Hiệu ứng chân lý ảo tưởng – điều khiển tâm lý khách hàng bằng độ lặp

5/5 - (1 vote)

Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi rằng tại sao sự lặp lại có thể biến sai thành đúng không? Hay có nhiều doanh nghiệp cứ nhai đi nhai lại một đoạn quảng cáo suốt ngày đến mức bạn cảm thấy nhàm chán và có thể nhớ được cả đoạn quảng cáo đó? Đó chính là hiệu ứng chân lý ảo tưởng trong kinh doanh đó.

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng trong kinh doanh
Hiệu ứng chân lý ảo tưởng trong kinh doanh

1. Hiệu ứng chân lý ảo tưởng là gì?

Hàng ngày trên các trang mạng, báo đài, tivi vẫn thường xuất hiện những thông điệp quảng cáo chẳng đúng với thực tế một tí nào hết. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng họ làm như vậy là để làm gì chưa? Khi mà nhiều thông điệp chỉ vừa nghe thôi bạn đã cảm thấy nó hết sức phi logic. Và tại sao họ lại chịu chơi bỏ ra nhiều tiền chỉ để cho những mẫu quảng cáo tưởng chừng như vô nghĩa này lặp đi lặp lại.

Bạn đã tò mò đúng chỗ rồi đấy, chẳng có gì là vô nghĩa hết. Nên nhớ rằng không có bất cứ một nhà chuyên gia nào lại đổ tiền bạc vào những điều vô ích và không có lợi với họ hết. Họ đã sử dụng hiệu ứng chân lý ảo tưởng để biến sai thành đúng theo biện pháp tưởng chừng như “điên khùng” nhưng lại cho ra hiệu quả vô cùng lớn.

Hiệu ứng chân lý ảo tưởng có tên tiếng Anh là Illusory Effect. Theo hiệu ứng này, chúng ta thường có xu hướng tin một thông tin nào đó là đúng chỉ đơn giản vì chúng ta tiếp xúc với thông tin đó đủ nhiều. Đơn giản là: Nếu mỗi ngày bạn nghe đi nghe lại một thông tin nào đó (thông tin mà bạn chưa kiểm chứng hoặc không có cơ hội kiểm chứng) thì bạn sẽ có xu hướng cho rằng thông tin này là chính xác hơn những thông tin mới nghe lần đầu.

Để bạn hiểu hơn về hiệu ứng này hãy cùng JobsGO tìm hiểu ví dụ dưới đây nhé!

>> 10 kỹ năng giao tiếp cơ bản trong kinh doanh

 

2. Ví dụ về hiệu ứng chân lý ảo tưởng

Ai đúng, ai sai?

Ai đúng, ai sai?
Ai đúng, ai sai?

Một thí nghiệm để tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của hiệu ứng chân lý ảo tưởng đã được ba nhà khoa học Hasher, Goldstein và Toppino tiền hành vào năm 1977. Thể lệ của thí nghiệm này như sau: người tham gia sẽ được mời để đánh giá độ chính xác của 60 câu khẳng định (có cả khẳng định đúng và khẳng định sai) nghe có vẻ hợp lý nhưng rất khó phân biệt được độ chính xác, ví dụ như:

“Bóng rổ thành môn thi Olympics vào năm 1925”

Và người tham gia thí nghiệm sẽ được phép đánh giá 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Chỉ có 20 câu là được giữ lại còn những câu khác đều sẽ bị thay đổi ở mỗi lần.

Và kết quả là những câu được xuất hiện nhiều từ lần đầu tiên (20 câu từ lần thí nghiệm đầu) được đánh giá là có độ tin cậy cao hơn các câu khẳng định chỉ xuất hiện một lần.

Như bạn đã thấy kết quả của thí nghiệm trên là rất đáng sợ, nó chi phối khả năng điều khiển nhận thức đúng sai của con người chỉ bằng cách lặp lại thông tin nhiều lần. Nhiều trường hợp còn nguy hiểm hơn: đôi khi ta đã biết thông tin nhưng trong vô thức chúng ta vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự lặp lại này. Ba nhà khoa học trong ví dụ trên đã rút ra kết luận cái mà sự lặp lại đánh vào là phần vô thức chứ không phải là phần lý trí. Do đó việc có hiểu biết, có tư duy logic đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn ta bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng chân lý ảo tưởng.

>> Từ MV của Sơn Tùng tới tư duy sản phẩm trong kinh doanh

 

3. Ứng dụng của hiệu ứng chân lý ảo tưởng trong kinh doanh

Sử dụng nhiều người để nhắc đi nhắc lại một thông điệp

Phương pháp này thường được dân tiếp thị trực tuyến và truyền thông sử dụng ở Facebook và các diễn đàn mạng. Họ sẽ dùng nhiều tài khoản để nhắc đi nhắc lại về một thông điệp nào đó, ví dụ như “Sản phẩm A có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”. Tất nhiên là bạn không thể biết được nó có đúng không và chúng ta có quyền phản bác, có quyền thấy vô lý, nhưng trong chính khoảng thời gian đó thì lý trí của chúng ta cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều.

Một nhánh nhỏ nằm trong phương pháp này là lặp đi lặp lại một vài lời khẳng định trong các quảng cáo. Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng thành công cách này để khách hàng có thể ghi nhớ sản phẩm của họ. Bạn hãy thử nhìn những câu hỏi dưới đây trong vòng 3 giây và xem xem có được đáp án trong đầu luôn không nhé:

– Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam là loại nào?

– Nóng trong người thì uống trà gì?

– Khi bạn muốn mua tivi, tủ lạnh thì nên đến đâu?

 

Sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để truyền tải cùng một thông điệp

Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công chiêu thức này. Ví dụ điển hình là thông tin “ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt”. Nguồn gốc của câu nói này có từ năm 1941, do bị quân Đức bao vây tứ phía, nước Anh rơi vào tình trạng khan hiếm thực phẩm. Một trong những thứ mà còn nhiều và người dân có thể tự trồng được chính là cà rốt. Mọi thông tin truyền thông từ báo đài cho đến tivi đều đồng loạt đưa tin “Ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt”. Không chỉ có vậy mà đến cả tờ rơi hướng dẫn nấu ăn lúc bấy giờ của Bộ Thực Phẩm Anh Quốc vào năm 1943 cũng đề cập đến việc ăn cà rốt giúp cho người dân có thể “nhìn tốt hơn trong bóng tối”. Thông tin ấy được lặp đi lặp lại trên mọi mặt trận để người dân có thể tiêu thụ hết số cà rốt để sống sót qua ngày lúc bấy giờ. Và cho đến ngày nay, nhiều người trên thế giới vẫn còn tin vào thông tin này. Bạn đã thấy được sức mạnh của sự lặp lại này chưa?

Hy vọng với những thông tin cung cấp của JobsGO sẽ giúp bạn hiểu thêm được phần nào chiêu thức này trong kinh doanh và có thể vận dụng một cách hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: