Do nhu cầu sử dụng nhân lực trong ngành xây dựng tăng cao nên các lớp đào tạo, cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng không ngừng được mở rộng. Chứng chỉ Chỉ huy trưởng là gì? Bạn cần đáp ứng các điều kiện gì để được nhận Chứng chỉ Chỉ huy trưởng? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Mục lục
Thông tin tổng quan về Chứng chỉ Chỉ huy trưởng
Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Chứng chỉ Chỉ huy trưởng, dưới đây là một vài thông tin mà JobsGO muốn chia sẻ với bạn:
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng là gì?
Chỉ huy trưởng là người quản lý, giám sát hoạt động, tiến độ thi công công trình hay dự án nào đó.
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng là một văn bản, giấy tờ được công nhận năng lực và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này (3 năm bắt đầu từ khi tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên). Chứng chỉ này có hiệu lực trong cả nước. Điều đó đồng nghĩa với việc dù bạn làm việc ở tỉnh thành nào cũng đều được chấp nhận.
Chứng chỉ Chỉ huy trưởng có thời hạn tối đa là 5 năm. Còn với trường hợp cá nhân nước ngoài thì thời hạn của Chứng chỉ sẽ xác định theo thời gian trong giấy phép lao động/ thẻ tạm trú của cơ quan có thẩm quyền cấp, tuy nhiên cũng không vượt quá 5 năm.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Chỉ huy trưởng
Vai trò của Chứng chỉ Chỉ huy trưởng
Theo điều 53 Nghị định 100/2018/NĐ-CP, để trở thành Chỉ huy trưởng công trình, người lao động cần có Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động theo từng hạng tương ứng. Dựa trên điều luật này, chúng ta có thể thấy, không giống như nghề y, dược, sư phạm, ngay cả khi không sở hữu Chứng chỉ Chỉ huy trưởng, bạn vẫn có thể trở thành Chỉ huy trưởng.
Tuy nhiên, JobsGO vẫn khuyến khích các kỹ sư xây dựng tham gia lớp đào tạo và xin cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng. Vì loại giấy tờ này chứng minh rằng bạn có đủ năng lực, trình độ, tư duy và kinh nghiệm để đảm đương công việc Chỉ huy trưởng. Bạn có thể tự lên kế hoạch giám sát thi công, quản lý; đáp ứng được các yêu cầu cơ bản mà cấp trên và khách hàng đưa ra.
Bên cạnh đó, Chứng chỉ còn góp phần hoàn thiện hồ sơ xin việc; giúp bạn có cơ hội ứng tuyển vào các vị trí việc làm với mức lương ổn định từ khoảng từ 8 – 15 triệu đồng/ tháng.
👉 Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án
Đối tượng cần có Chứng chỉ Chỉ huy trưởng
Những cá nhân thuộc 1 trong số đối tượng sau sẽ phải tham gia vào lớp đào tạo và xin cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng công trình:
- Kỹ sư xây dựng đang quản lý dự án, thi công công trình xây dựng cần có Chứng chỉ Chỉ huy trưởng để đảm bảo có một kiến thức tổng quan về việc tổ chức và quản lý trên công trường xây dựng.
- Là Chỉ huy trưởng của công trường, là cán bộ kỹ thuật ngoài hiện trường hoặc có thể là đội trưởng ở các công trường.
- Những kỹ thuật viên mới đi làm hay sinh viên xây dựng mới ra trường cũng nên tham gia các khóa học đào tạo cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng để có thêm kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực này cũng như có cái nhìn tổng quan nhất về ngành.
Nhìn chung đây đều là các đối tượng có hoạt động trực tiếp trong các công trường, công trình xây dựng.
👉 Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề xây dựng
Điều kiện cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng
Để được trở thành Chỉ huy trưởng, kỹ sư công trình cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện cấp Chứng chỉ
Điều kiện cấp Chứng chỉ cho Chỉ huy trưởng của từng hạng công trình sẽ có đôi chút khác biệt:
Chỉ huy trưởng công trình hạng I
- Có Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I.
- Đã làm Chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp I hoặc hai công trình cấp II cùng loại.
Chỉ huy trưởng công trình hạng II
- Có Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II.
- Đã làm Chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp I hoặc hai công trình cấp III cùng loại.
Chỉ huy trưởng công trình hạng III
- Có Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III.
- Đã làm Chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp I hoặc hai công trình cấp IV cùng loại.
Điều kiện năng lực của Chỉ huy trưởng
Chỉ huy trưởng công trình được phân làm 2 hạng. Điều kiện năng lực của mỗi hạng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
Chỉ huy trưởng hạng I:
- Chỉ huy trưởng hạng I cần có thời gian làm việc tối thiểu 7 năm trong công tác thi công xây dựng.
- Có kinh nghiệm làm Chỉ huy trưởng công trường của 2 công trình cấp II cùng loại hoặc công trình đặc biệt cấp I.
Chỉ huy trưởng hạng II:
- Chỉ huy trưởng hạng II cần đảm bảo có tối thiểu 5 năm liên tục làm việc trong công tác thi công xây dựng.
- Có kinh nghiệm làm Chỉ huy trưởng công trường của 2 công trình cấp III cùng loại hoặc công trình cấp II.
- Đối với vùng sâu, vùng xa, khi tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp với chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình đồng thời có tối thiểu 5 năm thi công thì được giữ chức danh Chỉ huy trưởng hạng II.
Theo điều 52 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì người lao động phải có Chứng chỉ Chỉ huy trưởng mới được công nhận là có đủ điều kiện năng lực tham gia các công trình thi công với vai trò Chỉ huy trưởng. Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hiện nay được các cơ sở đào tạo cấp và ghi đầy đủ là: “Chứng chỉ Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Chỉ huy trưởng Công Trường Xây Dựng”.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Chỉ huy công trình
Phạm vi hoạt động của các hạng Chứng chỉ Chỉ huy trưởng
Dưới đây là phạm vi hoạt động của các hạng Chứng chỉ Chỉ huy trưởng mà bạn có thể tham khảo:
- Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hạng I: Người sở hữu Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hạng I có thể tham gia vào mọi cấp công trình xây dựng cùng loại với vai trò Chỉ huy trưởng.
- Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hạng II: Cá nhân được cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hạng II sẽ có thể giữ vai trò Chỉ huy trưởng trong các công trình xây dựng cấp II và trở xuống cùng loại.
- Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hạng III: Cá nhân sở hữu Chứng chỉ Chỉ huy trưởng hạng III sẽ được làm Chỉ huy trưởng trong các công trình thi công cấp III và cấp IV cùng loại.
Địa chỉ đào tạo & cấp Chứng chỉ Chỉ huy trưởng uy tín
Để nhận Chứng chỉ Chỉ huy trưởng, bạn cần tham gia khóa đào tạo của một trong ba cơ sở dưới đây:
(1) Việc Đào tạo và Phát triển Khoa học Xây dựng
- Địa chỉ tại Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà JSC, số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Địa chỉ tại TpHCM: Số 10, đường 3/2, P12, Q10, TP. HCM.
- Địa chỉ tại Đà Nẵng: Số 91A, Nguyễn Thị Minh Khai, Hải Châu, Đà Nẵng.
(2) Viện Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Xây dựng
- Địa điểm học tại Hà Nội: Số 1 Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Địa điểm học tại TPHCM: Số 10 Đường 3/2, quận 10, TP.HCM.
(3) Viện đào tạo cán bộ xây dựng Thăng Long
Địa chỉ: Số 7A, tòa nhà 7A Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(4) Trường Học viện Hành Chính Quốc Gia
- Địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh: Số 10, đường 3/2, Quận 10, TP. Hồ Chí MinhPhân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Huế
- Địa chỉ tại TP. Huế: Số 201, đường Phan Bội Châu, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Địa chỉ tại Tây Nguyên: Số 02 đường Trương Quang Tuân, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
(5) Trường Trung cấp Công Đoàn TP Hà Nội
Địa chỉ: Địa chỉ: Số 290 – Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
(6) Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Địa chỉ: 220 Đường Láng – phường Thịnh Quang – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội
Chắc hẳn, với bài viết này, các bạn đã hiểu “Chứng chỉ Chỉ huy trưởng là gì?” và tầm quan trọng của Chứng chỉ này với nghề xây dựng. Nếu bạn đã có trong tay Chứng chỉ Chỉ huy trưởng nhưng vẫn loay hoay chưa tìm được doanh nghiệp phù hợp thì hãy lên ngay trang web jobsgo.vn. Tại đây bạn không chỉ được thoải mái sáng tạo CV ứng tuyển mà còn nhận được hàng nghìn cơ hội việc làm trong ngành xây dựng ưng ý. Chúc bạn tìm việc thành công!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)