí đánh giá Influencer Marketing là gì?

4. Cách triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Tham khảo ngay 6 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing thành công:

Bước 1. Thiết lập mục tiêu

Đây là bước đầu tiên và là nền móng để thúc đẩy một chiến dịch Marketing thành công. Một quy tắc “bất di bất dịch” khi thiết lập mục tiêu mà bạn cần áp dụng: SMART (S-Specific: Cụ thể; M-Measurable: Đo lường được; A-Attainable: Có thể đạt được; R-Relevant: Thực tế; T-Time Bound: Thời gian hoàn thành).

Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu

Influencer Marketing chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mục tiêu mà mình muốn truyền thông. Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch Influencer Marketing không phải là tiếp cận được nhiều người mà là gây sức ảnh hưởng đến những đối tượng thực sự quan tâm đến thương hiệu và có ý định sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ.

Bước 3. Xác định thông điệp Marketing

Bạn cần một thông điệp truyền thông xuyên suốt cho chiến dịch của mình. Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau để xác định chúng:

  • Bạn đang muốn tăng nhận diện thương hiệu với khách hàng mới?
  • Bạn đang muốn truyền thông sản phẩm mới tới những khách hàng thân thiết?
  • Bạn muốn giới thiệu và làm nổi bật một loại dịch vụ nào đó của mình?
  • Bạn muốn tăng số lượng sale?

Trên tất cả, thông điệp của chiến dịch phải thật nhất quán với mục tiêu ban đầu.

Xem thêm: Các chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược

Bước 4. Lên kế hoạch ngân sách

Hầu hết các Influencer đều muốn nhận được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của bạn. Khi lên kế hoạch ngân sách, bạn cần phân biệt rạch ròi giữa thù lao chi trả cho Influencer và chi phí của sản phẩm/dịch vụ.

Bạn có thể tham khảo các mức chi trả khác nhau cho Influencer (Theo WebFX, năm 2022):

  • Facebook: $25 trên 1000 người theo dõi.
  • Instagram: $10 trên 1000 người theo dõi
  • Twitter: $2 trên 1000 người theo dõi
  • YouTube: $20 trên 1000 người đăng ký
  • Snapchat: $10 trên 1000 người theo dõi
  • TikTok: $5 trên 1000 người theo dõi
  • Blog: $60 trên 1000 khách truy cập
xây dựng chiến lược Influencer Marketing
Cách triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Bước 5. Tìm Influencer phù hợp và tiếp cận họ

Tuỳ thuộc vào mục tiêu cuối cùng bạn đặt ra cho chiến dịch, bạn có thể chọn các Influencer khác nhau. Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích Hashtags và xác định xem đối thủ của bạn đang hợp tác với Influencer nào.

Bước 6. Theo dõi hiệu quả chiến dịch

Khi càng hiểu rõ về hiệu quả chiến dịch, bạn càng dễ đưa ra quyết định hợp tác lần sau với Influencer hay không. Một vài cách bạn có thể áp dụng để theo dõi chiến dịch Influencer Marketing của mình:

  • Thêm Hashtags để dễ dàng tương tác với hoạt động của Influencer hơn trên mạng xã hội.
  • Sử dụng Semrush’s Brand Monitoring tool để theo dõi các chỉ số.
  • Thêm Tracking Code hoặc phiếu mua hàng có gắn mã theo dõi để quan sát tình trạng sales. Từ đó tính được doanh thu từ Influencer và tính được ROI dựa trên chi phí cụ thể.

Xem thêm: Inbound marketing là gì? Các bước làm Inbound marketing hiệu quả

5. Những bài học cần biết khi làm Influencer Marketing

Phần này sẽ đề cập đến những điểm quan trọng nhất mà các Marketer cần lưu ý khi bắt đầu việc làm Marketing nói chung và với Influencer Marketing nói riêng.

Không phải là người tốt nhất, mà là người phù hợp nhất

Các thương hiệu thường có xu hướng tìm kiếm những Influencer có nhiều fans nhất, nổi tiếng nhất mà không quan tâm rằng họ có phù hợp với sản phẩm của mình hay không. Chẳng hạn như một công ty phần mềm hợp tác với một ngôi sao điện ảnh thì nghe chúng ăn nhập gì với nhau.

Để tránh tình trạng này thì việc tốt nhất bạn có thể làm là nghiên cứu kỹ lưỡng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, những nền tảng Social họ thường lui tới, những Influencer có độ phủ sóng tới họ,…

Đến đúng nơi để tìm đúng người

Sau khi đã biết thế nào là một người phù hợp với thương hiệu, việc tiếp theo là đi tìm họ. Vậy thì tìm ở đâu? Truy cập các nền tảng sẽ giúp bạn tìm kiếm được Influencer phù hợp: Revu, Buzzsumo, 7Saturday, Hiip,…

Đừng quá chi phối Influencer

Đừng quá kiểm soát thông điệp mà Influencer sẽ truyền tải và cả cách truyền tải. Hãy nhớ rằng Influencer Marketing là bạn mượn lời Influencer truyền bá sản phẩm và thương hiệu của bạn chứ không phải bạn chiếm luôn sân khấu của họ.

Chi trả thù lao xứng đáng

Thù lao quá cao hay quá thấp đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hợp tác của bạn. Hãy trao đổi kỹ lưỡng về vấn đề này trước khi làm việc với nhau.

chiến lược Influencer Marketing là gì
Những bài học cần biết khi làm Influencer Marketing

6. Phân biệt Influencer Marketing với các thuật ngữ khác

Influencer Marketing rất dễ bị nhầm lẫn với các hình thức Marketing khác bởi nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là các dấu hiệu để bạn phân biệt:

Influencer Marketing Word of Mouth

(Marketing truyền miệng)

Các Influencer được nhận hoa hồng khi giới thiệu đến người theo dõi của họ về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Xảy ra khi có ai đó yêu thích sản phẩm/dịch vụ và muốn lan toả nó đến nhiều người hơn. Thông thường họ không được trả phí để làm việc này.
Influencer Marketing Affiliate Marketing

(Tiếp thị liên kết)

Influencer được trả công dựa vào hiệu quả cuối cùng của chiến dịch. Người làm Affiliate chỉ được nhận hoa hồng khi khách hàng thực hiện một giao dịch mua hàng hay bất cứ hành động nào có tác động tích cực đến sản phẩm.
Influencer Marketing Advocate Marketing

(Quảng cáo vận động)

Influencer lan tỏa thông điệp về sản phẩm/dịch vụ trong thời gian thỏa hiệp với nhãn hàng. Advocate tập trung mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng, truyền cảm hứng để họ tin tưởng, hài lòng và chia sẻ nhiều hơn đến người khác.

Bảng 1. Phân biệt Influencer Marketing với các thuật ngữ khác.

Hiểu được rõ Influencer Marketing là gì để lựa chọn chính xác Influencer và tạo nên một chiến dịch Marketing thành công. Nếu bạn còn băn khoăn về kiến thức và tư duy Marketing của mình, hãy truy cập trang web JobsGO.vn để trang bị nền móng vững chắc khi bước vào ngành Marketing nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: