Giá Vốn Hàng Bán Là Gì? Cách Tính Giá Vốn Bán Hàng Chuẩn

Đánh giá post

Muốn quản lý tốt hàng hoá và tối ưu lợi nhuận, các nhà kinh doanh cần xác định chính xác giá vốn hàng bán. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Vì sao nó cần thiết cho doanh nghiệp bạn? Cách tính giá vốn hàng bán chuẩn? Để giải đáp những thắc mắc này, mời quý độc giả theo dõi nội dung chi tiết dưới đây của JobsGO!

1. Giá Vốn Hàng Bán Là Gì?

Khi nhắc đến công tác quản lý kinh doanh, định nghĩa giá vốn hàng bán là gì luôn là câu hỏi rất hay được đề cập.

Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold) là một thuật ngữ chỉ toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hoá hoặc trị giá của hàng hóa được tiêu thụ trong một kỳ sản xuất cụ thể.

giá vốn bán hàng là gì
Giá Vốn Hàng Bán Là Gì?

Ví dụ: Công ty bạn bán 1 cái bàn với giá 20 đồng, trong đó có 6 đồng đầu tư cho vật liệu, chi phí lắp ráp, vận chuyển, lương nhân công… Vậy thì 6 đồng này được gọi là giá vốn hàng bán.

Thông qua ví dụ cụ thể, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu giá vốn hàng bán là gì. Tiếp theo, hãy cùng JobsGO đi phân tích vai trò của giá vốn hàng bán trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp nhé!

Xem thêm: Hạch toán là gì? Phân loại hạch toán kế toán

2. Giá Vốn Hàng Bán Bao Gồm Những Gì?

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những khác biệt trong cách định nghĩa giá vốn hàng bán là gì, cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp sản xuất (sản xuất sản phẩm trực tiếp): Giá vốn hàng bán là chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Doanh nghiệp thương mại (nhập hàng hóa của bên khác về bán): Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nhập hàng và các chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế… để đưa hàng về kho.

Nhìn chung, giá vốn bán hàng sẽ bao gồm những chi phí cơ bản sau: Chi phí quản lý; chi phí nhân công khi tuyển dụng nhân sự như: tuyển dụng bán hàng,…; máy móc, trang thiết bị; nguyên vật liệu, vận chuyển, v.v..

 

3. Vai Trò Của Giá Vốn Hàng Bán

cách tính giá vốn bán hàng
Vai Trò Của Giá Vốn Hàng Bán

Giá vốn hàng bán là một chỉ số quan trọng trong bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tính toán lợi nhuận gộp cũng như hiệu quả sử dụng dòng tiền, quản lý sản xuất, lao động và kinh doanh.

Cụ thể, một số lợi ích mà doanh nghiệp có được từ việc tính toán đúng giá vốn hàng bán:

  • Cơ sở để định giá sản phẩm: Thông qua chỉ số giá vốn bán hàng giúp các nhà phân tích, đầu tư, quản lý đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm, cân đối để tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Quản lý chi tiêu chi tiết và chính xác: Giá vốn hàng bán thể hiện những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm. Do đó tính toán giá vốn hàng bán chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả hơn.
  • Cơ sở để quản lý sản xuất: Giá vốn hàng bán được trừ vào doanh thu để xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể áp dụng nguyên tắc sử dụng vốn hiệu quả trong kinh doanh để quản lý lao động và vật tư khi sản xuất một cách chi tiết và chuẩn xác hơn.

Xem thêm: Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chuẩn nhất

4. Cách Tính Giá Vốn Hàng Bán Như Thế Nào?

Hiện nay, có 3 cách tính giá vốn hàng bán được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Tùy vào tính chất, loại hình hàng hóa mà các doanh nghiệp hãy chọn lựa cho mình một phương án phù hợp nhất nhé!

4.1 Công Thức Tính FIFO (Nhập Trước Xuất Trước)

Với công thức tính này thì cách tính giá vốn hàng bán là vật liệu nào được nhập kho trước sẽ xuất ra trước, giá vật liệu xuất được tính theo giá nhập kho trước, sau đó mới tính theo giá nhập kho sau.

Ví dụ: Công ty có hàng hoá A tồn 100kg với giá nhập 6000 đồng/kg.

  • Ngày 1 công ty nhập thêm 50kg hàng hóa A với giá 7000 đồng/kg.
  • Ngày 3 công ty xuất sử dụng 130kg hàng hoá A.
  • Ngày 5 công ty nhập thêm 50kg hàng hóa A giá 6500 đồng/kg.

Vậy giá xuất kho của 130kg hàng hoá A được sử dụng vào ngày 3 được tính theo công thức FIFO là:

100 x 6000 + 30 x 7000 = 810.000 đồng.

4.2 Công Thức Tính LIFO (Nhập Sau Xuất Trước)

Với phương pháp LIFO tính giá vốn hàng bán, vật liệu nào nhập kho sau thì được xuất ra trước, giá của vật liệu xuất được tính theo giá nhập. Phương pháp này là ngược lại với phương pháp trên.

Ví dụ:

  • Ngày 1, công ty nhập 15 mặt hàng A với giá 15.000 đồng.
  • Ngày 3, công ty nhập thêm 5 mặt hàng A có giá 20.000 đồng.
  • Ngày 5, công ty bán được 8 sản phẩm.

Như vậy, công thức LIFO sẽ được tính = 5 x 20.000 + 3 x 15.000 = 145.000 đồng.

Xem thêm: Gross profit là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp

4.3 Công Thức Tính Bình Quân Gia Quyền

Công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp Bình quân gia quyền: MAC = (A + B)/C.

Trong đó:

  • MAC: Giá vốn được tính toán theo phương pháp bình quân tức thời
  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Lượng tồn kho trước nhập X giá MAC trước nhập
  • B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới x giá nhập kho đã phân bổ chi phí
  • C: Tổng lượng tồn = Lượng tồn trước nhập + số lượng tồn sau nhập.

Đây là cách tính thông dụng được hầu hết các phần mềm quản lý kho áp dụng.

cách tính vốn hàng bán chuẩn
Cách Tính Giá Vốn Hàng Bán Như Thế Nào?

Như vậy, JobsGO đã hướng dẫn bạn hiểu thuật ngữ giá vốn hàng bán là gì và cách tính giá vốn hàng bán đơn giản. Hi vọng chúng đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và giúp bạn ứng dụng thành công vào kế hoạch kinh doanh của bản thân! Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến hiệu suất sử dụng vốn cố định để tối ưu hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình.

Câu hỏi thường gặp

1. Tài Khoản Giá Vốn Hàng Bán Là Gì?

Tài khoản giá vốn hàng bán được sử dụng để phản ánh tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ, bao gồm chi phí chế biến…

2. Giá Vốn Hàng Bán Là Tài Sản Gì?

Giá vốn hàng bán không phải là tài sản. Nó là một loại chi phí trong sản xuất kinh doanh, là căn cứ xác định giá bán sản phẩm hàng hoá.

3. Giá Vốn Hàng Bán Tăng Thể Hiện Điều Gì?

Thị trường kinh doanh biến động kéo theo giá cả hàng hóa tăng cao. Giá vốn hàng bán tăng sẽ phản ánh chi phí đầu vào cao; chi phí vật liệu, chi phí lao động cao; phát sinh nhiều chi phí trong sản xuất hàng hoá,... 

Vì vậy mà các bộ phận liên quan cần thường xuyên cân đối, sát sao các khoản chi tiêu để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4. Giá Vốn Hàng Bán Giảm Nói Lên Điều Gì?

Khi giá vốn hàng bán giảm thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này là do giá cả nguyên liệu, vật liệu, nhân công giảm hoặc số lượng sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ít hơn.

5. Thời Điểm Ghi Nhận Giá Vốn Hàng Bán Là Khi Nào?

Thời điểm ghi nhận giá vốn hàng bán cũng chính là thời điểm ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp. Cụ thể ở thời điểm đó, doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp xác định được doanh thu.
  • Doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích của sản phẩm cho người mua.
  • Doanh nghiệp có lợi ích kinh tế từ các giao dịch bán.
  • Xác định được các khoản phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

6. Nguyên Nhân Tính Giá Vốn Hàng Bán Sai Là Gì?

Có 2 nguyên nhân chính khiến việc tính toán giá vốn hàng bán của doanh nghiệp bị sai lệch là:

  • Thực hiện sai quy trình bán hàng âm.
  • Sai quy trình trả hàng nhà cung cấp.

Để tránh gặp phải các lỗi sai này, doanh nghiệp cần kiểm tra số liệu ghi chép một cách thường xuyên, thực hiện hoạt động xuất - nhập theo đúng quy trình, không xuất bán khi chưa kiểm kê và nhập liệu, hạn chế sửa/xóa chứng từ đã kê,...

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: