Top 10 cách deal lương khi phỏng vấn xin việc hiệu quả nhất

4.5/5 - (3 votes)

Nếu bạn không yêu cầu, bạn không thể nhận được mức lương xứng đáng. Chính vì vậy, đừng ngại áp dụng các cách deal lương khi phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng mà JobsGO giới thiệu dưới đây khi nhận được một lời đề nghị làm việc.

1. Deal Lương Là Gì?

Deal lương là gì?

Ta có cách giải thích sau:

  • “Deal” là từ tiếng Anh, có nghĩa là đồng ý hoặc giao dịch.
  • “Lương” là tiền công mà người lao động được nhận từ công việc của họ.

Như vậy, deal lương chính là quá trình mà ứng viên và nhà tuyển dụng thương lượng, đàm phán, đi đến sự đồng thuận về mức lương, chế độ đãi ngộ liên quan đến công việc tương xứng với năng lực cũng như mong muốn của ứng viên.

Mục đích của deal lương là cả 2 bên (nhà tuyển dụng và ứng viên) đều cảm thấy công bằng, hài lòng. Đối với ứng viên, việc deal lương đảm bảo họ được trả công xứng đáng cho kỹ năng, trình độ, đóng góp của mình. Đối với nhà tuyển dụng, nó giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân nhân tài.

2. Các Cách Deal Lương Khi Phỏng Vấn Xin Việc Hiệu Quả Nhất

2.1. Đánh giá giá trị của bạn

Bạn mang đến giá trị gì cho công ty?

Điều quan trọng là bạn phải biết chính xác bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng bao nhiêu giá trị trước khi bắt đầu quá trình thương lượng mức lương. Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn, chẳng hạn như:

  • Vị trí địa lý: Bạn có thể yêu cầu một mức lương cao hơn ở Hà Nội so với Hà Nam cho cùng một vị trí làm việc vì chi phí sinh hoạt ở Hà Nội cao hơn.
  • Số năm kinh nghiệm trong ngành: Nếu mô tả công việc yêu cầu 1 – 2 năm kinh nghiệm và bạn đáp ứng được yêu cầu cao hơn, bạn có thể đề xuất mức lương cao hơn.
  • Kinh nghiệm quản lý: Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng quản lý và bạn đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của họ, đó có thể là lý do để được trả lương cao hơn.
  • Trình độ học vấn: Các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các chương trình chuyên ngành có liên quan có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn tùy thuộc vào vai trò hoặc ngành nghề.
  • Trình độ ngoại ngữ: Bạn có thể đề xuất một mức lương cao hơn khi bạn có thành thạo ngoại ngữ. Sử dụng các yếu tố trên để giải thích lý do cho mức lương mong muốn của bạn là một kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng quan trọng bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi deal lương cho sinh viên mới ra trường

2.2. Nghiên cứu mức lương thị trường

Thông tin về mức lương thị trường giúp bạn giải thích lý do tại sao mức lương bạn đề xuất là hợp lý. Bạn có thể sử dụng công cụ Tra cứu lương của JobsGO để tìm hiểu về điều này. Công cụ này sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi những người tìm việc trên JobsGO.

Ngoài ra, bạn cũng nên trả lời những câu hỏi dưới đây khi nghiên cứu mức lương thị trường:

  • Mức lương trung bình cho vị trí bạn ứng tuyển tại Việt Nam là bao nhiêu?
  • Mức lương trung bình cho vị trí bạn ứng tuyển tại tỉnh/ thành phố bạn muốn làm việc là bao nhiêu?
  • Các công ty cùng lĩnh vực trả bao nhiêu cho nhân viên ở vị trí này?

Hãy truy cập Tra cứu lương của JobsGO để nhận thông tin hoàn toàn miễn phí về mức lương được cá nhân hóa dựa trên vị trí, ngành, kinh nghiệm của bạn.

2.3. Chuẩn bị các luận điểm của bạn

Chuẩn bị luận điểm để lý giải về mức lương bạn mong muốn

Khi bạn sắp tham gia buổi deal lương, bạn nên chuẩn bị một vài luận điểm để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhận mức lương cao hơn mức mà nhà tuyển dụng đang đề nghị?”.

Luận điểm càng cụ thể càng tốt và có thể bao gồm những thông tin sau:

  • Kết quả bạn đã đạt được trong quá khứ: doanh thu, giải thưởng. Nếu có thể, hãy sử dụng những con số thực tế.
  • Nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đặc biệt nếu bạn có nhiều kinh nghiệm hơn yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng hoặc chứng chỉ, đặc biệt nếu chúng có giá trị trong ngành của bạn.
  • Mức lương trung bình được cung cấp bởi các nhà tuyển dụng khác.

2.4. Diễn tập với một người bạn đáng tin cậy

Một trong những cách deal lương khi phỏng vấn xin việc mà bạn không thể bỏ qua là nói chuyện với một người bạn, một người đồng nghiệp đáng tin cậy. Thực hành các luận điểm của bạn có thể giúp bạn tự tin và xác định những điều cần cải thiện. Bên cạnh đó, họ có thể đưa ra những nhận xét hữu ích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể quay lại cuộc nói chuyện bằng điện thoại để xem lại hoặc tập nói trước gương.

Bước này đặc biệt quan trọng, vì nói về tiền bạc đôi khi khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nhưng càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái hơn khi deal lương với người tuyển dụng.

Xem thêm: Lương Net và lương Gross là gì? Nên nhận lương Net hay Gross?

2.5. Hãy tự tin

Cách deal lương khi phỏng vấn xin việc

Nói chuyện tự tin là khía cạnh quan trọng của nghệ thuật deal lương. Bạn càng thể hiện sự tự tin, nhà tuyển dụng sẽ càng tin tưởng vào phản hồi của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nhầm lẫn sự tự tin với sự kiêu ngạo và ý thức phóng đại về tầm quan trọng của mình.

Bên cạnh đó, thay vì giải thích quá nhiều cho mức lương mà bạn đề xuất (điều đó thể hiện việc bạn đang thiếu tự tin), bạn nên nói một cách ngắn gọn, đơn giản. Bạn chỉ nên giải thích khi được yêu cầu.

Hãy nhớ rằng bạn có thể mang đến nhiều giá trị tuyệt vời cho tổ chức. Mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra phải tương xứng với giá trị mà bạn cung cấp.

2.6. Deal lương với lòng biết ơn

Khi bạn đạt đến giai đoạn được mời làm việc, bạn có thể đã đầu tư rất nhiều thời gian và năng lượng để nộp đơn và phỏng vấn cho vị trí đó. Nhà tuyển dụng cũng đã đầu tư thời gian vào quá trình này. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải nhận ra điều này và cảm ơn họ vì đã cân nhắc cho bạn cơ hội. Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ bất kỳ lý do cụ thể nào khiến bạn hào hứng với công việc, chẳng hạn như văn hóa hoặc sản phẩm.

Ngay cả khi bạn cuối cùng từ chối đề nghị, điều quan trọng là phải làm điều đó một cách thân thiện và chuyên nghiệp. Rốt cuộc, bạn không bao giờ biết họ có thể có những cơ hội nào cho bạn trong tương lai.

2.7. Đề xuất lương cao hơn một chút so với mức mà bạn có thể chấp nhận

Đừng ngại đề xuất mức lương cao hơn (đừng cao hơn quá nhiều)

Một nguyên tắc cơ bản trong đàm phán lương là cung cấp cho nhà tuyển dụng một con số cao hơn một chút so với mục tiêu của bạn. Bằng cách này, nếu họ thương lượng xuống, bạn sẽ vẫn nhận được một lời đề nghị về mức lương mà bạn có thể chấp nhận.

2.8. Chuẩn bị cho những câu hỏi hóc búa

Các nhà tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm deal lương vì họ có nhiều cơ hội thực hành. Do đó, họ có sẵn những câu hỏi quan trọng, đôi khi “đáng sợ” để hỏi bạn. Điều quan trọng bạn cần làm là không để bị bối rối bởi những câu hỏi này và hãy trung thực.

Xem thêm: Cập nhật thông tin về bảng xếp hệ số lương theo nghị định 204

2.9. Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin

Nếu người mà bạn đang đàm phán có vẻ ngạc nhiên, phản ứng tiêu cực hoặc ngay lập tức từ chối mức lương mà bạn đề xuất, hãy cố gắng giữ tự tin và bình tĩnh. Bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi để tìm hiểu thông tin và tiếp tục cuộc trò chuyện.

Những câu hỏi bạn có thể nói khi deal lương bao gồm:

  • Mức lương của vị trí này được đưa ra dựa trên điều gì?
  • Bạn cần thông tin gì từ tôi để đưa ra quyết định?
  • Có những phụ cấp gì khác ngoài tiền lương không?

2.10. Đừng ngại tìm kiếm cơ hội mới

Tìm kiếm một cơ hội mới đôi khi là điều tốt hơn đối với bạn

Trong một số trường hợp, nhà tuyển dụng không thể đáp ứng được yêu cầu về mức lương tối thiểu của bạn hoặc không cung cấp các lợi ích bổ sung xứng đáng. Hoặc nhà tuyển dụng có thể đề nghị mức lương cao hơn đề nghị đầu tiên của họ nhưng không cao như yêu cầu của bạn. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải quyết định xem công việc có xứng đáng với số tiền thấp hơn hay không.

Nếu lượng công việc ít hơn, gần nhà hơn, hoặc bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn, bạn có thể cân nhắc nhận mức lương thấp hơn. Ngược lại, bạn nên tìm kiếm một cơ hội khác. Chấp nhận một mức lương không xứng đáng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu sau đó. Và kết quả là bạn có thể nghỉ việc chỉ sau 1 – 2 tháng. Điều đó chỉ khiến tốn thời gian của cả 2 bên.

3. Lưu Ý Khi Deal Lương Với Nhà Tuyển Dụng

Lưu ý khi deal lương với nhà tuyển dụng

Deal lương là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Bạn nên dành thời gian để nói về lý do tại sao cảm thấy mình cần nhận được mức lương cao hơn, tuy nhiên cũng nên tìm hiểu một số lưu ý khi deal lương với nhà tuyển dụng mà JobsGO sẽ liệt kê dưới đây:

3.1 Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng

Trước khi deal lương, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu kỹ mức lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển trên thị trường: điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về giá trị của công việc.

Tiếp theo, hãy đánh giá chính xác giá trị của bản thân dựa trên kinh nghiệm, năng lực và thành tích của bạn. Đừng quên chuẩn bị các ví dụ cụ thể về những đóng góp, thành công trong quá khứ, những điều này sẽ là thế mạnh để bạn thuyết phục, cho họ thấy tiềm năng của bạn.

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng này không chỉ giúp bạn tăng sự tự tin trong quá trình đàm phán mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn đối với công việc.

3.2 Đặt Ra Mục Tiêu Rõ Ràng

Hãy xác định cụ thể mức lương mong muốn của bạn, đồng thời cũng cân nhắc mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận.

Tuy nhiên, đừng chỉ tập trung vào con số lương cơ bản mà hãy cân nhắc thêm về đãi ngộ, phúc lợi, lương thưởng, cơ hội đào tạo và thăng tiến. Bằng cách đặt ra mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ có định hướng cụ thể trong cuộc đàm phán, tránh bị “đánh lừa” bởi các đề xuất không phù hợp từ phía nhà tuyển dụng, tăng khả năng đạt được nhu cầu của bạn về chế độ lương bổng.

3.3 Chọn Thời Điểm Phù Hợp Để Đàm Phán

Chọn đúng thời điểm để đàm phán lương là một nghệ thuật. Bạn không nên đề cập đến vấn đề lương quá sớm trong quá trình phỏng vấn, vì điều này có thể tạo ấn tượng rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền bạc hơn là công việc. Thay vào đó, hãy chờ đợi cho đến khi nhận được lời đề nghị chính thức từ nhà tuyển dụng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu thảo luận về lương bổng. Nếu được hỏi về kỳ vọng lương sớm trong quá trình phỏng vấn, hãy lịch sự đề nghị thảo luận vấn đề này sau khi bạn đã hiểu rõ hơn về vị trí công việc và trách nhiệm của nó. Bằng cách này, bạn có cơ hội thể hiện giá trị của mình, tăng khả năng nhận được đề nghị hấp dẫn hơn của các nhà tuyển dụng.

3.4 Hành Xử Chuẩn Mực

Bạn hãy luôn giữ thái độ tích cực và tôn trọng với nhà tuyển dụng ngay cả khi cuộc đàm phán trở nên căng thẳng. Bạn nên tránh sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp, tránh biểu lộ cảm xúc tiêu cực hoặc đưa ra bất kỳ hình thức đe dọa nào trong quá trình phỏng vấn. Hãy lắng nghe cẩn thận đề xuất của nhà tuyển dụng trước khi đưa ra phản hồi của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về quan điểm của họ mà còn thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp của bạn. Hành xử chuẩn mực sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn ngay từ đầu,  tăng cơ hội đạt được thỏa thuận có lợi cho bạn.

3.5 Biết Điểm Dừng Khi Deal Lương

Nếu nhận thấy bạn đã đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể thì nên kết thúc deal lương.. Tránh kéo dài đàm phán quá lâu vì điều này có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ với nhà tuyển dụng. Bằng cách biết khi nào nên dừng, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian, năng lượng cho cả hai bên mà còn thể hiện sự quyết đoán và tự tin về giá trị của bản thân.

4. Bí Quyết Deal Lương Dành Cho Từng Đối Tượng

Mỗi cá nhân, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và giai đoạn sự nghiệp của mình, sẽ cần áp dụng những chiến lược đàm phán khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Hiểu được điều này, JobsGO đã tổng hợp những bí quyết deal lương đặc biệt dành cho từng đối tượng cụ thể:

4.1 Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, việc deal lương có thể là một thách thức do thiếu kinh nghiệm thực tế. Vậy nên, cách deal lương cho sinh viên mới ra trường hiệu quả là tập trung vào trình độ học vấn và sự nhiệt huyết của mình.

Bạn nên dành thời gian nghiên cứu kỹ về mức lương khởi điểm trong ngành, chuẩn bị một CV hoặc portfolio kể về các dự án, thành tích học tập, kỹ năng bạn đã tích lũy trong quá trình học, các chứng chỉ đã đạt được. Ngoài ra, hãy thể hiện tinh thần cầu tiến, sàng học hỏi và phát triển trong công ty. Thay vì chỉ tập trung vào lương cơ bản, bạn cũng nên quan tâm đến các cơ hội đào tạo, phát triển kỹ năng cũng như lộ trình thăng tiến trong tương lai của doanh nghiệp.

4.2 Người Có Kinh Nghiệm Đang Chuyển Việc

Với những người đã có kinh nghiệm, đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới, bạn có lợi thế hơn trong việc deal lương. Cách deal lương khéo léo cho người có kinh nghiệm chính là chuẩn bị một bản tóm tắt chi tiết về những thành tích, đóng góp cụ thể của bạn tại các vị trí trước đây. Bạn cũng nên nghiên cứu kỹ về thị trường, mức lương cho vị trí tương tự của công ty mới cũng như đừng quên cân nhắc các yếu tố khác như vị trí địa lý, chi phí sinh hoạt, và các phúc lợi đi kèm.

4.3 Nhân Viên Đang Xin Tăng Lương

Nếu bạn là nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp và muốn xin tăng lương, cách deal tăng lương sẽ khác một chút:

Trước tiên, bạn nên chọn thời điểm thích hợp (ví dụ như sau khi hoàn thành xuất sắc một dự án lớn hoặc trong kỳ đánh giá hiệu suất định kỳ). Chuẩn bị một bản tổng kết chi tiết về những đóng góp, thành tích của bạn kể từ lần tăng lương gần nhất. Đặc biệt, bạn hãy nhấn mạnh vào những dự án thành công do bạn đảm nhận, kế hoạch và mục tiêu của bạn cho tương lai, cho thấy cam kết  gắn bó lâu dài với công ty.

5. Không Nên Nói Gì Khi Deal Lương?

Khi deal lương,có một số điều bạn nên tránh nói để không làm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những điều không nên nói khi deal lương mà JobsGO tổng hợp được:

  • “Tôi sẽ chấp nhận bất kỳ mức lương nào.”: Câu nói này sẽ cho thấy bạn không đánh giá cao giá trị của bản thân, rủi ro phải nhận offer lương thấp hơn mức xứng đáng với năng lực.
  • “Đây là lần đầu tôi deal lương.”: Bạn nên tránh thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong việc deal lương vì điều này có thể khiến nhà tuyển dụng lợi dụng tình huống, đưa ra những offer bất lợi cho bạn.
  • “Tôi cần công việc này vì đang gặp khó khăn tài chính”: việc chia sẻ về tình hình tài chính cá nhân có thể khiến bạn rơi vào thế yếu trong cuộc đàm phán.
  • “Mức lương hiện tại của tôi là…”: tránh tiết lộ mức lương hiện tại của bạn trừ khi bắt buộc. Thay vào đó, hãy tập trung vào giá trị bạn mang lại cho công ty cũng như  mức lương mong muốn ở vị trí mới.
  • “Đây là offer duy nhất tôi có”: ngay cả khi đây là sự thật, việc nói ra có thể làm vị thế của bạn giảm đi một bậc trong quá trình deal lương..
  • “Tôi biết ngân sách công ty đang hạn hẹp”: Bạn đừng tự giới hạn mình bằng cách đề cập đến các ràng buộc liên quan đến tài chính của công ty.
  • “Tôi không quan tâm đến các phúc lợi khác”: Việc bỏ qua chúng có thể khiến bạn mất đi cơ hội có được một thỏa thuận tốt hơn.
  • “Tôi cần thời gian để bàn với vợ/chồng/gia đình”: Mặc dù việc tham khảo ý kiến gia đình là quan trọng, nhưng nói điều này có thể tạo ấn tượng rằng bạn không có khả năng tự ra quyết định.
  • “Tôi biết tôi chưa đủ kinh nghiệm, nhưng…”: Đừng tự hạ thấp giá trị của mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn có thể mang lại cho công ty.
  • “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu được trả lương cao hơn”: Bạn sẽ tạo ấn tượng rằng bạn sẽ không làm việc chăm chỉ nếu không được trả lương cao, và đó không phải là điều nhà tuyển dụng muốn nghe.
  • “Tôi xứng đáng được trả lương cao hơn”: thay vì nói bạn xứng đáng, hãy chứng minh giá trị của bạn bằng cách đưa ra các ví dụ cụ thể về thành tích và kỹ năng của mình.
  • “Đây là offer cuối cùng của tôi”: Trừ khi bạn thực sự sẵn sàng từ bỏ việc deal lương hoặc chắc chắn rằng công ty đồng ý với yêu cầu về lương thưởng của bạn, đừng sử dụng câu này vì nó có thể dẫn đến bế tắc không cần thiết.

Deal lương là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Bằng cách dành thời gian để nói về lý do tại sao bạn cảm thấy mình cần nhận được mức lương cao hơn, bạn có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về giá trị mà bạn cung cấp. Như với bất kỳ kỹ năng mới nào, bạn càng thực hành nhiều, kinh nghiệm deal lương của bạn càng tốt hơn. Bằng cách áp dụng các cách deal lương khi phỏng vấn xin việcJobsGO giới thiệu, bạn có thể bắt đầu buổi deal lương một cách tự tin và nhận mức lương xứng đáng.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: