Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở: Làm sao để tránh khỏi “bẫy”?

Đánh giá post

Linh – một cô nhân viên mới “chân ướt chân ráo” vào công ty được 2 ngày. Chẳng phải vị trí của Linh là một người chuyên về hành chính văn phòng, lo liệu giấy tờ, bản thảo. Cũng không phải công việc dành cho Linh là đi mua cafe, thu dọn đồ đạc cho mọi người,… Ấy vậy mà, tất cả những việc trên trời dưới biển đều đang đổ dồn cho một cô “ma mới” này… Vậy phải làm sao để cô gái này vượt qua bẫy “ma cũ – ma mới” và sinh tồn được chốn công sở? Cùng JobsGO bàn về câu chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở trong bài viết này nhé.

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở

Thực trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” nơi công sở

Chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” nơi công sở chắc hẳn không còn là vấn đề quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Đây có lẽ là một “vấn nạn huyền thoại”, một đặc sản mà bất kỳ môi trường nào cũng sẽ có, nhất là với những cô nàng công sở. Chính điều này đã khiến biết bao bạn trẻ cảm thấy e ngại, lo sợ khi bước đầu chập chững tiến vào các công ty. Thậm chí đối với nhiều người, việc bị đồng nghiệp ăn hiếp còn đáng sợ, khó chịu hơn là bị Sếp mắng.

Xoay quanh vấn đề trên, mới đây trên mạng xã hội bất ngờ đăng tải một đoạn chia sẻ từ một cô nàng công sở giấu tên (trùng hợp đó cũng là bạn của tôi) như sau:

“Mọi người có thấy mệt mỏi với vấn nạn “ma cũ bắt nạt ma mới” ở nơi công sở không? Tại sao mình thấy cứ người mới vào là những người cũ lại tỏ ra không thích, hay soi mói, tìm mọi cách để người ta không được hòa đồng vậy? Mình sinh năm 1997, tính ra cũng tốt nghiệp và đi làm được khoảng 2 năm. Trước đây, ở công ty cũ cũng có xảy ra tình trạng này, tuy nhiên nó không quá nhiều và mình chưa từng rơi vào những trận địa đó.

Ấy vậy mà sau 2 năm, mình chuyển sang môi trường mới, mọi thứ lại không như là mơ. Mình lại bắt đầu là một nhân viên mới, bị đồng nghiệp ghẻ lạnh, ghét bỏ, nói xấu, đặt điều, thậm chí là sai vặt,… Mình sốc vô cùng nhưng thật sự là không thể làm gì khác. Mình không nghĩ cùng là con người mà lại cần phải đối xử với nhau như thế. Tại sao chúng ta không vui vẻ, hòa đồng và giúp đỡ nhau? Tại sao lại phải tạo ra xích mích, sống trong chiến tranh? Hay là họ đi làm lâu năm rồi nên họ trở nên đáng sợ như vậy?,…”

Sau khi câu chuyện trên được đăng tải, rất nhiều người đã biết đến và thể hiện sự đồng cảm với cô nàng này. Tuy nhiên, một số người khác cũng đưa ra quan điểm trái ngược là ngay từ phía “ma mới” phải có gì đó thì “ma cũ” mới có cớ để bắt nạt. Vậy nguyên nhân thực chất là do đâu?

👉 Xem thêm: Drama nơi công sở: Khi năng lực được đánh giá bằng mối quan hệ “gia đình”

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Thực trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” nơi công sở

“Ma cũ bắt nạt ma mới” – nguyên nhân từ đâu?

Không ít người thắc mắc rằng, nhân viên mới thì cũng chỉ đến làm việc, tại sao lại có sự ghen ghét, đố kỵ và bắt nạt? Trên thực tế, vấn đề yêu – ghét ai đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là trong môi trường công sở – nơi đầy rẫy những thị phi thì đôi khi bạn không cần làm gì cũng sẽ bị lọt vào “tầm ngắm” của các anh chị đồng nghiệp khác.

Thứ nhất, bạn tỏ ra kiêu căng, chảnh chọe ngay từ ngày đầu tiên

Đây là một trong số kiểu người rất dễ bị ghét, khó có thể hòa nhập với môi trường chung nơi công sở. Vì tính cách kiêu ngạo, luôn cho rằng mình là nhất, tỏ ra giỏi giang, xinh đẹp hơn người,… chính là kẻ thù số 1 với những người còn lại. Và tất nhiên, bạn sẽ trở thành trung tâm bị nói xấu, ganh ghét, đố kỵ hay hãm hại sau lưng.

Thứ hai, bạn là người quá thích thể hiện

Bạn có thể là một người có tố chất, tài năng hay từng được đánh giá cao ở môi trường khác. Bạn cũng có thể tự tin về năng lực của mình và muốn chứng tỏ điều đó với công ty mới, cấp trên. Thế nhưng, bạn không nên vì vậy mà thể hiện một cách quá lố, nói quá nhiều, lấn lướt, làm “chướng tai gai mắt” những đồng nghiệp khác.

Sẽ chẳng ai mong muốn một con bé nhân viên mới mà lại được lòng Sếp hơn, được thăng tiến nhanh hơn. Trong khi bản thân đồng nghiệp của bạn đã phải cố gắng mấy năm trời mà không có tiếng nói.

Thứ ba, bạn là tuýp người quá nhút nhát, rụt rè

Một nguyên nhân nữa cũng có thể khiến bạn bị bắt nạt nơi công sở đó là sự e dè, khó hòa đồng, hòa nhập. Hãy thử tưởng tượng, trong một tập thể, mọi người vui vẻ trò chuyện mà bạn lại tự cô lập một mình thì sẽ như thế nào? Bạn từ chối tham tất cả các cuộc vui vì ngại giao tiếp, ngại đứng trước đám đông nhưng đồng nghiệp lại nghĩ bạn khó gần và không thích họ?

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
“Ma cũ bắt nạt ma mới” – nguyên nhân từ đâu?

Chính sự nhút nhát, rụt rè đó đã vô tính biến bạn trở thành một người không được lòng đồng nghiệp. Có thể họ không quá ghét, thế nhưng việc họ phớt lờ, hay đôi khi đổ lỗi, đổ oan, thậm chí là sai vặt bạn cũng sẽ là điều không tránh khỏi…

👉 Xem thêm: [Tổng hợp] Các kiểu nhân viên điển hình – Bạn thuộc loại nào?

“1001” trò tinh quái “bắt nạt ma mới” chốn văn phòng

Chốn văn phòng công sở luôn không thiếu những chiêu trò, mánh khóe. Nơi mà thị phi luôn bủa vây xung quanh chúng ta và với những “ma mới” ngu ngơ, chưa biết gì thì chắc chắn sẽ khó có thể “sinh tồn”. Vậy bạn đã từng phải trải qua những trò tinh quái nào từ đồng nghiệp khi ở giai đoạn làm ma mới? Hãy cùng JobsGO liệt kê một số ví dụ điển hình trong câu chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở này nhé!

#1 – Ma cũ thường xuyên bắt ma mới làm những việc bên lề

Câu chuyện nhân viên mới đi làm và bị trở thành “bảo mẫu” của văn phòng có lẽ là điều không còn xa lạ. Những ai chưa đi làm thì sẽ dễ thấy tình trạng này trong các bộ phim. Còn những ai đã được tiếp xúc với môi trường công sở thì dường như đã quá quen với điều này.

Ngay như nhân vật Linh ở trên cũng vậy, chỉ mới vào công ty được 2 ngày mà việc gì cũng đến tay. Nào là bị đồng nghiệp, sai đi mua cafe, đồ ăn, nào là bị quản lý sai dọn đồ sang phòng mới. Thậm chí, trúng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing nhưng Linh lại phải lo liệu cả soạn, in bản thảo cho các cuộc họp, tài liệu cho các phòng ban,…

Như vậy, liệu rằng Linh có còn thời gian để hoàn thành công việc của mình hay không? Với một cô bé mới vào làm, chưa nắm rõ các yêu cầu, quy định, chưa làm quen được với KPI công việc thì có đủ sức để tiếp tục hay không? Đây thực sự là một vấn đề vô cùng nan giải đối với Linh nói riêng và các bạn trẻ mới đi làm nói chung.

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Ma cũ thường xuyên bắt ma mới làm những việc bên lề

#2 – Ma cũ “hãm hại” ma mới trong công việc

Như có đề cập ở trên, một trong những nguyên nhân gây ra sự ganh ghét, đố kỵ chính là nhân viên mới giỏi hơn nhân viên cũ. Khi bạn mới vào và được Sếp, đánh giá cao, giao cho những nhiệm vụ lớn thì chắc chắn đồng nghiệp sẽ không thể nào vui nổi. Có không ít trường hợp “chân ướt chân ráo” vào công ty và bị đồng nghiệp đứng sau hãm hại, khiến cho công việc gặp vấn đề và không thể hoàn thành.

Ví dụ như là cô bé Hương làm kinh doanh phần mềm cho một công ty A. Vì chưa nắm rõ được các yêu cầu, thông tin liên quan đến sản phẩm nên khi có khách hàng hỏi, cô đã nhờ chị Lan (đồng nghiệp làm được hơn 1 năm tại công ty) gửi bảng giá để mình báo cho khách hàng. Thế nhưng Lan đã điều chỉnh giá thấp đi 1/2 so với mức giá ban đầu. Điều này khiến cho Hương bị giám đốc mắng và phải đền số tiền đã hụt đi đó.

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Ma cũ “hãm hại” ma mới trong công việc

#3 – Ma mới bị cô lập trong công ty

Bạn đã bao giờ đi làm và bị cô lập với tất cả mọi người chưa? Cảm giác của bạn lúc đó như thế nào? Hẳn là vô cùng tệ đúng không?

Thay vì việc sai vặt, hãm hại thì nhiều nơi áp dụng biện pháp cô lập đối với nhân viên mới. Đây cũng là một trong số những chiêu trò để bắt nạt “ma mới” khi họ vào công ty. Với không ít người thì việc bị sai đi mua thứ này, thứ kia, bị bắt làm nhiều việc,… còn dễ chịu hơn là cô lập. Bởi khi đó, bạn sẽ chỉ sáng đi làm, trưa ăn cơm một mình rồi tối về nhà. Bạn sẽ như là người vô hình trong công ty đó, không được ai quan tâm, không được công nhận.

Ngoài ra, còn hàng trăm, hàng ngàn trò tinh quái khác được hội chị em bạn dì, đồng nghiệp chốn công sở đưa ra để “bắt nạt ma mới”. Có nhiều bạn trẻ đã “đến trong nụ cười và ra đi trong nước mắt” với những trò “đùa đáng sợ” này.

👉 Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng tình bạn nơi công sở bạn cần phải biết

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Ma mới bị cô lập trong công ty

Dân công sở phải làm sao để tránh rơi vào bẫy “ma cũ – ma mới”?

Làm cách nào để tránh hay thoát khỏi “hố đen” này ở nơi công sở? Đây là câu hỏi cũng như lời kêu cứu từ không ít nhân viên văn phòng hiện nay. Qua tổng hợp thực tế cùng những chia sẻ từ các chị em, JobsGO xin gửi đến bạn đọc một số bí quyết giúp sinh tồn nơi công sở như sau:

Thân thiện, cởi mở với đồng nghiệp

Sự thân thiện là yếu tố quan trọng đầu tiên đối với các nhân viên mới. Bạn cần biết rằng, với một người mới như bạn, việc đồng nghiệp mở lòng, kết bạn sẽ không dễ dàng. Bởi họ chưa biết tính cách bạn như thế nào, có phù hợp với họ hay không? Do đó, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để gợi mở những câu chuyện, giúp đỡ mọi người, tạo sự thân thiết với mọi người,…

Hãy tập trung vào công việc của mình

Khi bạn đi làm, kết quả công việc sẽ chính là thước đo chính xác nhất cho mọi cố gắng, nỗ lực. Mặc dù ban đầu, bạn có thể bị giao nhiều việc lặt vặt hơn bình thường hoặc ngược lại, không nhận được sự quan tâm từ mọi người. Tuy nhiên, bí quyết là hãy tập trung, làm thật tốt những nhiệm vụ được giao.

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Phải làm sao để tránh rơi vào bẫy “ma cũ – ma mới”?

Thay vì bạn cứ mãi tập trung vào những kẻ rảnh rỗi, hay đi bắt nạt thì hãy làm việc thật tốt. Vì thực chất, mục đích cuối cùng cũng nhưng đồng nghiệp đó là muốn bạn không thành công. Do đó, bạn cần có kế hoạch cụ thể, vạch ra mục tiêu rõ ràng cho công việc của mình.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên học hỏi, tìm tòi những điều mới để nhanh chóng nắm bắt công việc hơn nhé. Khi bạn đã hoàn thành tốt và vượt qua giai đoạn đầu tiên, tôi tin chắc rằng các đồng nghiệp khác sẽ không còn hứng thú để trêu chọc nữa.

Học cách lắng nghe, khiêm tốn

Lắng nghe, khiêm tốn là một trong những bí quyết giúp bạn tránh gây xích mích, đố kỵ với đồng nghiệp. Bạn là nhân viên mới, dù bạn có giỏi giang đến đâu thì cũng cần phải học hỏi và làm quen với cách làm việc ở môi trường mới.

Ngoài ra, việc khiêm tốn, lắng nghe những chia sẻ từ đồng nghiệp, cấp trên cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về họ, hiểu về công việc, thậm chí là biết bản thân mình thiếu sót gì. Đây cũng có thể là cơ hội để bạn phát triển hơn ở môi trường làm việc mới đó nhé.

Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Việc bị chèn ép, bắt nạt là điều khó tránh khỏi khi bạn bắt đầu công việc mới. Thế nhưng, dù cảm thấy ấm ức, khó chịu thì cũng cần giữ được sự bình tĩnh. Điều này trước hết sẽ không khiến mối quan hệ với đồng nghiệp tệ hơn, không làm cho các mâu thuẫn trở nên lớn hơn.

Bên cạnh đó, khi bạn bình tĩnh thì cũng sẽ đưa ra được những cách xử lý thông minh, phù hợp hơn. Bạn không cần phải đôi co, phân bua với Sếp về sự chèn ép này. Điều bạn cần làm đó là cố gắng, nỗ lực để chứng minh cho Sếp thấy mình có năng lực, có khả năng hoàn thành công việc tốt chứ không như lời bịa đặt, không chính xác từ đồng nghiệp.

Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa

Không chỉ thân thiện, cởi mở với đồng nghiệp trong phòng ban, bộ phận của mình mà các bạn còn cần thiết lập các mối quan hệ tốt trong toàn công ty. Vì vậy, đừng từ chối tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, du lịch, vui chơi, ăn uống,… nhé.

Đây sẽ là cơ hội để bạn được gắn kết hơn với mọi người, có thể chia sẻ với đồng nghiệp về các vấn đề gặp phải trong quá trình làm việc. Biết đâu qua đây, họ sẽ có cái nhìn tốt hơn về bạn thì sao? Hãy thử ngay nhé!

Chuyện ma cũ bắt nạt ma mới nơi công sở
Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa

Một môi trường làm việc không drama, không sóng gió, bạn nghĩ có hay không? Câu trả lời chắc chắn là không và để có thể sống sót, sinh tồn chốn công sở, các bạn cần biết cách tránh hay vượt qua điều đó. Với những chia sẻ trên đây của JobsGO, hy vọng các bạn có thể nhanh chóng hòa nhập, tránh khỏi câu chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” nơi công sở nhé.

👉 Xem thêm: Netizen Việt “dạy” bạn cách “sống sót chốn công sở”

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: