Giả sử, nếu có 2 người cùng ứng tuyển vào một vị trí, một người có thái độ tốt nhưng trình độ kém và một người có thái độ kém nhưng trình độ tốt. Câu hỏi đặt ra là nhà tuyển dụng sẽ chọn ứng viên dựa trên thái độ hay trình độ? Có lẽ đây không phải là thắc mắc của riêng ai. Để tìm hiểu câu trả lời, hãy tham khảo bài viết sau.
Mục lục
Thái độ hay trình độ ứng viên quan trọng hơn?
Đa số mọi ứng viên cho rằng nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có trình độ, có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà tuyển dụng lại đánh giá cao thái độ làm việc của các ứng viên hơn là trình độ của họ.
Trình độ là những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm mà ứng viên đang có. Trình độ có thể nâng cao theo thời gian nếu bạn có tinh thần học học hỏi và luôn tìm tòi, khám phá kiến thức công việc.
Thái độ chính là cách sống, tính cách và là thứ mỗi người phải tự rèn luyện, bồi đắp hằng trong cuộc sống. Mỗi người khó có thể thay đổi thái độ của mình trong thời gian ngắn mà phải trải qua một hành trình rèn luyện khá dài.
Nhìn chung, trình độ là thứ có thể thay đổi theo thời gian; còn thái độ thì khó thay đổi hơn. Nếu bạn có một thái độ làm việc thật chăm chỉ, có trách nghiệm trong công việc, ham học hỏi và đam mê với công việc của mình thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao một cách đáng kể. Do đó, khi tham gia ứng tuyển vào một vị trí nào đó, bạn hãy cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng bằng thái độ chăm chỉ, trung thực, tinh thần cầu tiến ngay trong buổi đầu gặp mặt.
Lưu ý:
Mặc dù thái độ thường được đánh giá cao hơn, nhưng đúng như Bác Hồ đã dạy, con người cần phải có cả Tài (trình độ) và Đức (thái độ). “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì vậy, bạn đừng quên giữ cho mình một thái độ tích cực và chăm chỉ nâng cao trình độ của bản thân. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể thành công trên con đường sự nghiệp của mình. |
👉 Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá thái độ trong công việc
Thái độ nào của ứng viên được nhà tuyển dụng đánh giá cao?
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá khác nhau về thái độ của ứng viên khi tuyển dụng. Nhưng nhìn chung, bạn cần phải thể hiện được những thái độ sau đây nếu muốn nhà tuyển dụng lựa chọn.
Thái độ trung thực của ứng viên
Trung thực là một trong những đức tính quan trọng nhất. Bởi vì ngay cả một nhân viên tài năng nhất mà không có lòng trung thực thì sớm muộn gì công ty cũng bị thiệt hại.
Để tìm hiểu xem ứng viên có trung thực hay không, nhà tuyển dụng có xu hướng đặt những câu hỏi mở để có thêm thông tin thay vì chỉ đặt những câu hỏi có thể được trả lời bằng “có” hoặc “không”. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin thì nhà tuyển dụng càng có cơ sở để đánh giá về mức độ trung thực của bạn. Nếu bạn cung cấp thông tin chi tiết thì khả năng bạn nói phóng đại sẽ thấp hơn. Nếu câu trả lời giống như được ghi nhớ hoặc không tự nhiên, nhà tuyển dụng có thể nghi ngờ bạn có điều gì đó không chân thành.
👉 Xem thêm: Bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn – Chìa khóa của HR
Luôn có trách nhiệm với công việc
Trách nhiệm trong công việc luôn là thái độ làm việc được đánh giá cao. Nếu bạn muốn phát triển trong bất kì môi trường làm việc nào thì hãy dồn hết tâm sức của mình để hoàn thành việc đó một cách tốt nhất, đừng bao giờ chỉ làm việc để đủ số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
Bạn nên nhớ rằng chỉ khi cố gắng hết khả năng của mình bạn mới có thể nhận được kết quả xứng đáng. Trong lúc bạn đang cố gắng tìm tòi, nghiên cứu cách để làm tốt công việc thì kỹ năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao. Có thể bạn chưa biết, thái độ, trách nhiệm trong công việc sẽ phản ánh trực tiếp đến con đường thăng tiến của bạn.
Sự cầu tiến có thể thể hiện ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Ví dụ, một email ứng tuyển được viết tỉ mỉ và cẩn thận và thể hiện trách nhiệm của bạn với chính công việc của mình hơn so với ứng viên ứng chuyển chỉ đính kèm CV trong email với nội dung sơ sài.
Biết lắng nghe
Lắng nghe là một trong những tiêu chí tuyển dụng quan trọng mà các công ty không nên bỏ qua. Và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các cuộc thảo luận và cách họ giải quyết tình huống của mình trong buổi đầu phỏng vấn.
Những người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là mảnh ghép mà mọi doanh nghiệp cần tìm kiếm và lưu giữ. Trong một nhóm, những người biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi người thường sẽ ở lại làm việc với doanh nghiệp lâu hơn.
Thái độ làm việc tích cực
Khi làm việc ở bất kì môi trường nào, mỗi người đều có những lúc thấy thất bại và bất lực. Những người có tinh thần tích cực sẽ lựa chọn vượt qua sự bất lực để gặt hái thành công sớm hơn. Do đó, nhà tuyển dụng rất coi trọng những thái độ làm việc này.
Để biết được nhân viên có thái độ này hay không, nhà tuyển dụng thường sẽ đặt ra một vài tình huống gặp phải trong quá trình làm việc. Việc của bạn là thông qua những tình huống đó để đưa ra lợi thế của bạn và cơ hội tích cực được tạo ra từ đó. Bạn phải cho họ thấy rằng, mình là một người tự tin, có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong công việc.
Cả thái độ và trình độ đều quan trọng. Tuy nhiên, để có cơ hội trở thành một nhân viên giỏi, trước hết, bạn phải trở thành một ứng viên có thái độ tốt nhé!
👉 Xem thêm: 7 cách duy trì trạng thái tinh thần tích cực cho nhân viên trong đại dịch COVID-19
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)