Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, nhân viên bán hàng đã trở thành một ngành nghề hot và thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Trong đó có rất nhiều người thắc mắc không biết làm sao để CV xin việc bán hàng của mình trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng khi họ tuyển dụng bán hàng? Đừng lo lắng, JobsGO sẽ giúp bạn đi tìm câu trả chính xác nhất ở bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tầm Quan Trọng Của CV Xin Việc Bán Hàng
CV xin việc bán hàng rất quan trọng với mỗi ứng viên bởi:
- Giúp tạo ấn tượng đầu tiên: CV là ấn tượng đầu tiên của bạn với nhà tuyển dụng. Một CV đẹp, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nổi bật giữa các ứng viên khác và có cơ hội được phỏng vấn cao hơn.
- Thể hiện năng lực: CV là nơi để bạn thể hiện các kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích, năng lực bán hàng mà bạn ứng tuyển. Thông qua đó bạn chứng minh được mình hoàn toàn phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Một CV được chuẩn bị chỉn chu sẽ giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác và tăng cơ hội được tuyển dụng.
- Tiết kiệm thời gian: CV giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng đánh giá năng lực của bạn và quyết định xem bạn có phù hợp với vị trí này hay không.
Chính vì vậy mà bạn nên đầu tư thêm thời gian vào việc chuẩn bị, viết CV xin việc nhân viên bán hàng.
2. Cách Viết CV Xin Việc Bán Hàng
Trong nội dung phần này, JobsGO sẽ giúp bạn nắm được cách viết CV xin việc Sale chi tiết các mục quan trọng nhất, bạn hãy tham khảo:
2.1. Hướng Dẫn Viết Phần Giới Thiệu Chung
Phần nội dung đầu tiên này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được cơ bản thông tin cá nhân của bạn để liên lạc khi hẹn phỏng vấn hoặc nhận công việc. Chính vì vậy mà bạn cần phải đảm bảo độ chính xác, đầy đủ gồm:
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Quê quán
- Địa chỉ đang ở
- Số điện thoại
- Email cá nhân
2.2. Cách Viết Phần Mục Tiêu Công Việc
Trong phần mục tiêu, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng, phù hợp với văn hóa, mục đích phát triển chung với doanh nghiệp. Bạn có thể chia mục tiêu công việc thành 2 phần, ngắn hạn và dài hạn.
Ví dụ:
Mục tiêu ngắn hạn: Sau 1 tháng thử việc trở thành nhân viên bán hàng chính thức của công ty. Vận dụng kỹ năng, kiến thức học được, bán được khoảng 100 đơn hàng mỗi tháng, đem về doanh thu cho công ty.
Mục tiêu dài hạn: Bán được nhiều đơn hàng, doanh số tăng 10% so với mỗi tháng, sau 2 năm làm việc vươn lên vị trí quản lý bán hàng.
2.3. Cách Viết Phần Trình Độ Học Vấn
Đối với CV xin việc bán hàng, trình độ học vấn không thật sự quan trọng, nhưng bạn cũng không nên bỏ qua. Trong phần này, bạn có thể đề cập đến trình độ cao nhất của mình.
Ví dụ:
- Trường Đại học Thương Mại
- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
- Xếp loại: Khá
2.4. Cách Viết Phần Kinh Nghiệm Làm Việc
Với kinh nghiệm làm việc, bạn chỉ nên chọn lọc 2-3 kinh nghiệm gần và liên quan nhất đến bán hàng, sale. Trong đó cần phải ghi chi tiết về đơn vị làm việc, vị trí làm việc, kết quả nổi bật (nếu có). Đồng thời bạn cũng cần sắp xếp thời gian một cách logic, khoa học để nhà tuyển dụng không bị rối khi theo dõi.
Trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì hãy liệt kê về quá trình thực tập, thực hành của mình. Trong đó, bạn hãy nói rõ hơn về các kỹ năng học được và nó phục vụ như thế nào cho công việc đang ứng tuyển.
Ví dụ:
Tháng 4/2023 đến 2/2024
Nhân viên sale tại Công ty cổ phần ABC
Nhiệm vụ chính:
- Gọi điện chăm sóc khách hàng cũ, giới thiệu về các chương trình khuyến mãi, dịch vụ mới của công ty.
- Giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới để giới thiệu về sản phẩm nhằm mục đích kích thích mua hàng.
- Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
- Hướng dẫn khách hàng sử dụng, bảo quản sản phẩm.
Thành tích nổi bật: Nhân viên sale xuất sắc tháng 2-3-4
2.5. Cách Viết Phần Kỹ Năng Mềm
Với vị trí nhân viên bán hàng, kỹ năng mềm vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ hỗ trợ trực tiếp trong công việc hàng ngày của bạn. Đặc biệt đây cũng là nội dung được nhà tuyển dụng chú ý. Vì vậy bạn hãy liệt kê những kỹ năng mà nó hỗ trợ công việc của mình như:
Ví dụ:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng thấu hiểu, nắm bắt tâm lý khách hàng
Lưu ý: Bạn không nên tự bịa các kỹ năng này, bởi sau quá trình thử việc nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận ra ngay. Lúc này có thể bạn sẽ không thể lên chính thức được đâu nhé.
3. Mẹo Viết CV Xin Việc Bán Hàng Ấn Tượng
Để tạo được mẫu CV xin việc bán hàng thời trang chuyên nghiệp, ấn tượng, bạn hãy tham khảo ngay một số mẹo sau:
3.1. Sử Dụng Các Con Số Để Chứng Minh Năng Lực Bán Hàng
Thay vì chỉ nói rằng bạn “giỏi bán hàng”, bạn hãy sử dụng các con số cụ thể để chứng minh năng lực của mình. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy rõ doanh số, doanh thu mà bạn đem lại.
3.2. Sử Dụng Ngôn Ngữ Hành Động Và Quyết Định
Trong CV bạn nên sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ và quyết định để mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Thay vì nói “Tham gia vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng”, hãy nói “Xây dựng và duy trì một danh sách khách hàng tiềm năng hàng tháng để tăng doanh số bán hàng”. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thêm phần tin tưởng và tín nhiệm bạn hơn.
3.3. Thể Hiện Sự Đa Dạng Trong Kỹ Năng
Công việc bán hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Vì thế mà bạn cần thể hiện sự đa dạng với kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, quản lý thời gian và kiến thức về sản phẩm/dịch vụ. Các kỹ năng này sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng rất tốt đó.
3.4. Sử Dụng Thiết Kế Hấp Dẫn
Để CV thêm ấn tượng, bạn hãy chọn thiết kế hấp dẫn, phù hợp để làm nổi bật thông tin quan trọng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng CV của bạn vẫn dễ đọc và chuyên nghiệp.
3.5. Kiểm Tra Lỗi
Trong quá trình thiết kế và tạo CV sẽ khó tránh khỏi các lỗi sai. Để không tạo ấn tượng xấu, trước khi gửi đi, bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc bất kỳ sai sót nào trong CV.
4. Những Kỹ Năng Nên Đưa Vào CV Xin Việc Bán Hàng
Bạn nên đưa các kỹ năng có liên quan hoặc phục vụ công việc bán hàng vào CV. Như vậy vừa giúp tạo điểm nhấn vừa thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng. Đặc biệt không nên đưa các kỹ năng mà bạn không có hoặc không phục vụ cho công việc của mình. Một vài kỹ năng bạn có thể tham khảo đưa vào CV như:
4.1 Kỹ Năng Ứng Xử, Giao Tiếp Tốt
Với tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người đòi hỏi ở nhân viên bán hàng cần có phải kỹ năng ứng xử và giao tiếp tốt. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp khách hàng và nhân viên kết nối với nhau một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối đối với khách hàng của mình.
4.2 Nhanh Nhẹn Và Chủ Động
Chủ động và linh hoạt là 2 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một nhân viên bán hàng, là đại diện cho tính chuyên nghiệp mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần. Thế nên, trong CV xin việc của mình bạn cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người năng động, có trách nhiệm và mang lại những lợi ích tích cực cho công ty như thế nào.
4.3 Kỹ Năng Ngôn Ngữ
Một kỹ năng nữa cũng hết sức quan trọng đối với mỗi nhân viên bán hàng đó là khả năng ngoại ngữ. Khi trở thành một nhân viên bán hàng, bạn không chỉ thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng trong nước mà còn có những đối tác, khách hàng nước ngoài. Việc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ khác ngoài tiếng việt sẽ là một lợi thế rất lớn phục vụ cho công việc của bạn sau này.
Tìm hiểu thêm: CV là gì?
5. Lưu Ý Khi Viết CV Xin Việc Bán Hàng
Trong quá trình viết CV xin việc bán hàng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và dễ hiểu:
- CV của bạn nên được viết bằng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, không dùng từ ngữ địa phương, không vừa dùng tiếng Việt vừa dùng tiếng Anh.
- Tránh sử dụng các từ tiếng lóng mà nhà tuyển dụng có thể không hiểu.
- Viết CV ngắn gọn, súc tích, không quá dài dòng.
Trình bày CV khoa học, bố cục hợp lý:
- CV của bạn nên được trình bày khoa học, bố cục hợp lý.
- Sử dụng các tiêu đề rõ ràng để phân chia các phần của CV.
- Định dạng CV đẹp mắt, dễ nhìn.
Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi gửi CV:
- Hãy kiểm tra kỹ lưỡng CV của bạn trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.
- Đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
- Lưu CV dưới dạng PDF để giữ nguyên định dạng.
6. Tham Khảo Mẫu CV Xin Việc Bán Hàng Đẹp
Dưới đây là một số mẫu CV xin việc bán hàng siêu ấn tượng JobsGO muốn chia sẻ với các bạn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ vô cùng ấn tượng và đánh giá cao nếu bạn còn sở hữu cho mình 1 bản CV Tiếng Anh nữa đấy.
6.1 Mẫu CV Xin Việc Bán Hàng Tiếng Việt
6.2 Mẫu CV Xin Việc Bán Hàng Tiếng Anh
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong cách viết CV xin việc bán hàng cùng các mẫu CV chuyên nghiệp. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
Tham khảo thêm các mẫu CV thuộc ngành nghề khác nữa nhé:
Câu hỏi thường gặp
1. Có Nhất Thiết Phải Chuẩn Bị CV Xin Việc Bán Hàng Không?
Trên thực tế, với một số vị trí bán hàng thông thường thì nhà tuyển dụng không yêu cầu CV. Thế nhưng nếu bạn muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội phát triển thì cần chuẩn bị CV bán hàng thật ấn tượng. Nó sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội được tuyển dụng đó.
2. Làm Thế Nào Để Có Mẫu CV Bán Hàng Đẹp?
Để có mẫu CV bán hàng đẹp, chuyên nghiệp bạn có thể tự thiết kế hoặc tham khảo ngay kho mẫu CV tại JobsGO. Ngoài ra, bạn còn tạo được CV online miễn phí tại trang web này.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)