Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn online?

4.5/5 - (3 votes)

Hiện nay, các tổ chức doanh nghiệp có nhiều cách thức tiếp cận các ứng viên tài năng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp ngày càng tập trung tuyển dụng người phù hợp nhất, dù họ ở bất cứ địa điểm nào trên thế giới. Do đó, không lạ gì khi phương thức phỏng vấn online ngày càng trở nên phổ biến.

1.Phỏng vấn online là gì?

Phỏng vấn online là những cuộc phỏng vấn công việc diễn ra dưới hình thức gặp mặt qua mạng internet. Một số tổ chức chỉ phỏng vấn online bằng cách gọi điện nhưng phần lớn đều chuộng sử dụng video, điển hình là qua các ứng dụng công nghệ như Skype, Facetime, Zoom, Google Hangouts… Việc sử dụng internet để phỏng vấn đã khiến việc các tổ chức doanh nghiệp tiếp cận ứng viên tài năng dễ dàng hơn bao giờ hết.

2. Ưu và nhược của phỏng vấn online

Việc phỏng vấn online còn nhiều mới mẻ nên chưa phải hình thức phỏng vấn được ưa chuộng của đa số. Thực tế, khách quan mà nói, so với những cuộc phỏng vấn trực tiếp thì hình thức phỏng vấn qua mạng có thể hiện một số lợi ích và bất cập nhất định.

Ưu điểm:

Giúp bạn tiết kiệm tuyệt vời về cả thời gian, chi phí và thủ tục chuẩn bị. Mở rộng nguồn ứng viên ứng tuyển. Doanh nghiệp nào cũng muốn tìm người có khả năng quản lý công việc nhất vè làm việc cho mình. Việc tổ chức các cuộc phỏng vấn qua skype giúp nhà tuyển dụng dễ dàng thu hẹp được nguồn ứng viên tiềm năng, tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp, nhanh chóng hơn với những ứng viên thích hợp chứ không chỉ trông chờ vào nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.

Linh hoạt và chủ động về thời gian, địa điểm. Điều này khá dễ hiểu bởi những cuộc phỏng vấn online không bị cố định vào một khung giờ nhất định. Cả hai bên, ứng viên và người phỏng vấn đều có thể lựa chọn thay đổi thời gian cho các cuộc phỏng vấn nếu có việc đột xuất. Ngoài sự linh hoạt về mặt thời gian, phỏng vấn online còn cho phép sự linh hoạt về lựa chọn địa điểm. Thay vì tiêu tốn thời gian đến tận nơi phỏng vấn, ứng viên có thể lựa chọn địa điểm, chỗ ngồi phù hợp nhất với bản thân.

Nhược điểm:

Người phỏng vấn không thể quan sát được ứng viên ở ngoài đời thực. Khi phỏng vấn online, người phỏng vấn sẽ bị hạn chế cơ hội quan sát những cử chỉ nhỏ của ứng viên, từ đó đi đến quyết định tuyển người hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp, công ty sử dụng hình thức phỏng vấn qua mạng bởi điều này thuận tiện hơn trong việc phỏng  vấn những người sống xa chứ họ không hề muốn loại bỏ hoàn toàn hình thức phỏng vấn mặt đối mặt.

Mặt khác, người phỏng vấn cũng không kiểm soát được những công cụ hoặc bất cứ ai tham mưu cho ứng viên tại thời điểm phỏng vấn. – Phỏng vấn online bị giới hạn ở những vùng sâu vùng xa. Không phải lúc nào người giỏi nhất cũng xuất hiện tại những thành phố lớn. Việc tín hiệu mạng hoạt động không tốt ở những vùng sâu vùng xa sẽ làm giảm bớt cơ hội tìm được việc làm phù hợp của những người sinh sống tại nơi đấy.

>>  Thấu hiểu – vũ khí chiến thắng trong mọi phỏng vấn xin việc

2. Cần chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn online?

Tải và làm quen với phần mềm:

Nếu nhà phỏng vấn yêu cầu bạn tải các phần mềm để phỏng vấn như skype hoặc zoom thì điều đầu tiên bạn nên làm là tải những phần mềm này về máy. Sau khi tải về, bạn nên tập làm quen trước với phần mềm để phòng ngừa những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn nhé.

Đặt tên user là tên thật của mình:

Một trong những điều tối kỵ nhất khi phỏng vấn online là bạn “lỡ” để nhà tuyển dụng thấy tên user là cobecodon hay chimsebietyeu. Để ngăn ngừa trường hợp đấy xảy ra, tốt nhất bạn nên để tên tài khoản là tên thật của mình. Điều này sẽ giúp bạn có phong thái chuyên nghiệp khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm và tìm lại hồ sơ của bạn  sau khi phỏng vấn.

Kiểm tra webcam:

Trong các cuộc phỏng vấn video, bạn nên check lại webcam đề xem hình mình lên có rõ không. Nếu webcam có vấn đề, bạn nên đem máy đi sửa trước khi quá muộn, hoặc nếu quá sát lịch, bạn có thể mượn máy một người thân có webcam tốt hơn.

Ăn mặc gọn gàng, lịch sự:

Dù phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online thì hình thức vẫn cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải đứng lên để đi lấy tài liệu, hoặc nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đứng lên. Khi đó, sẽ thật đáng xấu hổ nếu bạn mặc một chiếc áo gi lê và… quần đùi phía dưới. Khoác lên mình một bộ trang phục chỉnh chu sẽ khiến bạn muốn hành xử chính chu hơn. Đừng quên, phong thái tốt là điều cực kỳ quan trọng.

>>   Bí quyết chọn trang phục cho buổi phỏng vấn

Dọn dẹp nơi phỏng vấn:

Khi phỏng vấn online, bạn nên đảm bảo mọi thứ lọt vào khung hình đều có tính toán trước. Hãy nhìn xung quanh và cân nhắc xem liệu có bất cứ thứ gì lộn xộn sẽ hiện ra trên màn hình không. Nhà tuyển dụng rất dễ đánh giá bạn qua một số hành động nhỏ. Đừng khiến nhà tuyển dụng bị phân tâm bởi một căn phòng bừa bộn nhé.

Tránh nơi có tiếng ồn:

Ngoài trang phục lộn xộn, căn phòng bừa bộn, ứng viên cũng nên tránh nơi có tiếng ồn. Nếu khu nhà của bạn đang sửa chữa, bạn có thể đến một quán cà phê hoặc thư viện thành phố. Nếu ở trong phòng, hãy đảm bảo bạn sẽ không bị quấy rầy bởi người khác hay thú cưng. Hãy tắt chuông điện thoại, báo thức và thiết bị điện tử nào có thể làm gián đoạn buổi phỏng vấn.

Chuẩn bị giấy bút:

Bạn nên có sẵn giấy bút để ghi chép một số thông tin cần thiết hoặc giải đáp một số thắc mắc từ người phỏng vấn.

Chuẩn bị một bản CV mềm:

Một ứng viên thông minh nên chuẩn bị sẵn một bản CV  mềm trên bàn đề phòng trường hợp bạn cần chỉ đích danh các thông tin kinh nghiệm làm việc, số liệu ngày tháng năm, tên công ty, thành tích… của mình. Nếu bạn chưa có CV bản mềm thì có thể tạo CV ngay và tải CV xin việc docx trên JobsGO.

 

Tập biểu cảm trước webcam:

Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn thật, bạn hãy tập biểu cảm trước webcam trước. Hãy chú ý xem hình ảnh mình trên webcam đã tốt chưa và làm cách nào hình ảnh mình có thể tốt hơn. Một phong thái tốt sẽ khiến phần nội bạn trình bày trở nên hấp dẫn hơn.

Tìm hiểu thêm về

3. Quy trình phỏng vấn online

Quy trình phỏng vấn online không quá quá nhiều khác biệt so với phỏng vấn trực tiếp.

Bước 1: Giới thiệu người phỏng vấn và trình tự phỏng vấn.

Ở giai đoạn này, người phỏng vấn sẽ giới thiệu bản thân mình và quy trình của buổi phỏng vấn. Qua bước này, ứng viên sẽ có được những nhận định chủ quan ban đầu về tính cách, cá tính người hoặc từng người phỏng vấn mình. Nhờ đó, bạn cũng dễ dàng cảm nhận được bầu không khí của buổi phỏng vấn đang diễn ra.

Bước 2: Người phỏng vấn giới thiệu về doanh nghiệp và công việc cho ứng viên.

Người phỏng vấn sẽ không bỏ qua thông tin này với ứng viên. Là một nhân công tiềm năng cho công ti, bạn sẽ được biết những thông tin về doanh nghiệp, tới hoạt động của doanh nghiệp và công việc chính của bạn luôn là nội dung phỏng vấn chính. Nhưng dù sao, ứng viên cũng phải đã tìm hiểu về những thông tin này trước khi xuất hiện tại buổi phỏng vấn.

Bước 3: Người phỏng vấn bắt đầu đặt các câu hỏi phỏng vấn để làm rõ hơn thông tin trong hồ sơ của ứng viên.

Khi người phỏng vấn bắt đầu đọc CV và yêu cầu bạn nêu rõ kinh nghiệm, công việc của mình trong từng hạng mục, tức họ đang yêu cầu bạn làm rõ hơn các kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết cá nhân. Câu trả lời càng chi tiết, đúng trọng tâm, bạn sẽ càng gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Bước 4: Người phỏng vấn đặt thêm nhiều câu hỏi khác cho ứng viên (có thể là câu hỏi về hành vi hoặc cũng có thể là câu hỏi về tình huống).

Đây là bước để người phỏng vấn đánh giá cách bạn xử lý tình huống. Vì vậy, JobsGO khuyên bạn hãy thể hiện bản thân thật khéo léo sao cho người phỏng vấn thấy được bạn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu công việc ứng tuyển Bạn cần tránh trả lời vòng vo, lan man và không đi đúng vào trọng tâm câu hỏi. Như vậy sẽ rất dễ bị mất điểm.

Bước 5: Ứng viên đặt những câu hỏi mà mình thắc mắc, quan tâm.

Sau khi hết phần người phỏng vấn đặt câu hỏi, họ sẽ chờ đợi giải quyết những thắc mắc của bạn. Hãy biết đặt những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết, mối quan tâm của bạn với công ti. Tránh hỏi những câu lạc đề, không liên quan đến công ti hoặc vị trí công việc.

Bước 6: Kết thúc buổi phỏng vấn.

Sau khi kết thúc, người phỏng vấn sẽ tóm gọn lại tất cả những thông tin quan trọng cần thiết và thông báo với ứng viên về bước tiếp theo cần làm. >>  Bẫy phỏng vấn xin việc: “Em mong muốn mức lương bao nhiêu”?

 

4. Những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn online

5.1 Nhìn vào camera, không phải nhìn vào màn hình.

Khi mới bắt đầu phỏng vấn qua mạng, một số người có thể sẽ tập trung nhìn vào màn hình, chứ không phải camera. Hành động này tạo cảm giác bạn đang nhìn sang chỗ khác và không tập trung vào cuộc phỏng vấn. Nếu muốn duy trì eye-contact tốt, khiến người phỏng vấn có thiện cảm, bạn nên học cách nhìn thẳng vào camera nhé.

5.2 Tập trung vào người phỏng vấn

Đôi lúc trong khi phỏng vấn online, bạn sẽ dễ bị xao nhãng bởi tin nhắn điện thoại mới đến hoặc hình ảnh một đám trẻ con túm tụm ồn ào ngoài cửa sổ. Lời khuyên của JobsGO là hãy học cách làm lơ tất cả những thứ đó. Bất kể có chuyện gì diễn ra xung quanh, công việc của bạn vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.

5.3 Thể hiện phong thái chuyên nghiệp

Một số người không xem trọng phỏng vấn online như phỏng vấn trực tiếp. Đấy là một sai lầm đáng kể. Việc bạn thể hiện phong thái chuyên nghiệp khiến người phỏng vấn cũng cảm thấy được tôn trọng. Để thể hiện phong thái này tốt nhất, bạn nên mặc loại áo sơ mi phù hợp với môi trường văn phòng, tương phản tốt với màu da của bạn. Tránh những mẫu hoa văn có thể gây chói trên màn hình như hoa hay sọc màu sáng. Màu sắc quần áo có thể gây phân tâm đối với người đối diện khiến họ không tập trung được vào thông tin được chuyển tải trong suốt cuộc phỏng vấn.

5.8 Thể hiện thái độ tích cực

Phản ứng của bạn khi ngồi trước màn hình sẽ được nhận biết ở một mức độ khác với khi phỏng vấn trực tiếp. Đề bù đắp sự thiếu hụt cảm xúc như khi tương tác trực tiếp bạn phải tỏ ra nhiệt tình, hăng hái hơn và súc tích hơn trong những câu trả lời. Thêm nữa, bạn nên ngắn gọn và nên nhớ tốc độ trong phỏng vấn là rất quan trọng. >> Vì sao bạn trả lời phỏng vấn rất ổn mà vẫn trượt?

5.7 Bình tĩnh trước trục trặc kỹ thuật

Dù đã kiểm tra webcam và tín hiệu âm thanh, trục trặc kỹ thuật vẫn có thể xảy ra giữa quá trình phỏng vấn. Nếu “trục trặc kỹ thuật” tương đương với việc mất điện, bạn nên chủ động xin lỗi vì sự cố và hẹn đặt lại lịch phỏng vấn. Nếu trục trặc kỹ thuật liên quan đến máy móc và bạn không phải dân kỹ thuật, tốt nhất bạn nên hẹn đặt lịch lại sau khi đã đem máy tính đi sửa. Trên đời này chuyên gì cũng có thể xảy ra, quan trọng là bạn đối phó với chúng như thế nào mà thôi.

Trong thời đại các công ty đa quốc gia phát triển mạnh mẽ, việc người lao động sẵn sàng làm việc xa nhà hoặc ở nước ngoài cũng càng ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, hình thức phỏng vấn qua mạng cũng phát triển theo. Trên đây app tìm việc JobsGO đã giải đáp chi tiết hầu hết thắc mắc về hình thức phỏng vấn online. Hi vọng các bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về nó và không còn sợ hãi khi phải đối diện với người phỏng vấn quá màn hình vi tính nữa nhé!

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: