Bạn đã nộp CV xin việc cho hàng chục công ty nhưng chẳng hề nhận được bất cứ một lời mời phỏng vấn nào? Rất có thể lý do là bởi bạn đang mắc các lỗi sai nghiêm trọng khi viết CV. Vậy hãy tham khảo các lưu ý khi viết CV dưới đây để nắm được bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng nhé!
Mục lục
- 1. CV Là Gì?
- 2. Các Nội Dung Cần Có Trong CV Xin Việc
- 3. Trình Bày CV Xin Việc Như Thế Nào Để Thu Hút Nhà Tuyển Dụng?
- 4. 9 Sai Lầm Phổ Biến Khiến CV Bị Từ Chối
- 4.1. Địa Chỉ Email Thiếu Chuyên Nghiệp
- 4.2. Lỗi Chính Tả Và Ngữ Pháp
- 4.3. Phông Chữ Phức Tạp
- 4.4. CV Nhiều Trang
- 4.5. Khoảng Trống Về Thời Gian Làm Việc Không Giải Thích Được Trong CV
- 4.6. Sử Dụng Những Câu Văn Dài
- 4.7. Sử Dụng Những Câu Sáo Rỗng
- 4.8. Sử Dụng Đồ Thị Để Mô Tả Kỹ Năng
- 4.9. Sử Dụng Quá Nhiều Hình Ảnh/ Hình Ảnh Quá Lớn
- Câu hỏi thường gặp
1. CV Là Gì?
CV (Curriculum Vitae) là một tài liệu trình bày chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và các thành tựu của ứng viên. CV thường được sử dụng khi ứng tuyển vào các vị trí công việc, học bổng hoặc chương trình học tập, giúp nhà tuyển dụng hay các tổ chức đánh giá được khả năng, sự phù hợp của ứng viên. Một CV hiệu quả sẽ làm nổi bật các điểm mạnh của ứng viên và thuyết phục nhà tuyển dụng rằng họ là người phù hợp cho vị trí hoặc cơ hội đó.
2. Các Nội Dung Cần Có Trong CV Xin Việc
Một CV chuyên nghiệp, thu hút cần đảm bảo đủ các nội dung quan trọng sau:
2.1. Thông Tin Cá Nhân
CV của bạn nên bắt đầu bằng các thông tin cá nhân cơ bản để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc với bạn. Bao gồm: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại và email.
Ví dụ:
Nguyễn Văn A
|
2.2. Mục Tiêu Nghề Nghiệp
Phần này nên được viết ngắn gọn, súc tích, thể hiện rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của bạn và lý do bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này. Nó nên liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ:
Tôi mong muốn được phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt là tại công ty XYZ, nơi tôi có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng để đóng góp vào sự phát triển của công ty. |
2.3. Học Vấn
Phần này cần liệt kê các thông tin về quá trình học tập của bạn, bao gồm tên trường, chuyên ngành, thời gian học và điểm trung bình nếu có.
Ví dụ:
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
|
2.4. Kinh Nghiệm Làm Việc
Khi viết kinh nghiệm làm việc, bạn cần mô tả các công việc trước đây bạn đã làm, bao gồm tên công ty, vị trí, thời gian làm việc và mô tả ngắn gọn về công việc.
Ví dụ:
Công ty TNHH ABC
Chuyên viên Marketing, 06/2018 – 12/2020
|
2.5. Kỹ Năng
Đây là phần để bạn liệt kê các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà bạn sở hữu. Các kỹ năng này nên liên quan trực tiếp đến yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ:
|
2.6. Chứng Chỉ Và Giải Thưởng:
Nếu bạn có các chứng chỉ chuyên môn hoặc đã từng nhận được giải thưởng liên quan đến lĩnh vực làm việc, bạn hãy ghi rõ trong phần này. Điều này sẽ giúp tăng thêm độ tin cậy cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
Ví dụ:
|
3. Trình Bày CV Xin Việc Như Thế Nào Để Thu Hút Nhà Tuyển Dụng?
Để thu hút nhà tuyển dụng, bạn nên tham khảo các bí quyết viết CV sau đây:
3.1 Rà Soát Lại Lỗi Chính Tả, Ngữ Pháp
Việc kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi hoàn thiện CV của bạn. Những lỗi này không chỉ làm giảm sự chuyên nghiệp mà còn gây ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng. Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên sử dụng các công cụ kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp trực tuyến. Đồng thời, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đọc lại CV của bạn để phát hiện, sửa chữa những sai sót mà bạn có thể đã bỏ qua.
3.2 Lựa Chọn Cỡ Chữ Phù Hợp
Bạn muốn biết chính xác cỡ chữ trong CV xin việc là bao nhiêu? Nó thường được chia thành 2 loại, đó là size cho phần tiêu đề các mục nội dung và size dành cho nội dung bên trong các mục. Cụ thể như sau:
3.2.1 Cỡ Chữ Của Tiêu Đề Chính
Tiêu đề nội dung các mục trong một CV xin việc với bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần có đầy đủ những thông tin như:
- Thông tin cá nhân
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm làm việc.
- Mục tiêu nghề nghiệp.
- Hoạt động hoặc thành tích.
- Kỹ năng.
- Sở thích.
Các tiêu đề chính cần được tách biệt với nội dung để nhà tuyển dụng dễ nhìn thấy. Chính vì vậy các bạn cần định dạng size chữ to và rõ ràng. Cỡ chữ phù hợp nhất để dùng nên chọn là 16 và sử dụng các phông cơ bản như arial, time new roman, calibri,…
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm CV đẹp bằng Canva với 11 bước đơn giản
3.2.2 Cỡ Chữ Của Phần Nội Dung
Phần nội dung trong các mục sẽ được định dạng với cỡ chữ nhỏ hơn. Tuy nhiên đừng nhỏ quá khiến nhà tuyển dụng khó đọc thông tin bạn đề cập. Khi làm CV xin việc các bạn cần xét đến tình huống nhà tuyển dụng có thể có vấn đề liên quan đến mắt, chẳng hạn như cận thị. Chính vì vậy cần chọn cỡ chữ hợp lý để thể hiện nội dung rõ ràng.
Cỡ chữ tuyệt nhất cho nội dung là từ 12, 13 hoặc 14. Tùy thuộc phông chữ bạn lựa chọn là loại nào mà chọn cỡ chữ phù hợp. Ví dụ nếu bạn dùng font time new roman thì nên định dạng size chữ 13 hoặc 14, nhưng nếu bạn dùng font arial thì nên để ở mức 12 là hợp lý nhất. Nó cho văn bản dễ đọc, dễ quan sát và cực kỳ khoa học.
Dùng đúng cỡ chữ sẽ giúp CV xin việc trông đẹp mắt, dễ quan sát và đặc biệt là kiểm soát tốt nhất độ dài của CV. Bởi một CV ứng tuyển chuẩn chỉ nên để nội dung từ 1 – 2 trang A4. Các bạn nên lưu ý điều này để gây được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
>> Xem thêm: Cách xử lý khoảng trống trong CV xin việc
3.3 Trình Bày Ngắn Gọn CV Xin Việc
Trình bày thông tin ngắn gọn, trực tiếp là một yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt được nội dung chính của CV. Bạn nên tập trung vào các điểm mạnh, kinh nghiệm nổi bật của mình, tránh việc viết quá dài dòng. Bạn nên sử dụng gạch đầu dòng để liệt kê các nhiệm vụ, thành tựu giúp CV dễ đọc, nhìn trực quan hơn. Sự rõ ràng, ngắn gọn sẽ góp phần gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
>>>Xem thêm: Cách làm CV đẹp
3.4 Sắp Xếp Thứ Tự CV Hợp Lý
Sắp xếp thứ tự các mục trong CV một cách hợp lý sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết. Đầu tiên, bạn nên đưa thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, và email. Tiếp theo là phần mục tiêu nghề nghiệp, thể hiện ngắn gọn mục tiêu và định hướng công việc của bạn. Sau đó, bạn liệt kê các kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ công việc gần nhất. Kế tiếp là trình độ học vấn và cuối cùng là phần kỹ năng, bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm.
3.5 Lưu Ý Khi Viết CV Trong Phần Mô Tả Kinh Nghiệm Nghề Nghiệp
Khi viết mô tả kinh nghiệm nghề nghiệp, bạn nên cụ thể, chi tiết về công việc, những nhiệm vụ bạn đã thực hiện. Bạn hãy nhấn mạnh các thành tựu, đóng góp của bạn tại các vị trí đã làm, đồng thời sử dụng số liệu để chứng minh hiệu quả công việc nếu có. Việc này không chỉ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng của bạn mà còn thể hiện được giá trị bạn đã mang lại cho các công ty trước đây.
3.6 Đề Cập Đến Kỹ Năng Mềm Liên Quan Đến Vị Trí Ứng Tuyển
Ngoài các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là một yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn nên đề cập đến các kỹ năng mềm liên quan đến vị trí ứng tuyển như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian hay kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể chia sẻ thêm về các tình huống cụ thể mà bạn đã áp dụng những kỹ năng này để nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về khả năng, tính cách của bạn.
4. 9 Sai Lầm Phổ Biến Khiến CV Bị Từ Chối
Để tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng khi gửi CV xin việc, bạn cần hạn chế mắc các lỗi sau:
4.1. Địa Chỉ Email Thiếu Chuyên Nghiệp
CV xin việc là một “tài liệu” chuyên nghiệp và nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn ngay từ giây phút đầu tiên họ nhìn thấy nó. Vì vậy, thật tệ khi bạn gửi CV bằng một email có địa chỉ “boydeptrai98@gmail.com”. Những email như thế trông cực kỳ thiếu chuyên nghiệp và có thể khiến người đọc nghi ngờ về thái độ làm việc của bạn.
Xem thêm: 5 trang web tạo CV xin việc tiện lợi miễn phí
4.2. Lỗi Chính Tả Và Ngữ Pháp
Lỗi chính tả và ngữ pháp là một lỗi sai nghiêm trọng khi viết CV. Vì nó chứng tỏ bạn là một người thiếu cẩn thận; và nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ tính chuyên nghiệp của bạn.
Chính vì vậy, hãy kiểm tra CV nhiều lần trước khi gửi mail xin việc. Nếu có thể, bạn hãy nhờ bạn bè đọc và đánh giá CV giúp bạn.
4.3. Phông Chữ Phức Tạp
Một trong những lưu ý quan trọng khi viết CV xin việc là: bạn nên sử dụng một phông chữ dễ đọc để tránh làm mất lòng người đọc. Văn bản khó đọc, quá cầu kỳ hoặc không chuyên nghiệp có thể khiến CV của bạn trông rối mắt.
Xem thêm: Nên sử dụng Font chữ nào trong CV?
4.4. CV Nhiều Trang
Nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm CV xin việc cho mỗi vị trí tuyển dụng. Vì vậy, họ không có đủ thời gian và sự kiên nhẫn để đọc hết một CV xin việc dài 5 trang A4.
Bản CV có độ dài 2 trang là lý tưởng để giúp người đọc hiểu rõ kinh nghiệm và kỹ năng của bạn mà không bị nhàm chán. Nếu CV của bạn quá dài, bạn có thể cắt bớt những thông tin không cần thiết, chẳng hạn như:
- Kỹ năng không liên quan đến vị trí ứng tuyển
- Kinh nghiệm làm việc quá cũ: các nhà tuyển dụng chủ yếu tập trung vào công việc gần đây của bạn. Vì vậy, với những vị trí cũ, bạn có thể viết ngắn gọn 1 – 2 dòng, đủ để cung cấp thông tin về con đường sự nghiệp của bạn.
>> Tìm hiểu CV viết tắt là gì? Tầm quan trọng của CV
4.5. Khoảng Trống Về Thời Gian Làm Việc Không Giải Thích Được Trong CV
Có những khoảng thời gian không làm việc là một chuyện phổ biến. Nhưng nếu bạn để lại một khoảng trống lớn trong quá trình làm việc của mình mà không giải thích nó, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng lo lắng. Nó tạo cảm giác rằng bạn chưa làm được gì trong khoảng thời gian đó.
Vì vậy, bạn đừng ngại viết về thời gian đi du lịch hoặc hoàn thành các dự án cá nhân khi viết CV. Tốt hơn là bạn nên chứng tỏ rằng bạn đang làm điều gì đó mang tính xây dựng hơn là không làm gì cả. Một số nhà tuyển dụng thậm chí còn đánh giá cao các hoạt động như đi du lịch vì du lịch có thể giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều, làm quen với nhiều người.
Một điều khác mà bạn không nên xấu hổ, đó là thời gian nghỉ do bệnh nặng. Bệnh tật nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và những người chủ tốt sẽ không phân biệt đối xử với bạn vì điều đó.
Xem thêm: 4 cách sắp xếp thông tin trên CV hiệu quả
4.6. Sử Dụng Những Câu Văn Dài
Những câu, đoạn văn dài là cơn ác mộng đối với bất kỳ ai – đặc biệt là đối với những nhà tuyển dụng – người đang xem hàng trăm CV mỗi tuần.
Vì vậy, thay vì bắt nhà tuyển dụng đọc những đoạn văn dài, bạn nên chia nhỏ thông tin thành các đoạn văn ngắn và các gạch đầu dòng. Bằng cách này, họ sẽ có thể đọc lướt qua CV của bạn và dễ dàng tìm ra thông tin mà họ đang tìm kiếm.
4.7. Sử Dụng Những Câu Sáo Rỗng
Khi viết CV, nhiều người thích sử dụng những câu nói như: “tôi là một người làm việc chăm chỉ”, “tôi có động lực phấn đấu”,… Cách viết này hoàn toàn sáo rỗng và không có giá trị vì chúng không thực sự cho nhà tuyển dụng biết nhiều thông tin về bạn.
4.8. Sử Dụng Đồ Thị Để Mô Tả Kỹ Năng
Biểu đồ kỹ năng trông có vẻ hấp dẫn; nhưng chúng thường không được đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng. Vì những thông tin như thành thạo Photoshop 75% không thể được chứng thực và cũng rất khó để đánh giá tính đúng sau.
Để nói về những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có, hãy sử dụng các phép đo hữu hình như:
- 3 năm kinh nghiệm viết mã HTML
- Chứng nhận hoàn thành Khóa học Content Marketing của đơn vị A
- Là Leader của một nhóm 10 thành viên
Xem thêm: Mục kỹ năng trong CV nên viết thế nào?
4.9. Sử Dụng Quá Nhiều Hình Ảnh/ Hình Ảnh Quá Lớn
Trừ khi bạn là diễn viên hoặc người mẫu, đừng đưa quá nhiều hình ảnh vào CV; chỉ cần một ảnh đại diện với kích thước vừa phải là đủ.
Các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều đến kỹ năng và kinh nghiệm của bạn hơn là vẻ ngoài của bạn. Không gian trên CV của bạn có hạn, vì vậy hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan bằng cách điền vào đó những thông tin hấp dẫn sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn xứng đáng được phỏng vấn.
Bạn có mắc phải sai lầm nào khi viết và gửi CV xin việc không? Hãy ghi nhớ các lưu ý khi viết CV mà JobsGO giới thiệu và loại bỏ các lỗi sai để nhanh chóng có được cơ hội phỏng vấn; sau đó trở thành nhân viên tại công ty mà bạn mong muốn nhé!
>>>Xem thêm: CV xin việc giáo viên mầm non
Câu hỏi thường gặp
1. Tạo CV Xin Việc Ở Đâu Chuyên Nghiệp, Chất Lượng?
Trợ lý sự nghiệp JobsGO là địa chỉ giúp các bạn ứng viên xây dựng CV chuyên nghiệp, thu hút. Với bộ công cụ JobsGO AI, JobsGO sẽ “tư vấn” bạn viết CV bằng AI dựa trên những thông tin bạn cung cấp, giúp bạn nổi bật trong đám đông và tăng cơ hội được mời phỏng vấn. Công cụ cho phép bạn chọn một trong nhiều mẫu CV bắt mắt để tích hợp trực tiếp nội dung CV được sinh ra chỉ bằng một thao tác nhấp chuột.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Review CV của JobsGO AI để đánh giá, nhận xét về CV xin việc của mình, từ đó nhận về các phản hồi và gợi ý chỉnh sửa giúp CV chuyên nghiệp, ấn tượng hơn.
2. Có Nên Viết Tình Trạng Hôn Nhân Trong CV Hay Không?
Tình trạng hôn nhân là một trong những thông tin ít được đề cập đến ở CV xin việc. Nhiều người cho rằng đây là phần tối kỵ và không nên đưa vào CV. Liệu ý kiến này có đúng hay không?
Trên thực tế, tình trạng hôn nhân sẽ phản ánh việc ứng viên đã có gia đình hay chưa và nó thuộc phần thông tin cá nhân. Chính vì vậy, các ứng viên trong quá trình làm CV sẽ có quyền quyết định có nên cung cấp cho nhà tuyển dụng không?
Nếu như tính chất công việc đặc thù và nhà tuyển dụng yêu cầu thì các bạn nên ghi vào CV. Ngược lại, nếu công việc thoải mái, không cần thiết thì tốt nhất các bạn nên lược bỏ phần thông tin này.
Theo JobsGO, những công việc cần ghi thông tin tình trạng hôn nhân thường là công việc phải đi công tác, công việc áp lực, phải tăng ca như:
- Tiếp viên hàng không
- Trợ lý giám đốc
- Thư ký
- Hướng dẫn viên du lịch
- Kỹ thuật viên nước ngoài
- Người mẫu, diễn viên
- Dẫn chương trình truyền hình
3. Có Nên Đưa Ảnh Vào CV Không?
Bạn nên đưa ảnh vào CV để tăng sự uy tín, chuyên nghiệp cũng như giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)