BOM là một thuật ngữ được nhắc thường xuyên ở lĩnh vực kinh doanh, sản xuất. Có thể nói BOM luôn gắn liền với các công việc kê khai, định mức các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Tuy nhiên, nếu như không làm việc trong ngành này, bạn sẽ rất khó hiểu rõ BOM là gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó trong bài viết sau nhé.
Mục lục
Tìm hiểu BOM là gì và những khái niệm liên quan
BOM là gì?
BOM là tên viết tắt của từ tiếng Anh “Bill of Material”, được hiểu là định mức nguyên vật liệu. Nó là tập hợp toàn bộ danh sách nguyên vật liệu, thiết bị lắp ráp, phụ tùng của các bộ phận với một số lượng nào đó để cung cấp cho dây chuyền sản xuất hoạt động hiệu quả.
Không chỉ có vậy, mỗi khi nhắc đến BOM thì người kinh doanh dùng nó để liên lạc với đối tác sản xuất hoặc có thể đưa ra con số cụ thể về khối lượng với một nhà máy. Một hóa đơn nguyên vật liệu như vậy sẽ được đi kèm với đơn hàng cụ thể.
BOM cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, ví dụ như: bom đặt hàng thiết kế, đặt hàng xây dựng, đặt hàng duy trì,… Tùy theo nhu cầu, mục đích kinh doanh mà việc sử dụng từng loại BOM cũng sẽ khác nhau.
Những khái niệm liên quan đến BOM
- Board of management là gì? Thuật ngữ này dùng để nói đến người thực hiện điều hành công ty. Nếu xét theo quy định pháp luật thì Board of Directors sẽ tương đương với vai trò của Hội đồng quản trị, trong khi đó Board of management chỉ có vai trò của một người giám đốc.
- Sap là gì? SAP được hiểu là một phần mềm đang được sử dụng phổ biến trong các công ty. Nó mang trên mình vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp. Chính vì thế mà có thể nói SAP là yếu tố không thể thiếu tạo nên thành công của người lãnh đạo. Cụ thể, phần mềm này cung cấp kế hoạch nguồn lực, ứng dụng quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý tài chính, quản lý sản phẩm,…
- Hệ thống MPS là gì? MPS có nghĩa đầy đủ là Master Production Scheduling, nó là thuật ngữ đang được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó thì MPS cũng được coi là một quá trình sản xuất quan trọng có thể thay cho kế hoạch sản xuất tổng thể. Hệ thống MPS sẽ thúc đẩy hoạt động của nhà máy, tăng khả năng tồn tại ảnh hướng đến lợi nhuận. Nó được cấu tạo từ những phần mềm và được chỉnh sửa thích hợp cho người sử dụng.
? Xem thêm: KCS là gì? Sự thật nghề KCS mà bạn muốn biết
BOM có ý nghĩa như thế nào trong việc sản xuất của doanh nghiệp?
Sau khi hiểu rõ hơn về BOM và những khái niệm liên quan bạn có biết BOM có ý nghĩa gì với việc sản xuất của doanh nghiệp không?
- Trên thực tế, khi có BOM sẽ giúp cho bạn quản lý nguyên vật liệu một cách dễ dàng và chính xác nhất.
- BOM giúp cho người dùng tính toán được các định mức chênh lệch, từ đó sẽ dự trữ được nguyên vật liệu cho từng đơn hàng.
- Khi có BOM bạn có thể phân tích được mức độ chênh lệch giữa yếu tố năng suất, định mức thực tế.
- Riêng với việc quản lý kho, nó có vai trò liên kết với nhiều tính năng khác nhau.
Phân loại các nguyên vật liệu BOM cho doanh nghiệp
mBOM
mBOM là một loại BOM được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn. Nó tổng hợp được rất nhiều lĩnh vực trong khâu đặt hàng. Đặc biệt, độ chính xác của mBOM sẽ phụ thuộc khá nhiều và lượng hàng đặt trong quá trình sản xuất. Chính vì thế mà doanh nghiệp sẽ duy trì được sự ổn định hàng hóa.
eBOM
Khác với mBOM thì eBOM đang được nhắc đến là một loại BOM kỹ thuật. Nó được dùng trong quá trình thiết kế sản phẩm và áp dụng rất nhiều công cụ như: Thiết kế máy tính, tự động hóa,…eBOM có liên kết chặt chẽ với sản phẩm ban đầu đúng như bản vẽ. Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì có rất nhiều eBOM được liên kết với nhau.
Production BOM
Production BOM là nền tảng tạo ra đơn hàng cần sản xuất. Nó có nhiệm vụ chính là liệt kê toàn bộ thành phần và những thành phần cần được lắp ráp cho sản phẩm riêng biệt. Cũng chính vì thế mà nhà sản xuất có thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh kèm với nhiều yếu tố như: giá cả, mô tả, số lượng,…
>>>Tìm hiểu thêm: Stakeholder là gì? Cách quản lý stakeholder hiệu quả?
Single-Level BOM
Riêng với Single-Level BOM được dùng trong các cấu trúc không phức tạp. Thông thường nó là tài liệu được liệt kê theo thứ tự hoặc chứa những bộ phận đã sử dụng trong khâu tạo ra thành phẩm. Đối với Single-Level BOM nó chỉ cho phép ứng dụng 1 cấp độ trong thành phần lắp các vật liệu.
? Xem thêm: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam – Những điều cần biết
Multi-Level BOM
Khi Single-Level BOM ứng dụng trong cấu trúc đơn giản thì Multi-Level BOM lại được sử dụng với công trình phức tạp. Cũng bởi nó có nhiều thành phần và được chia thành các mức độ lắp ráp khác nhau. Trong đó các vật liệu thô sẽ phải được liên kết với vật phẩm gốc (trừ cấp cao hơn).
>>>Tìm hiểu thêm: PCS là đơn vị gì?
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu BOM là gì và ý nghĩa to lớn của nó trong việc sản xuất. Rất mong rằng chia sẻ của JobsGO trên đây sẽ có ích với bạn.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)