Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân trong bài viết sau đây sẽ giúp ứng viên thêm phần tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng. Để nắm rõ câu hỏi cùng cách trả lời độc đáo, hãy cùng JobsGO tìm hiểu ở nội dung này nhé.
Mục lục
- Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân
- Câu 1: Lý do gì khiến bạn ứng tuyển vào vị trí lễ tân?
- Câu 2: Bạn có biết lễ tân đóng vai trò gì trong tổ chức không?
- Câu 3: Để trở thành một lễ tân chuyên nghiệp, bạn cần có phẩm chất gì?
- Câu 4: Khả năng ngoại ngữ của bạn đang ở mức độ nào?
- Câu 5: Bạn thường gặp những khó khăn gì với nghề này?
- Câu 6: Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ làm tại công ty bao lâu?
- Câu 7: Là một nhân viên lễ tân bạn sẽ làm gì để theo kịp môi trường làm việc nhịp độ nhanh?
- Các tình huống của nhân viên lễ tân cần xử lý
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân
Trong buổi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi để khai thác, tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Với vị trí lễ tân, nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì?
Câu 1: Lý do gì khiến bạn ứng tuyển vào vị trí lễ tân?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng đang muốn thăm dò mức độ quan tâm, yêu thích công việc của bạn. Vì thế chắc chắn bạn nên thể hiện đam mê của mình một cách khéo léo, ấn tượng ngay từ giây phút đầu.
Ví dụ: “Lễ tân là công việc mà tôi ao ước ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nó giúp tôi thỏa mãn đam mê, rèn luyện kỹ năng mềm. Đặc biệt vị trí này còn có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định.”
Câu 2: Bạn có biết lễ tân đóng vai trò gì trong tổ chức không?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn xem trình độ hiểu biết cơ bản của ứng viên đến đâu. Không chỉ có vậy, dựa vào mỗi câu trả lời, họ còn đánh giá được bạn có nhận thức về trách nhiệm, vai trò đến đâu. Vì thế bạn có thể trả lời như sau:
“Tôi cho rằng bộ phận lễ tân là gương mặt đại diện của tổ chức. Chúng tôi đảm nhận vai trò tiếp đón khách hàng, giải quyết vấn đề khúc mắc cho khách hàng. Không chỉ vậy, chúng tôi còn có trách nhiệm đem lại sự thoải mái, tin tưởng nhất cho người dùng. Sự phục vụ chu đáo của bộ phận lễ tân giúp củng cố thương hiệu tổ chức.”
👉 Xem thêm: Nhân viên lễ tân: Việc có nhẹ? Lương có cao?
Câu 3: Để trở thành một lễ tân chuyên nghiệp, bạn cần có phẩm chất gì?
Thoạt đầu có vẻ bạn sẽ thấy câu hỏi này quá đơn giản. Thế nhưng nó lại chưa thật sự dễ đâu nhé. Câu hỏi được đưa ra chứng tỏ người hỏi đang muốn biết bạn có hiểu rõ về phẩm chất cần thiết với vị trí chưa? Đồng thời họ cũng ngầm hiểu rằng bạn đã có những phẩm chất gì?
Ví dụ: “Để làm được công việc này và trở thành một lễ tân chuyên nghiệp tôi nghĩ cần phải có kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, trung thực, linh hoạt trong giải quyết vấn đề và cả kỹ năng ngoại ngữ nữa.”
Câu 4: Khả năng ngoại ngữ của bạn đang ở mức độ nào?
Bạn nói được những thứ tiếng nào? Chúng ta đều biết vị trí lễ tân khách sạn cần đến khả năng ngoại ngữ lớn. Bên cạnh ngoại ngữ bạn biết, bạn còn phải cho nhà tuyển dụng thấy trình độ sử dụng đến đâu.
Trong câu trả lời bạn có thể nói thêm về một vài chứng chỉ cần thiết. Khi bạn thông thạo nhiều thứ tiếng thì câu trả lời không còn quá khó khăn. Vậy nếu trường hợp không biết ngoại ngữ, bạn nên trả lời sao?
Ví dụ: “Hiện nay khả năng ngoại ngữ của tôi còn khá hạn chế. Thế nhưng tôi lại có khả năng học, ghi nhớ nhanh. Đây có thể sẽ là cơ hội để tôi trải nghiệm và thử thách bản thân.”
👉 Xem thêm: Gợi ý trả lời câu hỏi: “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty?”
Câu 5: Bạn thường gặp những khó khăn gì với nghề này?
Mỗi công việc đều gặp phải khó khăn nhất định. Nhà tuyển dụng cũng muốn biết bạn có gặp rắc rối gì để dễ dàng phân công nhiệm vụ. Vì thế khi trả lời bạn cứ mạnh dạn chia sẻ, tuy nhiên cũng đừng để họ thấy bạn là người chịu áp lực kém.
Ví dụ: “Với công việc lễ tân tôi gặp khá nhiều khó khăn, thế nhưng vấn đề thường xuyên khiến tôi suy nghĩ đó là bàn giao giữa các ca với nhau và trực ca đêm.”
Câu 6: Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ làm tại công ty bao lâu?
Câu hỏi tưởng chừng quá dễ để đưa ra câu trả lời. Thế nhưng, bạn đừng vội vàng mà làm mất điểm nhé. Không một nhà tuyển dụng nào lại muốn ứng viên của mình trả lời con số cụ thể như: 1 năm, 3 năm hay 5 năm cả. Chính vì thế, bạn cần khéo léo khi đưa ra câu trả lời.
Ví dụ: “Tôi lựa chọn vị trí này, công ty này là vì đam mê với công việc lớn, vì một lộ trình phát triển rõ ràng. Đặc biệt tôi cũng rất muốn đóng góp vào sự phát triển chung bằng sự cố gắng của mình.”
Câu 7: Là một nhân viên lễ tân bạn sẽ làm gì để theo kịp môi trường làm việc nhịp độ nhanh?
Ở câu hỏi này, bạn có thể trả lời như sau:
“Môi trường làm việc của lễ tân rất áp lực, căng thẳng thế nhưng tôi nghĩ mình theo kịp được. Tôi sẽ cố gắng trau dồi khả năng đa ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ đồng nghiệp. Bằng sự nỗ lực, kiên trì của mình chắc chắn tôi sẽ theo kịp được.”
Các tình huống của nhân viên lễ tân cần xử lý
Trong buổi tuyển dụng trực tiếp này chắc chắn các bạn sẽ gặp phải câu hỏi tình huống lễ tân ngoại giao. Bạn cần hết sức bình tĩnh, giữ phong độ tốt giống như các câu hỏi lý thuyết trước. Hãy tham khảo ngay một số tình huống và cách xử lý sau:
Tình huống 1: Tại ca làm việc của bạn, có một vị khách đã to tiếng, phàn nàn rất nhiều về dịch vụ tại khách sạn. Bạn sẽ xử lý thế nào với vị khách này?
Cách xử lý: “Thưa ông, tôi biết hiện giờ ông đang rất bực tức. Thế nhưng chúng ta có thể ra một chỗ khác nói chuyện, tôi sẽ giúp ông giải quyết vấn đề đó. Vậy giờ ông có thể cho tôi biết ông không hài lòng về dịch vụ nào tại khách sạn ạ? Lý do gì khiến ông lại bực tức như vậy? Chúng ta hãy chia sẻ thẳng thắn với nhau, nếu lỗi ở phía khách sạn, chúng tôi sẽ xử lý và rút kinh nghiệm ngay lập tức.”
Là một lễ tân chuyên nghiệp, trong tình huống này bạn phải bình tĩnh, lắng nghe vấn đề họ gặp phải và đưa ra cách xử lý thỏa đáng nhất.
👉 Xem thêm: Lời khuyên dành cho những lễ tân khách sạn tương lai
Tình huống 2: Bạn sẽ xử lý thế nào nếu khách hàng bị mất đồ tại ca làm việc của mình?
Trường hợp này tương đối khó giải quyết, đôi khi khách hàng sẽ nghi ngờ chính bạn. Vì thế bạn không được vội vàng, hãy bình tĩnh xử lý.
Cách xử lý: “Xin lỗi quý khách, bà đã làm mất đồ vật gì vậy? Bà có nhớ rõ mình để ở đâu? Và phát hiện mất lúc nào hay không?”
Bên cạnh đó bạn cũng phải chấn an họ, sau đó thu thập một vài thông tin cần thiết như: Thời gian phát hiện mất, hình dáng, kích thước ra sao, những địa điểm đã đi,… Sau đó bạn có thể check camera để kiểm tra. Nếu món đồ đó giá trị lớn bạn nên báo cáo lại cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
Tình huống 3: Bạn sẽ làm như thế nào nếu có một vị khách không biết tiếng Anh mà bạn cũng không biết tiếng bản địa của họ?
Tình huống này khiến rất nhiều ứng viên lúng túng vì rơi vào thế bị động. Vậy cần phải làm gì để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn có tiềm năng?
Cách xử lý: Bạn hãy cố gắng quan sát cử chỉ, hành động, biểu cảm của khách hàng để phán đoán nhu cầu của họ. Trong trường hợp này bạn hãy cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh. Bởi ít nhiều họ đã có trang bị một số từ vựng cần thiết khi đi du lịch, chỉ là không thành thạo trong giao tiếp. Nếu như hai bên thật sự không hiểu ý nhau sau quá trình nỗ lực thì bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ đồng nghiệp.
Ngoài những câu hỏi trên bạn cũng cần tham khảo thêm cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn và những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn thường gặp.
Như vậy, JobsGO đã giúp bạn tổng hợp xong các câu hỏi phỏng vấn nhân viên lễ tân. Để thật sự lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng bạn cần trang bị thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Chúc bạn thành công!
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)