Chế độ kế toán là gì? Các chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất

Đánh giá post

Một doanh nghiệp hoạt động đúng quy định pháp luật cần chọn và tuân thủ đúng chế độ kế toán. Vậy chế độ kế toán là gì? Làm sao để xác định được doanh nghiệp nên chọn chế độ kế toán nào cho chuẩn xác? Cùng tìm hiểu với những kiến thức và thông tin bổ ích được JobsGO chia sẻ dưới đây nhé!

1. Chế độ kế toán là gì?

Chế độ kế toán được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, nó đưa ra những hướng dẫn, quy định cụ thể cho một số công việc hoặc một lĩnh vực kế toán nhất định.

Chế độ kế toán là gì?
Chế độ kế toán là gì?

Doanh nghiệp cần phải chọn đúng chế độ kế toán, sau đó tuân thủ theo những chuẩn mực, quy định của chế độ đó đưa ra. Từ đó nhân viên kế toán sẽ thực hiện các nghiệp vụ kế toán đúng với chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký.

>> Xem thêm: Mô tả công việc kế toán

2. Các chế độ kế toán

Tên chế độ kế toán Đối tượng áp dụng Văn bản pháp luật
Chế độ kế toán doanh nghiệp Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế. Thông tư 200/2014/TT-BTC, thay thế quyết định 15/2006/QĐ-BTC và thông tư 244/2009/TT-BTC.
Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế, trừ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, hợp tác xã, công ty đại chúng, liên hiệp hợp tác xã. Thông tư 133/2016/TT-BTC, thay thế quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ, không cần có kế toán trưởng, được phép sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài. Thông tư 132/2018/TT-BTC
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp tự lập tài chính, hoặc các đơn vị tổ chức khác không sử dụng ngân sách nhà nước). Thông tư 107/2017/TT-BTC
Chế độ kế toán cho bảo hiểm tiền gửi tại VN Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm trụ sở chính của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các đơn vị trực thuộc (chi nhánh). Thông tư 177/2015/TT-BTC

>> Xem thêm: Kế toán lương bao nhiêu?

3. Cách lựa chọn chế độ kế toán

Doanh nghiệp cần xác định đúng quy mô của mình để chọn chế độ kế toán áp dụng phù hợp. Chẳng hạn như doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ sẽ được xác định là:

chế độ kế toán doanh nghiệp
Cách lựa chọn chế độ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ:

    • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng có tổng doanh thu không quá 3 tỷ đồng/năm, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội dưới 10 người/năm.
    • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có doanh thu dưới 10 tỷ đồng/năm và số lao động tham gia bảo hiểm dưới 10 người/năm.

Doanh nghiệp nhỏ:

    • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng có doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm và số lao động tham gia bảo hiểm không quá 100 người/năm.
    • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm, số lao động tham gia bảo hiểm không quá 50 người/năm.

Doanh nghiệp vừa:

    • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng có doanh thu không quá 200 tỷ đồng/năm và số lao động tham gia bảo hiểm không quá 200 người/năm.
    • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm và số người tham gia bảo hiểm không quá 100 người/năm.

Dựa vào thông tin trên, bạn có thể xác định được quy mô của doanh nghiệp mình để chọn đúng chế độ kế toán như đã chia sẻ ở phần “các chế độ kế toán” ở trên để áp dụng. Đồng thời, việc hiểu rõ về các tài khoản kế toán cũng rất quan trọng để đảm bảo quản lý tài chính một cách hiệu quả.

>> Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán

4. Cách thay đổi chế độ kế toán

Doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thay đổi chế độ kế toán cần làm đúng theo quy định tại điều 3 trong thông tư 133. Theo đó, doanh nghiệp cần thông báo về sự thay đổi chế độ kế toán với cơ quan thuế quản lý, khi bắt đầu năm tài chính mới cần thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu.

chế độ kế toán áp dụng
Cách thay đổi chế độ kế toán

Hồ sơ thay đổi chế độ kế toán gửi lên cơ quan thuế quản lý gồm có:

  • Tờ khai mẫu số 8 (TT 95/2016/TT-BTC)
  • Điền tờ khai và in thành 2 bản, sau đó có đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật.

Các bạn cần đem hồ sơ nộp bản cứng tại bộ phận cửa 1 của cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp giữ lại bản xác nhận tiếp nhận tờ khai. Sau khi nộp và nhận được thông báo thay đổi chế độ kế toán trên hệ thống thông tin doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp có thể bắt đầu hạch toán theo chế độ kế toán mới cho năm tài chính mới.

>> Xem thêm: Tìm việc làm kế toán trưởng

5. Quy định xử lý doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán

Doanh nghiệp chọn sai chế độ kế toán áp dụng sẽ bị xử phạt theo nghị định số 41/2018/NĐ-CP. Mức phạt áp dụng từ 10 – 20 triệu đồng cho cá nhân, còn tổ chức sẽ có mức phạt gấp đôi.

Đối với tổ chức vi phạm sẽ có 2 mức phạt cụ thể như sau:

  • Sử dụng mẫu báo cáo tài chính khác quy định của chế độ kế toán (trừ trường hợp đã được BTC chấp nhận) sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
  • Hành vi lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng theo chế độ kế toán đã đăng ký bị xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng.

Như vậy, bài viết trên của JobsGO đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích nhất về chế độ kế toán. Hy vọng nó sẽ giúp bạn chọn đúng chế độ kế toán để đăng ký cho doanh nghiệp của mình. Để tìm việc làm kế toán nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng hơn, hãy đến với JobsGO.vn nhé! Nếu bạn còn thắc mắc về sổ kế toán là gì, hãy tham khảo thêm thông tin để nắm rõ khái niệm và vai trò của nó trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: