Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có gì khác biệt?

Đánh giá post

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau do chúng đều có mối quan hệ mật thiết với quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, đây lại là hai khái niệm riêng biệt. Vậy điểm khác biệt đó là gì, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây. 

Khái niệm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp khác nhau ngay từ định nghĩa. Cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội là gì?

bảo hiểm xã hội việt nam
Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm xã hội là một khoản hỗ trợ trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo có thể phần nào hỗ trợ cho người lao động khi thu nhập họ giảm sút vì ốm đau, bệnh tật, tai nạn, hết tuổi lao động,… 

Theo đó, bảo hiểm xã hội rộng và bao gồm nhiều khoản trợ cấp khác nhau dành cho người lao động. Các khoản này cũng có sự khác biệt giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội dành cho cả người sử dụng lao động và người lao động theo quy định Bộ luật Lao động.

? Xem thêm: Quyền lợi của bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất năm 2021

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Khác với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là số tiền bảo đảm người lao động sẽ nhận được sau khi:

  • Mất công việc.
  • Chấm dứt công việc theo hợp đồng lao động mà chưa tìm được công việc khi đóng đủ bảo quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Với bảo hiểm thất nghiệp, số tiền bạn nhận được không chỉ là trợ cấp đơn thuần mà còn là trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.

? Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào?

Những điểm khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

Có rất nhiều điểm khác biệt giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, một số điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa hai loại bảo hiểm này là:

Điều kiện hưởng

Bảo hiểm xã hội

Những đối tượng thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Người làm việc ký hợp đồng lao động thời hạn từ 3 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức,…

Hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Là một trong những đối tượng này, bạn sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp khác nhau (ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất,…) của bảo hiểm xã hội khi đáp ứng điều kiện của từng chế độ.

Bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật bảo hiểm. Cụ thể, điều kiện đầu tiên là họ phải đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Công đoàn cơ sở. Kế đến, người đăng ký phải đóng đều đặn không ngắt nghỉ trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian đóng này phải diễn ra trước 24 tháng thất nghiệp mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

? Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Phương thức đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội 

Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể lựa chọn đóng hàng tháng, đóng 3 tháng một lần, đóng 6 tháng một lần, đóng 1 năm một hoặc 1 lần cho nhiều năm. Trong đó, với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người tham gia có thể lựa chọn hình thức:

  • Đóng hàng tháng tại đơn vị nơi mình công tác, ký kết hợp đồng lao động,… 
  • Hoặc đóng định kỳ đều đặn 3 tháng 1 lần, 6 tháng một lần,…

Bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ trích % lương hàng tháng và nộp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ dừng lại khi:

  • Hết thời hạn bảo hiểm
  • Người lao động tìm được công việc mới
  • Người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Người lao động ra nước ngoài định cư
  • Người lao động chết,…

Các chế độ được hưởng

Bảo hiểm xã hội

  • Chế độ ốm đau
  • Chế độ thai sản
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ tử tuất

Bảo hiểm thất nghiệp

  • Chế độ trợ cấp thất nghiệp
  • Chế độ hỗ trợ học nghề
  • Chế độ hỗ trợ tìm việc làm

? Xem thêm: Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?

Kết

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn có thể thấy được sự khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Và đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích tiếp theo.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên: