Với những ngành học đậm chất nghệ thuật như thanh nhạc, tìm kiếm việc làm luôn là một trong những vấn đề khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn. Học viên học nhạc viện ra làm gì? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay.
Mục lục
Học thanh nhạc thi khối gì?
Thanh nhạc là một ngành học đặc biệt thiên về nghệ thuật nên việc học, thi, và xét tuyển cũng có những khác biệt nhất định so với các ngành học khác. Theo đó, nếu như các ngành học khác đều yêu cầu thí sinh phải thi theo các khối truyền thống như A, B, C, D, A1,… thì thanh nhạc lại có những yêu cầu riêng. Cụ thể, thí sinh tốt nghiệp THPT muốn theo học thanh nhạc tại các trường đào tạo hệ đại học, cao đẳng,… sẽ phải thi tổ hợp đặc biệt là khối N bao gồm các môn:
- Ngữ văn
- Năng khiếu âm nhạc
- Năng khiếu tự chọn
Đối với môn Văn, kết quả sẽ là điểm thi kết quả THPT Quốc gia và thay đổi theo từng năm. Các môn năng khiếu khác nhau tùy thuộc vào các trường khác nhau. Ngoài ra, một số trường đào tạo thanh nhạc cũng sử dụng kết quả học bạ làm kết quả xét tuyển. Tuy nhiên, đây cũng thường không phải các điều kiện bắt buộc và chỉ có ở một số ít trường.
Xem thêm: Khối năng khiếu và những ngành nghề tiềm năng
Học thanh nhạc cần tố chất gì?
Thanh nhạc là một ngành học vô cùng rộng nên không phải chỉ cần năng khiếu ca hát thôi là đủ. Trên thực tế, nếu bạn có kỹ năng thanh nhạc thì đây là điều vô cùng tuyệt vời có thể hỗ trợ rất nhiều trong quá trình học tập.
Tuy nhiên, giọng hát không phải tất cả. Để theo học thanh nhạc tại nhạc viện, bạn còn cần thêm:
Kiến thức căn bản về nhạc lý
Các kiến thức này không cần quá chuyên sâu nhưng đủ để bạn có thể dễ dàng làm quen với môi trường nhạc viện.
Cảm âm tốt
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các học viên tại nhạc viện cần có. Theo đó, giọng hát có thể rèn luyện và thay đổi nhưng cảm âm rất khó để có thể có được thông qua rèn luyện nên bạn cần lưu ý.
Xem thêm: Ngành kiến trúc: 5 ngành nghề đầy tiềm năng bên cạnh nghề Kiến trúc sư
Năng khiếu âm nhạc
Đối với thanh nhạc, năng khiếu là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của học viên. Nếu không có năng khiếu, bạn sẽ rất khó để trở thành một người xuất sắc trong lĩnh vực này.
Sự nhanh nhạy
Giọng hát và cảm âm ban đầu của bạn có thể chưa thực sự hay nhưng chúng có thể thay đổi thông qua rèn luyện. Và nhanh nhạy chính là yếu tố giúp bạn thay đổi nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Học thanh nhạc tại trường nào?
Thanh nhạc là ngành đào tạo đặc thù nên không phải trường đào tạo nào cũng giảng dạy. Và để có thể theo đuổi ngành thanh nhạc, bạn có thể theo học tại các trường:
- Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật quân đội
- Nhạc Viện TP.HCM
- Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Văn Lang
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Nhạc viện tp HCM
Học nhạc viện ra làm gì?
Nếu như trước kia, các ngành học có thiên hướng nghệ thuật như mỹ thuật, điện ảnh, thanh nhạc,… bị gắn liền với định kiến khó xin việc, khó có việc làm thì giờ đây mọi việc đã hoàn toàn khác. Theo đó, nhu cầu nhân sự ngành tăng nhanh khiến cho cơ hội việc làm ngành này cũng mở rộng hơn rất nhiều. Và học nhạc viện ra làm gì sẽ không còn là vấn đề khó khăn hay phức tạp nữa. Cơ hội việc làm mở rộng giúp bạn có thể dễ dàng chọn lựa các ngành nghề đúng chuyên môn như:
- Giảng viên thanh nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc hệ Đại học, Cao đẳng, nhạc viện,…
- Soạn nhạc, sáng tác nhạc,…
- Ca sĩ, nghệ sĩ, dj bar trình diễn chuyên nghiệp trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, sự kiện,…hường có nhiều cơ hội làm việc tại công ty giải trí lớn
- Thành lập, quản lý và đào tạo tại các trung tâm thanh nhạc mang dấu ấn cá nhân.
- Cố vấn âm nhạc, thanh nhạc trong các chương trình, sự kiện, cuộc thi âm nhạc.
- Nghiên cứu chuyên sâu về nhạc lý
Ngoài ra, nhiều người trong ngành thường thắc mắc Producer là gì, vì đây là một vị trí quan trọng trong sản xuất âm nhạc, đảm nhận việc quản lý và phối hợp các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm âm nhạc chất lượng
Xem thêm: Bằng đại học trường nào có giá trị?
Bài viết của JobsGO cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “Học nhạc viện ra làm gì?” đồng thời có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định. Và đừng ngần ngại để lại các câu hỏi phía dưới nếu như còn băn khoăn. Cùng với đó, hãy chia sẻ bài viết để tất cả những ai có đam mê với ngành có thể có sự chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định theo học.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)